会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả celaya】Chiến lược khôn ngoan của Apple trước sức ép căng thẳng của các cơ quan quản lý độc quyền!

【kết quả celaya】Chiến lược khôn ngoan của Apple trước sức ép căng thẳng của các cơ quan quản lý độc quyền

时间:2024-12-24 01:01:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:823次

Chiến lược khôn ngoan của Apple trước sức ép căng thẳng của các cơ quan quản lý độc quyền

Selina Nguyễn

Đâu là cách mà "quả táo khuyết" đã lên sẵn để bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình?ếnlượckhônngoancủaAppletrướcsứcépcăngthẳngcủacáccơquanquảnlýđộcquyềkết quả celaya

Tuần vừa rồi, Apple liên tục thực hiện một số thay đổi các quy tắc trên App Store khiến nhiều người bất ngờ. Đây phải chăng là chiến lược đầy khôn ngoan của gã khổng lồ công nghệ Mỹ khi bị các cơ quan quản lý độc quyền “sờ gáy”.

Thay đổi này của Apple cho phép một lượng lớn các công ty có thể tiếp cận nền tảng ứng dụng với mức hoa hồng thấp hơn so với trước đây cũng như có thể sử dụng phương thức thanh toán của một bên thứ 3.

Tác động của các cơ quan quản lý sẽ khiến Apple điều chỉnh mức thu phí hoa hồng xuống mức tối thiểu 15%.

Đây là nước cờ khôn ngoan mà "quả táo khuyết" đã lên sẵn để bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình, đồng thời tự thiết lập các điều khoản tài chính riêng đối với các nhà phát triển phần mềm.

Trên thực tế, khoản phí 30% hoa hồng trên tổng doanh thu của mỗi ứng dụng vẫn chưa hề thay đổi trong suốt nhiều năm qua, bởi đây là một trong những nguồn doanh thu lớn nhất của App Store. Năm ngoái, kho ứng dụng này đạt tổng doanh thu tới hơn 64 tỷ USD.

Chuyên gia phân tích Samik Chatterjee của JPMorgan cho biết, tác động của các cơ quan quản lý sẽ khiến Apple điều chỉnh mức thu phí hoa hồng xuống mức tối thiểu 15%.

Những động thái điều chỉnh này lại không hề gây ra những tổn thất tài chính đáng kể nào cho Apple. Ngược lại, việc hạ mức thu phí hoa hồng xuống 15% sẽ giúp gã khổng lồ giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường cũng như hạn chế chỉ trích, cáo buộc của các cơ quan quản lý trong nhiều vụ kiện đang diễn ra.

Từ những vụ kiện gây tranh cãi 

App Store đã từng vấp phải tranh cãi kể từ khi ra mắt vào năm 2008. Một năm sau, Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) đã thăm dò công ty về việc họ từ chối phê duyệt ứng dụng Google Voice.

Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple tại vụ kiện liên quan đến Epic Games hồi tháng 5/2021.

Hiện tại, có nhiều áp lực pháp lý hơn từ các quốc gia và nhà phát triển trên khắp thế giới khiến Apple phải thay đổi nhiều quy tắc hơn. Gần đây, Apple đã thực hiện một số nhượng bộ vì thỏa thuận trong vụ kiện tập thể đối với các nhà phát triển ở Mỹ và thỏa thuận với Ủy ban thương mại của Nhật Bản.

Những điều chỉnh đó cho phép các công ty như Match Group của Spotify và công ty mẹ của Tinder cắt giảm 30% tổng doanh thu của Apple, giải quyết khiếu nại trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngoài ra, Apple cũng giảm mức phí xuống còn 15% cho ứng dụng tin tức tham gia vào Apple News.

Các quan chức của Apple cho biết, đây là những thay đổi có ý nghĩa nhằm giải quyết các mối lo ngại từ các nhà sản xuất phần mềm.

Một số đối thủ của Apple lại cho rằng, gã khổng lồ công nghệ đang áp dụng chiến lược "chia để trị" theo từng phân khúc sản phẩm khác nhau trên App Store. Điều này sẽ giúp công ty có thể dễ dàng vượt qua án phạt khổng lồ sắp tới.

“Chiến lược của Apple là tạo ra các giao dịch đặc biệt cho phân khúc khác nhau”, Tim Sweeney, Giám đốc điều hành của Epic Games, trả lời phỏng vấn trên CNBC, đáp lại việc nhượng quyền ứng dụng tin tức của Apple.

Lịch sử Apple thay đổi các quy tắc trên Apple Store

Năm 2009:Apple không chấp nhận Google Voice và đã bị FCC điều tra

Ban đầu công ty lập luận rằng họ có quyền từ chối cả ứng dụng riêng lẻ và toàn bộ danh mục có liên quan, nhưng sau đó đã nhượng bộ và phê duyệt ứng dụng này vào năm 2010.

Năm 2011: Apple tạo ra bộ "quy tắc dành cho người xem"

Tháng 2, Apple bắt đầu thắt chặt quyền kiếm soát của mình bằng cách yêu cầu các ứng dụng như Kindle cung cấp dịch vụ mua nội dung trong ứng dụng và giá phải phù hợp với mức quy định theo từng khu vực.

4 tháng sau, chính sách này đã bị đảo ngược. Theo đó, hãng không yêu cầu cung cấp mua hàng trong ứng dụng và nếu một công ty nào làm như vậy, họ có thể chuyển cho khách hàng chi phí mà Apple cắt giảm 30%.

Năm 2016: Apple giảm mức phí đăng ký cho năm thứ 2 xuống còn 15%

Spotify đã công khai thách thức Apple về khoản phí hoa hồng 30% đối với việc đăng ký trong ứng dụng, sau đó hãng táo cắn dở đã giảm mức phí xuống 15% trên tổng doanh thu kể từ năm thứ 2 trở đi.

Năm 2019: Apple hỗ trợ các ứng dụng giúp phụ huynh kiểm soát trẻ em và giới thiệu về quy trình kháng nghị mới.

Năm 2020: Apple giảm mức phí xuống 15% cho các công ty và nhà phát triển ứng dụng nhỏ lẻ.

Đây là sự thay đổi lớn nhất của Apple khi giảm mức hoa hồng từ 30% xuống 15% cho các công ty sản xuất phần mềm nhỏ lẻ. Tuy nhiên điều này chỉ diễn ra sau khi Apple không giành được lợi thế trong một vụ kiện liên quan đến phí hoa hồng trên App Store.

Năm 2021: Apple giảm tới 15% cho các ứng dụng tin tức tham gia Apple News, cho phép các nhà phát triển hướng người dùng đến các hệ thống thanh toán thay thế.

Không thể phủ nhận rằng việc Apple hạ mức hoa hồng xuống thấp sẽ giúp cho Apple Store ngày càng mở rộng hơn nữa trong tương lai, mang lại nguồn doanh thu to lớn cho công ty. 

Tuy nhiên, vào tuần trước, một đạo luật đã được thông qua tại Hàn Quốc nhằm chấm dứt nạn độc quyền nền tảng thanh toán trên App Store. Điều này cho thấy, Apple vẫn liên tục phải đối mặt với những mối lo ngại liên quan đến luật chống độc quyền của các cơ quan quản lý cũng như công ty phát triển phần mềm.  

推荐内容
  • Đáp án môn Toán mã đề 124 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
  • Hải quan TPHCM: Phát hiện hàng vi phạm  trị giá  trên 270 tỷ đồng
  • Cảnh báo nhầm lẫn khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển
  • Bắt 350 kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay hỗ trợ ngành hàng không
  • Nga hé lộ mục tiêu thật sự của giai đoạn 2 cuộc chiến ở Ukraine