【tỷ lệ kèo bóng đá hôm nay và ngày mai】Công nghệ chế biến cá khô siêu bẩn
Dân bản địa không dám ăn "hàng chợ"
Theôngnghệchếbiếncákhôsiêubẩtỷ lệ kèo bóng đá hôm nay và ngày maio tìm hiểu của PV, tại các thôn Nam Hải, Liên Hưng, Liên Thịnh... thuộc xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia) hàng ngày có hàng trăm lao động địa phương tham gia chế biến cá cho các xưởng thu gom, chế biến quy mô lớn, nhỏ.
Một chị đang phơi cá, sát đê biển, trước lò hấp sấy cá của hộ ông T., thôn Nam Hải, cho biết chị được thuê phơi, cắt đầu cá, được trả công khoảng 100.000 đồng/ngày.
Theo chị này, cá làm ra chủ yếu bán cho các vùng miền núi, còn dân ở đây không dám ăn "hàng chợ".
Khâu cắt đầu cá trước khi róc thịt để ướp được làm ngay trên nền bê tông ở xã Hải Bình |
"Gia đình tôi và nhiều người dân trong xã muốn ăn cá khô hoặc đem biếu tặng người thân đều phải tự mua cá tươi ngoài thuyền về, tự mổ, phơi nắng. Rất hiếm khi chúng tôi ăn cá, tôm, mực khô bán ngoài chợ vì sợ chất bảo quản", chị này nói.
Trong vai người tìm nguồn hàng để xuất đi Tây Bắc, chúng tôi được biết, ở Hải Bình, cá chế biến chia làm nhiều loại, có cả cao cấp và hạng bình dân.
Cá khô mặn, ngọt được quét màu đỏ như gấc chín, trông bắt mắt, giá chỉ khoảng vài chục nghìn đồng/kg, như cá trích, lầm, nục... thường bán cho miền núi. Có cả hàng xuất đi Trung Quốc và nước khác, nhưng với công nghệ chế biến khác khau.
Ông K., thôn Liên Thịnh, cho biết khi chế biến cá gặp phải thời tiết mưa dài ngày có người sử dụng nước tẩy rửa để tẩy rửa vết đen, ố của cá. Có người còn sử dụng diêm sinh (lưu huỳnh) để sấy mực cho vàng, đẹp...
Tại thôn Liên Thịnh, việc quét màu cho cá đang phơi trên tấm nan được thực hiện công khai. Một người dân ở đây cho biết, họ chỉ biết quét làm cho đẹp cá, đỡ ruồi muỗi chứ không biết rõ chất gì, độc hại hay không.
Đi dọc đê Hải Bình, nhất là khu vực sát cảng cá Lạch Bạng, những khu vực làm cá nước còn đọng, bốc mùi hôi thối. Cá được cắt đầu, ruồi muỗi bu kín đặc.
Khoảng 3 giờ sáng, các hộ dân đã tiến hành mổ cá, tẩm ướp, xếp lên các tấm đan làm bằng nứa, lưới và phơi khi trời bắt đầu hửng nắng. Chậu đựng gia vị để tẩm ướp cá được làm bằng xi măng. Gia vị tẩm ướp không tuân theo công thức, quy chuẩn mà dựa vào kinh nghiệm, pha chế bằng tay.
Ai quản?
Ông Nguyễn Trùng Dương - Phó Chủ tịch xã Hải Bình, cho biết xã này là nơi tập trung thu mua, chế biến cá lớn nhất tỉnh Thanh Hóa.
Hiện, xã có đội tàu thu mua dịch vụ, mỗi năm 60.000-80.000 tấn cá biển/năm tiêu thụ ở khu vực này. Xã có 10 công ty chuyên thu mua chế biến chả cá, bột cá, cá khô, hàng tươi sống xuất khẩu đi Trung Quốc và nước khác. Hải Bình có khoảng 150 cơ sở chế biến hộ gia đình, với quy mô mỗi cơ sở khoảng 20-50 tấn/hộ/năm.
Về việc kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) khi chế biến, ông Dương cho hay xã có một Ban chuyên về ATTP, do một phó chủ tịch xã đứng đầu, thường đi kiểm tra định kỳ hàng tháng.
"Việc kiểm tra chỉ quan sát bằng mắt thường, nhắc nhở, chưa phạt. Thực tế do máy móc không có nên không thể phát hiện các hộ sử dụng chất gì khi chế biến", ông Dương nói.
Cá sau khi tẩm ướp màu bằng phụ gia được mang phơi tại bờ đê biển ở xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia |
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, ở xã Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa) và xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc), một số hộ gia đình chế biến cá lẫm, cá nục đều phục vụ thị trường miền núi. Ông Nguyễn Hải Năm - Phó Chủ tịch xã Ngư Lộc, nói: "Xã chỉ có một hộ gia đình kinh doanh hải sản thành lập công ty, đăng ký kinh doanh. Còn lại hàng chục hộ gia đình thu mua, chế biến thủy hải sản (trong đó có cá khô) kinh doanh theo mùa vụ (mùa cá), nên dù đã được tuyên truyền đăng ký giấy phép kinh doanh, chế biến nhưng các hộ đều không mặn mà, chỉ làm theo thủ công, truyền thống".
Theo ông Năm, về mặt quản lý nhà nước thì sản phẩm này đưa ra thị trường, kinh doanh, chế biến như thế là chưa đúng quy định. Trong các lần kiểm tra về vệ sinh ATTP, vấn đề nổi lên ở khu vực này là ô nhiễm chất thải từ việc chế biến cá...
"Tôi cũng nghe nói có nơi, có vùng chế biến cá, mực, tôm khô có sử dụng một số hóa chất. Do vậy, trong các cuộc hội nghị, cuộc họp liên quan đến lĩnh vực này, chúng tôi đã có tập huấn, nhắc nhở người dân không sử dụng những thành phần không được phép sử dụng", ông Năm nói.
Để tìm hiểu về việc quản lý chất lượng ATTP trong chế biến hải sản trên địa bàn Thanh Hóa, chúng tôi đã liên hệ với các cơ quan chức năng được giao phụ trách của tỉnh trong lĩnh vực này, nhưng câu trả lời PV nhận được là những lần "chuyền bóng".
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, cho biết từ trước tới nay đơn vị chưa tiến hành cũng như chưa phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm này.
Trong khi đó, Chi cục Vệ sinh ATTP Thanh Hóa nói vấn đề này thuộc phát ngôn của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Thanh Hóa.
Còn Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Đình Ngư cho biết, cũng có nghe nói về việc người chế biến cá khô sử dụng các thành phần hóa chất, tuy nhiên "vấn đề này Chi cục Vệ sinh ATTP trao đổi thì đúng chức năng hơn"... !
TheoTP
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ai sẽ là ngôi sao của Đại nhạc hội Love Songs Party cuối tuần này?
- ·Đại biểu Quốc hội kiến nghị cho Big 4 ngân hàng chủ động tăng vốn điều lệ
- ·Cà Mau dần là điểm sáng trên bản đồ đầu tư của Việt Nam
- ·Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử, có nên đầu tư?
- ·Sun Dance Festival đốt cháy mùa hè Hạ Long
- ·Giá cà phê hôm nay 29/10: Thế giới tăng, trong nước giảm
- ·Dựng tin đồn thay đổi mẫu tem kiểm định, lừa người dân chuyển tiền để chiếm đoạt
- ·Thống đốc Ngân hàng nói về sự cố rút tiền 'lớn chưa từng có' tại SCB
- ·Hà Nội nóng hơn 40 độ, đi đâu để giải nhiệt ngày hè?
- ·Giá cà phê hôm nay 26/10: Đồng loạt giảm
- ·Đây là điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới để được tự do tài chính trong năm mới
- ·Cam sành rớt giá thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân gánh lỗ trăm triệu đồng
- ·Hoàn thuế còn gian truân, chi cục thuế được trao thêm quyền mới
- ·Dư nợ tín dụng bất động sản chiếm trên 20% tổng dư nợ chung của nền kinh tế
- ·Lý giải sức hút của siêu dự án VinCity Sportia với khách hàng ngoại quốc
- ·Giá vàng nhẫn lại cao nhất lịch sử, lần đầu tiên vượt mặt vàng miếng SJC
- ·359 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
- ·Cam sành rớt giá thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân gánh lỗ trăm triệu đồng
- ·Giá thịt gà, cá, thủy hải sản tăng mạnh tại TP.HCM
- ·Khai thác trở lại 4 Cảng hàng không, sân bay miền Trung từ chiều 27/10