【nhận định europa league】Thi trắc nghiệm sẽ không có chuyện mặc "áo trắng, áo vàng"
Tại phiên chất vấn các Bộ trưởng sáng nay (16/11),ắcnghiệmsẽkhôngcóchuyệnmặcáotrắngáovànhận định europa league ĐBQH Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắc Nông) chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: "Liên quan kỳ thi quốc gia, Bộ trưởng cho biết thi trắc nghiệm có ảnh hưởng gì đến chất lượng kỳ thi 2017, việc dạy và học cấp phổ thông? Bộ có biện pháp gì để tránh tiêu cực trong thi cử?".
ĐBQH Nguyễn Trường Giang
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: Thi là phương thức kiểm tra kiến thức và chúng ta có thể thi tự luận, trắc nghiệm. Việc kiểm tra kiến thức cơ bản phổ thông, vừa đảm bảo tính toàn diện vừa minh bạch, khách quan. Đặc điểm kỳ thi này là thí sinh rất đông, hàng triệu em, nên có nhiều hình thức thi.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: Phương thức nào cũng có cái hay và hạn chế. Và chúng ta lựa chọn và nên căn cứ theo điều kiện.
Về thi trắc nghiệm, Bộ trưởng cho biết, Bộ đã tham khảo rất kỹ ý kiến chuyên gia, lắng nghe rất nhiều phân tích rất kỹ và hình thức trắc nghiệm phù hợp với mục đích kỳ thi là đánh giá đại trà, với số lượng lớn, đảm bảo tính công khai, minh bạch… Phương thức này cũng đã thực hiện nhiều năm.
Bộ trưởng đưa ra dẫn chứng rất cụ thể là hiện các nước cũng làm như vậy như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trên nền tảng công nghệ. Đây là trắc nghiệm khách quan và chuẩn hoá, là phương thức tối ưu nhất. Hiện các trường đã thực hiện và cơ bản là rất tốt.
Về đổi mới phương án thi, Bộ trưởng cho biết: Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có từng bước đi, lộ trình, từng năm, từng bước. Đổi mới thi cử cũng có lộ trình từng năm, có tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. Theo tôi, cũng không có phương án thi nào tuyệt đối mà phải chọn phương án phù hợp nhất. Với phương hướng kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2017 và các bài thi minh họa, chúng tôi đã được công bố sớm...
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Thi trắc nghiệm không đi ngược với chủ trương tăng cường tính tích cực, năng động. Học sinh thường không bị ảnh hưởng bởi hình thức thi.
"Đối với thi tốt nghiệp, hàng triệu em dự thi trong thời gian ngắn, kiểm tra kiến thức toàn diện chứ không nghiêng về chuyên môn, đây là kỳ thi chung đảm bảo tính toàn diện, khách quan, trung thực, tránh tình trạng ứng thí, thi môn nào thì học môn đó.
Thi trắc nghiệm, về cấu trúc rất khoa học, không phải theo kiểu có biết hay không, mà nhiều câu hỏi suy luận, mang tính tư duy phản biện.
Theo người đứng đầu ngành Giáo dục, khi đổi mới phương án hay hình thức thi, những người trong ngành rất cân nhắc vì ảnh hưởng tới hàng triệu người. Đồng thời, ông cũng cho rằng, không có phương án tuyệt đối, chỉ có phương án tương đối ổn định phù hợp với tình hình. "Chúng ta không nên đưa 1 phương án đúng mãi cho nhiều năm" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nói về việc đưa môn Giáo dục Công dân và Lịch Sử vào thi trắc nghiệm, Bộ trưởng cho biết, riêng môn Lịch Sử từ ngày đưa vào thi trắc nghiệm được nhiều người lựa chọn hơn so với trước đây.
Thi trắc nghiệm, kiến thức chủ yếu tập trung vào lớp 12 chứ không phải trong 3 năm học cấp 3. Các câu hỏi chủ yếu được chắt lọc qua thực tiễn. Các cháu cũng rất thích vì nó có tính sáng tạo và minh bạch. Tôi muốn cử tri và đại biểu chia sẻ với ngành giáo dục về sự đổi mới này” – Bộ trưởng nói.
Tranh luận sau câu trả lời của Bộ trưởng Nhạ, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, Bộ trưởng nói thi trắc nghiệm là ưu việt tuyệt đối, nhưng bà thấy ngược lại.
Theo bà Nga, với các môn tự nhiên như Lý, Hoá, Sinh, nếu thi trắc nghiệm tốt nghiệp thì không rèn được tính thực hành cho học sinh. Với môn ngoại ngữ, kỹ năng nghe nói đều yếu cần rèn luyện nhưng thi trắc nghiệm không thể hiện được.
"Thi trắc nghiệm công bằng và tránh gian lận, nhưng các cháu đi thi về nói chỉ thích thi trắc nghiệm thôi. Bởi vì chỉ cần chọn ra 1 bạn học giỏi nhất, xức dầu gió thật nhiều cho bạn ấy, cứ bạn ho 1 tiếng thì khoanh phương án 1, ho 2 tiếng thì khoanh phương án 2, trong quy chế thi không cấm ho nên chỉ cần 1 bạn làm được thì cả phòng làm được", bà Nga nêu.
Ngay sau ý kiến tranh luận này, cả Hội trường đã ồ lên và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đánh giá đây là ý kiến tranh luận hay.
Trả lời sau đó, Bộ trưởng Nhạ nêu rõ, thiết kế thi trắc nghiệm năm nay của Bộ sẽ không có chuyện mặc "áo trắng, áo vàng", "ho hay dầu" mà mỗi học sinh sẽ có một mã đề thi riêng, tổ hợp bài thi riêng.
Nhiều ngôn từ biểu đạt cảm xúc được các đại biểu Quốc hội dùng trong phần nêu câu hỏi tranh luận với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Thẳng thắn và tâm huyết, đó là không khí của phần tranh luận sáng nay và đã có 48 đại biểu chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Theo VOV
(责任编辑:Thể thao)
- ·Sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn nhằm thúc đẩy chuyển đổi sử dụng xe điện
- ·Sẽ tăng gấp đôi mức phạt đối với tổ chức vi phạm
- ·Long An: Điểm danh những dự án đã đóng tiền sử dụng đất trong năm 2024
- ·Ngân hàng bán tài sản thế chấp của một hoa hậu
- ·Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- ·Điều chuyển nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại Hà Giang
- ·Quảng Ninh phát huy tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững
- ·Mexico quyết định ngừng nhập khẩu tôm từ Việt Nam
- ·Giá xăng dầu hôm nay 20/5/2023: Xăng trong nước đầu tuần sau sẽ tăng hay giảm?
- ·Tránh phạm luật trong hoạt động kinh doanh liên quan đến thương mại điện tử: 3 vấn đề cần lưu ý
- ·Chính phủ ban hành quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- ·Hội nghị tháo gỡ khó khăn bất động sản: Khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết
- ·Khách 'sộp' giảm ăn, giá tôm cá giảm sâu, người nuôi treo ao
- ·French naval frigate Forbin visits HCM City
- ·Giá bán vàng SJC cao hơn vàng thế giới 14,6 triệu đồng/lượng
- ·Bán cho Nhật phải chân thật
- ·Hà Nội: Tăng vốn dự trữ hàng tiêu dùng Tết
- ·Taxi truyền thống ‘bắt tay’ fintech nâng cao trải nghiệm khách hàng
- ·Ủy ban châu Âu đạt được thỏa thuận về kiểm soát xuất khẩu chất thải
- ·Bán đấu giá trên 430 container phế liệu