【kết quả bóng đá kawasaki】Xuất khẩu thủy sản: Vững thế tốp đầu
(CMO) 5 năm qua, Cà Mau tiếp tục là tỉnh đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm. Tổng sản lượng thuỷ sản 5 năm đạt 2,7 triệu tấn, bình quân tăng 3,7%/năm. Cùng với những nỗ lực đầu tư, xúc tiến và kết nối, đến nay vị trí tốp đầu của ngành tôm Cà Mau còn được củng cố ngày càng vững chắc hơn.
Diện tích nuôi tôm ở Cà Mau trên 280.000 ha, bằng 40% diện tích nuôi tôm của cả nước. Các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh mặt hàng tôm liên quan đến đời sống khoảng 70% dân số của tỉnh.
Sản phẩm tôm của Việt Nam đã có mặt trên thị trường hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Về năng suất nuôi tôm Việt Nam tuy chưa thể so với một số nước: Ecuador, Ấn Độ, nhưng về chất lượng tôm thì đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới. Thương hiệu tôm Việt Nam đang dần được xây dựng vững chắc nhờ điểm nhấn “tôm sinh thái”.
Tôm Cà Mau đã có mặt ở thị trường châu Âu, Hàn Quốc. Ảnh: Phong Phú |
Tỉnh Cà Mau với lợi thế rất lớn so với các tỉnh trong cả nước về phát triển nuôi tôm sinh thái đã phát huy rất tốt vai trò của mình. Với 3 mặt giáp biển được bảo bọc bởi diện tích rừng ngập mặn, tỉnh Cà Mau đang có gần 34.000 ha nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện có hơn 20.000 ha được công nhận tôm sinh thái.
Loại hình nuôi tôm này không phải riêng tỉnh Cà Mau mới có, nhưng với việc tận dụng, quy hoạch và phát triển đúng hướng đã giúp tỉnh tạo ra ưu thế rất lớn để phát triển. Thực tế, nhiều doanh nghiệp chế biến tôm hàng đầu cả nước rất cần và đang sở hữu vùng nguyên liệu sạch này như Minh Phú, Camimex...
Phó tổng giám đốc Camimex Nguyễn Trọng Hà thông tin, Camimex nhiều năm qua trực tiếp sở hữu vùng nuôi tôm sinh thái gần 800 ha và hiện nay đã nâng diện tích nuôi tôm sinh thái của công ty đạt hơn 7.000 ha bằng hình thức đối tác với các hộ dân. Nhờ đó tạo được thế mạnh nguồn nguyên liệu sạch, tăng thêm uy tín thương hiệu trên thương trường quốc tế. Đơn vị còn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đạt chứng nhận sinh thái EU Organic, BIO SUISSE cho chuỗi sản phẩm tôm sinh thái.
Ngoài sản lượng tôm nuôi, mỗi năm Cà Mau còn thu hoạch hàng trăm ngàn tấn thuỷ sản do đội tàu khai thác hơn 4.000 chiếc mang về. Ảnh: PHONG PHÚ |
Việc quy hoạch phát triển nuôi tôm dưới tán rừng của các địa phương cùng với sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp đã giúp giá trị tôm Cà Mau không ngừng tăng lên. Không chỉ đơn giản là người dân được tăng thu nhập, doanh nghiệp có sản phẩm tôm sạch, chất lượng để xuất khẩu mà giá trị về bảo vệ môi trường đã giúp tôm sinh thái Cà Mau dần khẳng định vị thế.
Tỉnh đang hướng đến mục tiêu mở rộng việc chứng nhận tôm sinh thái lên toàn bộ diện tích khoảng 20.000 ha kết hợp trồng rừng trong năm nay. Ngoài ra, tôm sinh thái Cà Mau còn vùng nuôi đặc thù rất lớn với hàng chục ngàn héc-ta lúa - tôm.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Châu Công Bằng cho biết: “Tôm sinh thái là 1 trong 7 mặt hàng chủ lực của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và đã chứng minh được vị thế thời gian qua”.
Hiện Cà Mau có hơn 150.000 hộ nuôi tôm với nhiều hình thức khác nhau: thâm canh, công nghiệp, siêu thâm canh, lúa - tôm... và 20.000 công nhân đang làm việc trong 39 nhà máy của 29 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản. Tổng công suất sản xuất, chế biến của các nhà máy ước đạt trên 185.000 tấn/năm. Trong đó, có trên 10 doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt trên dưới 100 triệu USD/năm, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Theo Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau Dương Vũ Nam, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh nhiều năm qua bình quân 4%/năm; năng lực sản xuất không ngừng tăng lên, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chủ lực như chế biến thuỷ sản, sản xuất khí, điện, đạm, khí hoá lỏng. Trong đó, sản lượng chế biến hàng thuỷ sản (tôm) khoảng 135.000-145.000 tấn/năm.
Đặc biệt, thời gian qua, thị trường xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau có thêm niềm vui và hy vọng với Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức để sản phẩm thuỷ sản Cà Mau tiến sâu vào thị trường EU. Ông Dương Vũ Nam cho biết: “EU là thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng với 27 nước thành viên và dân số khoảng 500 triệu người. Đó là cơ hội rất lớn cho cả doanh nghiệp xuất khẩu và nguồn cung ứng nguyên liệu thuỷ sản”.
Camimex là 1 trong 8 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau đạt danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản uy tín năm 2019, do Bộ Công thương bình chọn cũng đang rất kỳ vọng vào hiệp định này. Ông Nguyễn Trọng Hà cho biết: “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực giúp Camimex được giảm thuế nhập khẩu về 0%, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu của đơn vị sang thị trường EU. Ngoài ra, tại thị trường Nhật Bản, việc Việt Nam gia nhập CPTPP cũng trợ lực lớn cho Camimex”.
Hiện Camimex đang xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường ngoài nước ổn định như châu Âu, Canada, Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Đông và châu Úc. Sản lượng xuất khẩu năm 2019 đạt trên 3,8 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 39,4 triệu USD. 9 tháng năm 2020 sản lượng xuất khẩu đạt 3,1 triệu tấn và giá trị xuất khẩu trên 42,2 triệu USD.
Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh khoảng 1,2 tỷ USD. Để đạt được kết quả đó, nhiều năm qua tỉnh đã hỗ trợ đẩy mạnh sự liên kết giữa sản xuất và phân phối trên thị trường thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, tạo cầu nối giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh nghiên cứu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Ông Dương Vũ Nam thông tin: “Giai đoạn 2016-2020, ngành công thương đã phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức hiệu quả các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp cùng phát triển”.
Trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau (chủ yếu là tôm) ước đạt hơn 783 triệu USD. Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Hà cho biết: “So với cùng kỳ năm 2019, mức xuất khẩu tôm của công ty dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng công ty vẫn duy trì lượng xuất khẩu sang các đối tác tương đối ổn định”./.
Ngoài nuôi tôm truyền thống, nuôi tôm sinh thái, Cà Mau đã và đang dần hình thành mô hình tôm siêu thâm canh. Năng suất nuôi đạt tỷ lệ thành công 80%, sản lượng đạt 70 tấn/ha/năm. Toàn tỉnh hiện có gần 2.000 ha nuôi tôm siêu thâm canh. Mô hình này tuy mới phát triển vài năm nhưng đã góp phần nâng sản lượng tôm của Cà Mau 5 năm qua đạt 2,7 triệu tấn, bình quân tăng 3,7%/năm. |
Phong Phú - Khánh Hưng
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người mẹ trầm cảm nghi sát hại con ở Hà Nội: Bệnh trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?
- ·Sau 1 tuần nhập cuộc Miss World, Hoa hậu Mai Phương thể hiện thế nào?
- ·Màn trình diễn áo tắm của Á hậu Ngọc Hằng tại Hoa hậu Liên lục địa 2023
- ·Hoa hậu Bích Hạnh làm giám khảo cuộc thi người mẫu nhí
- ·Toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ
- ·Bùi Quỳnh Hoa được dự đoán lọt top 5 tại Miss Universe 2023
- ·Trực tiếp Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2023
- ·Chung cư Oriental Westlake tiếp tục bàn giao sổ đỏ cho cư dân
- ·Tiêm kích J
- ·Cải cách tiền lương: 'Chính sách trả lương đang bình quân, cào bằng'
- ·Á hậu Việt Nam 1988 Nguyễn Thu Mai qua đời
- ·Bị đồn 'dao kéo', BTV Thụy Vân của VTV khẳng định: Gương mặt tôi là nguyên bản
- ·Thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ trình diễn trang phục mang tên 'Quốc Cơ – Quốc Nghiệp'
- ·Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay hỗ trợ ngành hàng không
- ·Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh hé lộ cuộc sống 'bỉm sữa' sau khi sinh quý tử
- ·Chung kết Miss Universe 2023: Bùi Quỳnh Hoa có cơ hội lọt top?
- ·Israel tấn công vào cơ sở dầu mỏ của Iran sẽ đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng
- ·Tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine chống COVID
- ·Hoa hậu Tiểu Vy khoe nét ma mị, bí ẩn với trang phục của NTK Lê Ngọc Lâm