【bảng xếp hạng giải vô địch nauy】Về khu Ba, đi chợ tết
Chợ quê ở Mỹ Lợi |
Người mua cũng là kẻ bán
Dạo một vòng quanh chợ Mỹ Lợi (Vinh Mỹ), thấy xuất hiện nhiều mặt hàng thực phẩm do chính người dân tự tay làm ra. Đôi khi chỉ là buồng cau, chục trứng, con gà, mớ rau tập tàng của nhà trồng…người dân cũng mang ra chợ bán và họ phải đi từ rất sớm để mong chọn cho mình một vị trí thuận lợi nhất. Bán thứ mình có và mua những thức mình cần, cứ như thế, người dân quê đi chợ đôi khi đóng vai cả người bán và người mua. Điều này, ở chợ thành thị hầu như không có và nó tạo nên một nét đặc trưng riêng biệt cho mỗi phiên chợ quê truyền thống.
Cũng thật khác với ngày thường, phiên chợ làng Mỹ Lợi không nói thách, người mua không mặc cả, không trả giá. Từ sáng sớm, bà con đã đến chợ để mua, bán phục vụ ngày tết. Người bán đến sớm còn bày bán hàng, người mua đến sớm để chọn mua đồ tươi ngon cho ngày tết. Phiên chợ quê ngày tết họp cả ngày để phục vụ nhu cầu mua- bán- trao đổi những vật dụng, thực phẩm cần thiết của người dân. Tuy nhiên, có người đến chợ chỉ để tìm mua được một cành đào, cây quất hay ít hoa tươi, hoặc là đi chơi chợ tết. Quan trọng là để tìm được không khí tết của phiên chợ quê. Chợ tết rất đông người, mà phải chen chúc nhau mới vui.
Đến chợ tết, người mua cũng cố mua, người bán cũng cố bán cho bằng được. Vì là chợ tết, ai cũng muốn mua cho được những thứ đẹp, vừa ý để về trang hoàng nhà cửa, cúng gia tiên… với mong cầu một năm mới sung túc, an vui.Chợ quê ngày tết với đủ loại thanh âm rộn ràng. Đó còn là sự hòa quyện, lan tỏa của mùi trầm, mùi hương thơm của mớ mùi già chiều cuối năm, tạo nên một hương vị rất riêng mà người ta vẫn gọi là “mùi của tết”, cứ phảng phất mãi trong tâm trí của người xa quê mỗi dịp tết đến, xuân về.
Những đặc sản ở chợ Vinh Hiền |
Đủ hương vị, nhiều thanh âm
Ghé chợ Vinh Hiền, tôi bị “hấp dẫn” bởi một gian hàng nhỏ nằm ngày trước cổng chợ bày bán khoai lang, khoai sọ, bình tinh bên cạnh mứt gừng, bánh thuẩn, bánh khô và cả đặc sản của vùng quê nơi chân sóng này là mía và cau. Mua vội mỗi thứ một tý. Lên nhà, tết chưa kịp đến đã vội nấu một nồi “thập cẩm”, gồm nhiều thứ, cả mẹ con cùng ăn cảm thấy đậm đà hương vị quê hương vào dịp xuân về, tết đến.
Chợ tết còn có hương rất riêng của ngày tết, những đòn bánh khô được bày bán trong một quầy hàng mứt bánh. Đây là loại bánh được làm từ lúa nếp được bung thành nổ, đem trộn đều với các nguyên liệu mứt gừng, cà rốt giã nhỏ, đậu phộng, đường xay mịn đổ vào khuôn dùng chày đóng mạnh, cho ra một đòn bánh dài khoảng 40 cm, vuông vức bốn mặt. Đáng mừng là, giữa muôn vàn loại bánh mứt của ngày tết hôm nay, ở các chợ quê ở Thừa Thiên Huế vẫn còn đó những đòn bánh khô hay những chiếc bánh cộ truyền thống và dân dã.
Dịp tết, người đến với chợ quê có vẻ đông hơn, tấp nập hơn bởi ai cũng muốn đến đây để tìm cho mình những lá dong, cây giang tươi xanh để gói bánh chưng hay con gà quê được nuôi dân dã, những loại rau nhà trồng… cho mâm cơm cúng tết. Có thể nói, đối với những người “nhà quê”, chợ phiên vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa. Nó đã trở thành một cái gì đó gần gũi, đã đi vào tiềm thức, vào tâm hồn họ bằng những hình ảnh mộc mạc, thân quen.
Trở về với ký ức
Dạo một vòng quanh chợ Mỹ Lợi, chúng tôi thấy không khí mua bán diễn ra tất bật, chị Lê Thị Mận bán hàng nhu yếu phẩm tại chợ cho biết: Khoảng giữa tháng Chạp âm lịch, chúng tôi đã chủ động dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, hạn chế tình trạng tăng giá trong những ngày cận tết. Ngoài ra, vẫn có nhiều gian hàng mới chỉ bán thời vụ trong dịp tết. Dù công nghệ số phát triển, mua hàng chỉ cần 1 click chuột nhưng không vì thế mà chợ quê ngày tết ở các vùng quê kém nhộn nhịp.
Nhớ có ai đó đã nói rất hay rằng, đi chợ quê sẽ mang lại cho chúng ta hương vị quen thuộc của xóm làng, được hòa trong không khí náo nhiệt mang âm hưởng của sắc xuân. Thương sao, tiếng người dân quê ở Huế í ới gọi nhau cùng đi … chợ tết! Những ngày thường, người dân quê tôi chân lấm tay bùn, khuya sớm tảo tần chăm bón từng gốc lúa, từng luống khoai, luống rau, đêm đến chèo xuồng xuôi ngược trên dòng sông, trên những cánh đồng bắt từng con tôm, con cá. Thức ăn ít, nhưng dè xẻn, để dành, phần nhiều mang ra chợ đổi lấy ít dầu, nước mắm, ruốc… Cuộc sống đạm bạc. Nghĩa tình lặng lẽ trôi qua những kiếp người cần mẫn, chẳng kêu ca than trách.
Đi chợ tết là thú vui ở nông thôn, cho nên đến chợ cũng chưa hẳn là để mua sắm, mà còn để đi chơi, đi cảm nhận không khí tết hoặc đôi khi chỉ là để gặp gỡ người quen, hỏi han nhau đôi ba câu. Chẳng biết đã bao nhiêu lần tôi nghe người ta kể chuyện “chợ quê ngày Tết” mà vẫn không lúc nào thấy cũ. Khi có dịp về quê ăn tết nhớ ghé qua chợ, nhiều người vẫn tìm về với những phiên chợ truyền thống, không phải để mua, để bán mà như một cách trở về với ký ức. Chợ quê vẫn luôn là nơi lưu nét văn hóa của vùng miền, là nơi giữ hồn quê.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dự án giáo dục tài chính thông minh Cha
- ·Becamex Bình Dương cho Tấn Trường nghỉ hết lượt đi V
- ·Tập đoàn tài chính OPIC tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam
- ·Thêm dự án 84 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng
- ·Thủ tướng: Rà soát các nguồn, tập trung cho tăng lương
- ·Nhà đầu tư bối rối tìm kênh đổ vốn
- ·Becamex Bình Dương tăng cường quân cho Bình Định dự giải hạng nhất
- ·TX.Thuận An: Trao thưởng Giải cầu lông công nhân viên chức lao động
- ·Giá xăng dầu hôm nay 01/6/2024: Giữ đà trượt dốc, thêm một tuần giảm
- ·U19 Becamex Bình Dương rơi vào bảng “tử thần”
- ·Cảm giác xấu hổ vì người yêu
- ·Nhà thầu được nộp bổ sung tài liệu sau khi mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật?
- ·Bắc Tân Uyên: Khai giảng lớp dạy bơi cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
- ·Phấn đấu thực hiện đúng tiến độ cao tốc Bắc
- ·Hôn nhân đẫm nước mắt, trách nhiệm của bên nào?
- ·Hạ Colombia trên chấm luân lưu, Chile vào bán kết Copa America
- ·Man City lên ngôi vô địch
- ·65 vận động viên so tài giải các câu lạc bộ thể hình tỉnh Bình Dương năm 2019
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn tháng 12/2011
- ·Giải việt dã tạo sự gắn kết giữa người sử dụng lao động và người lao động