【tỷ số bóng đá nhật bản hôm nay】Tỷ lệ động viên từ thuế, phí vào ngân sách ở mức thấp
Đang thấp và giảm dần
Thuế, phí trong lĩnh vực tài chính, là khoản huy động của Nhà nước từ DN, cá nhân trong xã hội nhằm phục vụ tài chính cho các hoạt động của Nhà nước và mang tính chất hoàn trả gián tiếp. |
Không chỉ vậy, tỷ lệ động viên của các sắc thuế chính ở mức thấp và đang được điều chỉnh theo xu hướng giảm dần. Đơn cử như thuế Thu nhập DN, trong thời kỳ 1999-2009 đã được điều chỉnh từ 32% xuống còn 25% từ năm 2009. Mức thuế suất phổ thông năm 2014 là 22% và từ 1-1-2016 xuống mức 20% và mức thuế suất ưu đãi là 10% và 17%. Nếu so với mức bình quân chung của 83 nước trên thế giới là 27%; so với một số nước trong khu vực có mức thuế suất phổ thông 30% như Philippines, Thái Lan; Trung Quốc 25%, Malaysia 25% thì mức thuế suất phổ thông của Việt Nam được đánh giá là thấp. Về thuế Thu nhập cá nhân, kể từ 1-1-2009, thuế suất có các mức từ 5%-35%, mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. Từ 1-7-2013, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được tăng lên thành 9 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc lên 3,6 triệu đồng/tháng. Thuế suất thuế Giá trị gia tăng phổ thông ở Việt Nam (10%) cũng đang được đánh giá là thấp hơn 88/112 nước trên thế giới (12% - 25%).
Sau khi Hải quan Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do trong và ngoài khu vực, thuế xuất nhập khẩu cũng liên tục được cắt giảm hàng năm với hàng nghìn dòng thuế. Tỷ trọng thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm (từ bình quân 9,51% giai đoạn 2005 -2010 giảm xuống còn bình quân 8,31% giai đoạn 2011-2014),...
Các khoản thu khác như thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường, thuế Tài nguyên,... đều được đưa ra mức thu gắn với những mục tiêu điều chỉnh riêng, với chức năng là công cụ tài chính dựa trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, DN và người dân, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các khoản thu đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn thường xuyên được miễn, giảm, giãn để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất của người dân.
Nỗ lực tạo thuận lợi
Bên cạnh việc xây dựng và điều chỉnh chính sách để đảm bảo một tỷ lệ động viên hợp lý, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng cũng đã nỗ lực để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, người dân.
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, DN chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới, từ năm 2008 đến năm 2014, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định và thực hiện nhiều giải pháp về thuế để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh như: Giảm và giãn thời hạn nộp thuế Giá trị gia tăng; miễn, giảm và giãn thời hạn nộp thuế Thu nhập DN, thuế Thu nhập cá nhân cho DN, người lao động là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của suy thoái kinh tế; miễn, giảm và giãn thời hạn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các DN gặp khó khăn về tài chính... Khi kinh tế phục hồi, toàn ngành Tài chính lại dồn sức cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nói chung và TTHC thuế, hải quan nói riêng để để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS. Nguyễn Thị Hiền nhận định: Về lý thuyết, muốn DN làm ăn được thì phải có chế độ thuế mở, phải gián thu bởi nếu tận thu thì DN sẽ khó khăn dẫn đến nguồn thu ngân sách cũng khó khăn. "Điều này, các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ nhất và do đó, họ không thể đưa ra những chính sách gây khó khăn cho DN được. Làm vậy không khác gì tự trói tay mình".
Trong năm 2014 và 2015, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung 5 Luật; trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung 4 Nghị định; ban hành 3 Thông tư để làm cơ sở pháp lý cho các cải cách về thuế giúp số giờ thực hiện TTHC thuế của DN giảm được 410 giờ. Bộ Tài chính cũng đã đẩy mạnh kê khai thuế điện tử thay cho việc DN hàng tháng, hàng quý phải cử người đến cơ quan Thuế nộp tờ khai thuế thủ công. Tính đến cuối năm 2015, trên 98,95% số DN đang thuộc diện quản lý thuế đã đăng ký khai thuế qua mạng internet.
Đánh giá cao những nỗ lực của ngành Tài chính trong việc tạo thuận lợi cho DN những năm qua, TS. Nguyễn Thị Hiền cho biết: Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khi đó, các chính sách cũng phải hòa nhập, khó lòng duy trì những chính sách cá biệt, "một mình một chợ" so với các nước trên thế giới. Hiến kế cho cơ quan quản lý, TS. Nguyễn Thị Hiền cho rằng: Tới đây, cơ quan Nhà nước cần tập trung hơn nữa vào việc kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh cho DN, người dân để từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững nhất.
Điều này cũng đã được Bộ Tài chính tính đến khi kế hoạch đặt ra là trong giai đoạn 2016 – 2020, hệ thống thuế sẽ tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện đảm bảo đúng mục tiêu theo chiến lược cải cách đã đặt ra là xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư. Theo đó, tỷ lệ huy động ngân sách Nhà nước và tỷ lệ động viên từ thuế phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý tăng khả năng cạnh tranh và tích tụ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh của DN.
Thuế không "ăn" 40% lợi nhuận của doanh nghiệp Ngày 28-2, Bộ Tài chính đã phát đi thông cáo báo chí khẳng định rằng, thông tin DN dành gần 40% lợi nhuận để nộp thuế là không chính xác. Theo Bộ Tài chính, trong nội dung của bài viết có đề cập tới chính sách thu từ thuế thuộc lĩnh vực tài chính bên cạnh các khoản đóng góp của DN như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn thuộc lĩnh vực lao động, lĩnh vực y tế và chủ yếu là vấn đề tăng mức thu của các khoản đóng góp này trong thời gian qua. Cách phản ánh này dẫn đến cách hiểu tỷ lệ thu thuế/lợi nhuận của DN tại Việt Nam ở mức cao là chưa đúng, cần phải được phân tích, tách bạch để hiểu chính xác hơn. Bộ Tài chính phân tích, các khoản đóng góp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn không thuộc về khoản huy động tài chính của Nhà nước mà đây là các khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động nhằm bảo đảm các chính sách an sinh cho bản thân người lao động. Vì vậy, việc gộp những khoản đóng góp này vào “thuế” là không chính xác. Cụ thể: Việc đóng góp bảo hiểm xã hội nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết; hỗ trợ cho DN kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khi gặp khó khăn. Khoản đóng góp kinh phí công đoàn chủ yếu là để sử dụng cho các hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động tại DN. Như vậy, các khoản đóng góp này mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người đóng bảo hiểm, đảm bảo lợi ích cho người lao động. |
(责任编辑:La liga)
- ·Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- ·Nhơn Nghĩa A quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- ·Xây dựng nông thôn mới qua Chiến dịch giao thông nông thôn
- ·Trồng màu mùa nước nổi cho hiệu quả kinh tế cao
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Từ đầu năm đến nay, Hậu Giang chưa để xảy ra cháy rừng
- ·Giá bán vàng miếng SJC của NHNN hôm nay 5/6 là 76,98 triệu đồng/lượng
- ·Thị trường Giáng sinh còn trầm lắng
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Trái cây giải nhiệt hút hàng
- ·Ba yếu tố then chốt ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ĐBSCL
- ·Giá xăng dầu điều chỉnh từ chiều 14/3: Giá xăng giảm ít, giá dầu đồng loạt tăng
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Vào mùa cá cơm nước ngọt
- ·Thu nhập khá nhờ trồng sen lấy gương
- ·Hoàn chỉnh hạ tầng: xứng tầm đô thị trung tâm
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·EVN không còn độc quyền về nguồn điện