【so ket qua net】Ngành Tài chính: Chung sức, đồng lòng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2014
Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Tài chính được tổ chức dưới hình thức họp trực tuyến với sự tham dự của 59 điểm cầu trên cả nước.
Hoàn thành trên các mặt công tác
Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp đã trình bày báo cáo Đánh giá công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- NSNN 6 tháng đầu năm, triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014. Trong đó nêu rõ, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành Tài chính đã nỗ lực phấn đấu, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Kết quả được thể hiện trên nhiều mặt công tác, như: Công tác xây dựng chính sách, pháp luật tài chính theo Chương trình công tác của Chính phủ; Tình hình triển khai thực hiện các giải pháp tài chính- NSNN theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; thực hiện dự toán thu, chi NSNN 6 tháng đầu năm 2014. Trong đó, kết quả nổi bật là công tác thu NSNN 6 tháng đầu năm.
Thu NSNN 6 tháng ước đạt 413,56 nghìn tỷ đồng, đạt 52,8% dự toán, tăng 15,8% mức thực hiện cùng kỳ năm 2013. Trong đó: Thu nội địa đạt 280,65 nghìn tỷ đồng, bằng 52,1% dự toán, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2013. Ước tính có 11/14 khoản thu, sắc thuế thu đạt tiến độ dự toán (từ 50% dự toán trở lên), trong đó có các khoản thu quan trọng như: Thu từ khu vực DNNN đạt 49,4%, thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 53,1%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 55,1%; thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đạt 55,5%...; chỉ có 3/14 khoản thu, sắc thuế thu thấp hơn yêu cầu tiến độ dự toán (dưới 50% dự toán). Một số khoản thu quan trọng tăng trưởng đạt khá, như: Thu từ vực DNNN tăng 33,4%, thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,4%, thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 10,7%...
Theo Bộ Tài chính, ước tính cả nước có 44/63 địa phương có số thu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên 50%). So với cùng kỳ năm 2013, có 49/63 địa phương thu cao hơn, 14 địa phương thu thấp hơn. Ngoài ra, thu từ dầu thô đạt 54,44 nghìn tỷ đồng, bằng 63,9% dự toán. Thu cân đối từ hoạt động XNK đạt 76,96 tỷ đồng, bằng 50% dự toán, tăng 27% cùng kỳ năm 2013. Khác với nhiều năm, năm nay tốc độ chi ngân sách thấp hơn thu ngân sách. 6 tháng đầu năm chi NSNN ước đạt 492,37 nghìn tỷ đồng, bằng 48,9% dự toán. Bội chi ước 78,81 nghìn tỷ đồng, bằng 35,2% mức bội chi Quốc hội quyết định đầu năm…
Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp nhấn mạnh, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, Bộ Tài chính đã tập trung triển khai và hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2014 đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao đến các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đảm bảo thời hạn theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan Thuế và Hải quan tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế và thu ngân sách tại các doanh nghiệp; phối hợp với các lực lượng chức năng đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại; qua đó đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm, gian lận, trốn lậu thuế.
6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính cũng tiếp tục quản lý chặt chẽ nợ công, nợ nước ngoài quốc gia, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia, trong đó: đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện vay, trả nợ năm 2013 và kế hoạch năm 2014; hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh năm 2014; phương án tái cơ cấu nợ gốc trái phiếu quốc tế; đã bố trí dự toán chi trả nợ đầu năm trình cấp có thẩm quyền, đảm bảo trả nợ đúng hạn theo cam kết...
Điểm cầu TP.Hồ Chí Minh. |
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng chỉ rõ 7 nhiệm vụ tài chính- ngân sách trọng tâm triển khai trong 6 tháng cuối năm 2014. Trong đó, tập trung: Thực hiện xây dựng các đề án, cơ chế chính sách trọng tâm năm 2014; đồng thời chủ động rà soát, tham mưu chương trình xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với thực tế của nền kinh tế; Thứ hai, tích cực thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh; Thứ ba, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2014; Thứ tư, thực hiện việc tăng cường kiểm soát thị trường, quản lý giá cả; Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; Thứ sáu, tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường hiện đại hóa và nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước của ngành Tài chính; Thứ bảy, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Nhiều địa phương lớn thu ngân sách vượt 50%
Tham luận tại Hội nghị từ điểm cầu Hà Nội và các điểm cầu khác trên cả nước, đại diện lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố cho biết dự toán thu NSNN 6 tháng đầu năm đều đạt kết quả khả quan.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, 6 tháng đầu năm Hà Nội thu ngân sách đạt 62.715 tỷ đồng, xấp xỉ 50% dự toán, tăng 5,8% so với cùng kỳ.
TP.HCM thu ngân sách đạt 125.619 tỷ đồng, đạt 55,5% dự toán, tăng 18,39% so với cùng kỳ, trong đó cả khoản thu nội địa và thu thuế từ hoạt động XNK đều đạt trên 55%.
TP. Cần Thơ 6 tháng đầu năm cũng đạt số thu khá, 3.800 tỷ đồng, đạt 53,8% dự toán.
Điểm cầu TP.Đà Nẵng. |
Bắc Ninh số thu ngân sách đạt 50% dự toán với số thu đạt 6.700 tỷ đồng.
Cũng tương tự, các địa phương: Hưng Yên đạt 56% dự toán; Quảng Nam thu ngân sách đạt 58,3% dự toán; Lạng Sơn đạt 58,2% dự toán; Đà Nẵng đạt 51,8% dự toán…
Theo nhận định từ các địa phương cho thấy, số thu đạt khá là do nền kinh tế tăng trưởng khả quan, các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường của Chính phủ đã phát huy tác dụng; công tác cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp…
Kết quả thực hiện dự toán ngân sách 6 tháng đầu năm được các địa phương nhận định là khá khả quan mặc dù tình hình còn nhiều biến động, khó khăn. Tuy nhiên, cùng chung nhận định, đại diện lãnh đạo các địa phương phát biểu tại Hội nghị đều cho rằng tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng cuối năm còn nhiều khó khăn, thách thức và biến động khó lường. Cho nên, dự báo việc triển khai dự toán ngân sách 6 tháng cuối năm là hết sức khó khăn, cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa để phấn đấu hoàn thành đạt và vượt dự toán được giao.
Bên cạnh đó, tham luận tại Hội nghị, lãnh đạo một số địa phương cũng kiến nghị những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để Bộ Tài chính và Chính phủ tiếp tục tháo gỡ trong thực hiện nhiệm vụ những tháng cuối năm. Nhiều vấn đề được các tỉnh, thành phố đề nghị tháo gỡ liên quan đến: Quỹ Bảo lãnh tín dụng, tái cơ cấu DNNN, quỹ bảo trì đường bộ, xác định giá trị đất…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, những kết quả đạt được của ngành Tài chính 6 tháng đầu năm là hết sức ấn tượng. Trên các mặt công tác, ngành Tài chính đều có những kết quả tốt đẹp, trong đó phải kể đến việc hoàn thiện thể chế. 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã hoàn thành 17 Đề án thuộc chương trình công tác 6 tháng đầu năm; đồng thời đã ban hành theo thẩm quyền được phân cấp trên 30 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn; trong đó Quốc hội vừa qua đã thông qua Luật Hải quan (sửa đổi) và đang xem xét cho ý kiến Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh do Bộ Tài chính trình.
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cũng đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong công tác thu hồi nợ đọng, chống chuyển giá, qua thanh tra, kiểm tra đã thu và xử lý được trên 17 nghìn tỷ đồng nợ thuế.
Quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Phát biểu và chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh biểu dương những kết quả đạt được của ngành Tài chính 6 tháng đầu năm. Theo Phó Thủ tướng, kết quả tài chính- ngân sách 6 tháng đầu năm đã có những tiến bộ vượt bậc so với năm 2013, tạo sự chủ động trong điều hành kinh tế- xã hội của Chính phủ nói chung.
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh một số mặt công tác và 8 nhiệm vụ trọng tâm ngành Tài chính cần triển khai trong những tháng cuối năm (Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Báo Hải quan lược ghi trên “haiquanonline.com.vn”).
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Ngành Tài chính xin hứa với Phó Thủ tướng sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương quán triệt và thực hiện tốt những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.
Bộ trưởng đề nghị CBCC toàn ngành Tài chính quán triệt, triển khai thực hiện ngay các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị và các giải pháp đề ra trong Báo cáo của Bộ Tài chính.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị chức năng của ngành Tài chính tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu tại hội nghị để nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách, quyết liệt triển khai thực hiện.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và có những diễn biến khó lường, nhiệm vụ của ngành Tài chính trong giai đoạn hiện nay là rất lớn và nhiều thách thức; tuy nhiên ngành Tài chính sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, cùng nhau chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính- ngân sách được giao.
Đến tháng 6-2014, cơ quan Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra gần 21 nghìn doanh nghiệp, đạt xấp xỉ 30% kế hoạch năm, tăng 64,3% so với cùng kỳ năm 2013; với tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra trên 4 nghìn tỷ đồng, tăng 80,8% so với cùng kỳ; giảm khấu trừ là 313,5 tỷ đồng, tăng 29% so cùng kỳ; tổng số giảm lỗ khoảng 6,48 nghìn tỷ đồng, tăng 250% so cùng kỳ; số tiền thuế nộp vào ngân sách là 2,56 nghìn tỷ đồng, đạt 62,3% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra và tăng 48,7% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, đã thu và xử lý được trên 17 nghìn tỷ đồng nợ thuế tại thời điểm 31-12-2013 chuyển sang năm 2014, đạt 29% tổng số nợ. Cơ quan Hải quan, thông qua hệ thống quản lý rủi ro, đã thực hiện kiểm tra sơ bộ đối với trên 1,3 triệu tờ khai (chiếm 61,4% tổng số tờ khai), kiểm tra chi tiết đối với 610 nghìn tờ khai (chiếm 27,8% tổng số tờ khai) và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với 237 nghìn tờ khai (chiếm 10,8% tổng số tờ khai); đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 8,9 nghìn vụ việc vi phạm, với trị giá hàng hóa khoảng 146 tỷ đồng. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·6 xe ô tô Uber, Grab đi vào phố cấm bị phạt 8,4 triệu đồng
- ·Hải quan giải đáp các vướng mắc, tạo thuận lợi doanh nghiệp FDI vượt qua dịch Covid
- ·Hải quan Nghệ An thực hiện thông quan trong điều kiện có dịch Covid
- ·Viettel tiếp tục nhận giải ‘Nơi làm việc tốt nhất châu Á’
- ·Bị CSGT dừng xe, hành khách bất ngờ nhảy xuống ruộng tháo chạy
- ·Ngành Thuế đôn đốc thu hồi, giảm nợ đọng thuế
- ·Giá vàng hôm nay 6/8: Vàng 'quay xe' đồng loạt giảm mạnh
- ·Hải quan Nghệ An thực hiện thông quan trong điều kiện có dịch Covid
- ·Điểm thi cao bất thường: Có những thông tin chưa thể tiết lộ
- ·Đan Mạch và Việt Nam thảo luận lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
- ·Ngành Đường sắt tăng cường 130 chuyến tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
- ·Shark Bình và những phát ngôn, thương vụ đầu tư đình đám
- ·Cục Thuế Bình Định cán đích dự toán thu ngân sách được giao
- ·PC Hà Nam: Đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn
- ·TP. HCM: Bắt quả tang 9x dùng xe oto vận chuyển hơn 2.000 cây thuốc lá lậu
- ·Những điểm mới đáng chú ý về khai, nộp thuế theo quy định mới
- ·Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật 19 cụm công nghiệp
- ·Kiến nghị cho phép thực hiện thủ tục kiểm dịch qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Lại ‘gây bão’ thị trường Việt trong tháng 8, Toyota Innova có gì nổi bật?
- ·Hải quan KCX và KCN Hải Phòng: Đảm bảo phòng dịch, kim ngạch tăng gần 4 tỷ USD