【may88 top】Hệ thống 39 Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước: Cầu nối hiệu quả đánh giá hoạt động DN có vốn nhà nước
Bà Trần Thúy Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
PV: Thưa bà, bà đánh giá thế nào về mối quan hệ giữa KTNN và ngành Kiểm toán độc lập (KTĐL) trong thời gian qua?
- Bà Trần Thúy Ngọc: Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ sự khác nhau giữa KTNN và KTĐL. KTNN là hệ thống công cụ của Nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị, nhằm tăng hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán, trong đó có cả DN có vốn nhà nước.
Công tác KTĐL được thực hiện dựa trên các chuẩn mực KTĐL để kiểm tra, xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính (BCTC), cũng như đánh giá độc lập về công tác quản trị nội bộ, quản trị hiệu quả của DN, tổ chức.
Như vậy, tuy khác nhau, nhưng KTNN và KTĐL vẫn có một điểm chung với mục tiêu chủ yếu là thực hiện kiểm toán BCTC của DN theo kế hoạch hoặc khi được yêu cầu. Trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC của DN sử dụng vốn nhà nước, KTNN cũng sử dụng các chuẩn mực gần tương đồng với các chuẩn mực của KTĐL. Chính điều này đã tạo tiền đề cho mối quan hệ giữa KTNN với KTĐL. Bộ chuẩn mực KTNN mới ban hành là cơ sở quan trọng để hai bên tương tác, hợp tác trong việc đánh giá tính trung thực và hợp lý của các BCTC, báo cáo quyết toán vốn đầu tư của DN, tổ chức có sử dụng vốn nhà nước.
Trong quá trình xây dựng Hệ thống 39 CMKTNN, các kiểm toán viên độc lập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tham vấn ý kiến và cũng tham gia là thành viên của Hội đồng cố vấn biên soạn các CMKTNN. Ngược lại, các chuẩn mực KTNN đã được tuyên truyền đến các kiểm toán viên độc lập.
|
Trong Luật KTNN (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, KTNN chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do DN kiểm toán thực hiện, nên vai trò của KTNN đặc biệt cao, đòi hỏi chuyên môn cao của KTNN. Việc kết hợp giữa KTNN và KTĐL cũng sẽ hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ chuyên môn cho các kiểm toán viên nhà nước.
Tôi nhận thấy rằng, qua thời gian, các quy định của Nhà nước cũng đã được điều chỉnh theo sự phát triển và vận động của thị trường, đây là tác động tích cực tới thị trường KTĐL.
PV: Hệ thống 39 CMKTNN được ban hành trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán (ISSAI) . Theo bà, Hệ thống chuẩn mực này đã có những chọn lọc, tiếp thu gì đối với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế?
- Bà Trần Thúy Ngọc: Hệ thống 39 CMKTNN được ban hành trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán (ISSAI) do Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành có điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Hệ thống chuẩn mực đã đưa ra các quy định pháp lý hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán cho cả 3 loại hình kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ.
Đặc biệt các CMKTNN liên quan đến kiểm toán tài chính từ CMKTNN 1200 đến CMKTNN 1805 sẽ giúp các kiểm toán viên nhà nước tập trung vào rủi ro, tăng cường hiệu quả của công tác kiểm toán.
Tôi cũng chia sẻ thêm là các chuẩn mực kiểm toán tài chính do INTOSAI ban hành được tham khảo chính các chuẩn mực kiểm toán áp dụng cho KTĐL, có bổ sung các hướng dẫn thêm cho hoạt động KTNN. Các chuẩn mực kiểm toán áp dụng cho KTĐL được Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) ban hành và được Bộ Tài chính tham khảo khi ban hành các chuẩn mực KTĐL tại Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định đây là tiền đề cho mối quan hệ giữa KTNN với KTĐL và bộ chuẩn mực chính là cầu nối để hai bên tương tác, hợp tác.
PV: Là một trong những doanh nghiệp KTĐL lớn hoạt động tại Việt Nam, bà có đánh giá và đề xuất gì để gia tăng sự phối hợp giữa KTNN và KTĐL để cùng thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển?
- Bà Trần Thúy Ngọc:Trong những năm qua, cơ quan KTNN đã rất chủ động mời các công ty KTĐL lớn cùng tham gia các chương trình đào tạo, hội thảo chuyên đề và xây dựng CMKTNN do KTNN chủ trì. Deloitte Việt Nam đã ký kết biên bản hợp tác với KTNN trong 3 năm qua để trở thành đối tác trợ giúp KTNN xây dựng kế hoạch kiểm toán cho một số chuyên ngành đặc thù như tài chính ngân hàng, kết hợp hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo, cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên nhà nước về hệ thống công nghệ thông tin, đánh giá hệ thống quản trị công ty, quản trị rủi ro. Việc hợp tác này thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực bằng việc cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức.
Tôi hy vọng từ những tác động tích cực trong việc triển khai Hệ thống 39 CMKTNN, công tác thuê hoặc ủy thác kiểm toán BCTC cho KTĐL sẽ được chính thức triển khai theo hướng tích cực. Đặc biệt, quy trình kiểm toán dành cho các DN cổ phần không chi phối sẽ được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa KTNN và KTĐL mà không ảnh hưởng tới hoạt động của DN theo Luật Doanh nghiệp.
PV: Xin cảm ơn bà!
Duy Thái
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giải đáp: Phun mày chạm hạt tại sao lại được yêu thích?
- ·Phú Riềng: Thu 461 đơn vị máu tình nguyện đợt 1 năm 2023
- ·Tân Bằng chuyển mình sau 10 năm chia tách
- ·Gương sáng trong đồng bào dân tộc
- ·Ứng dụng 'Việt Nam khỏe mạnh' trong xét nghiệm có gì đặc biệt?
- ·Đổi thay trên đất lâm phần
- ·Trường Mầm non Vành Khuyên nỗ lực đạt chuẩn quốc gia
- ·Chung tay xây dựng cộng đồng nhân ái
- ·Xả thải rác trên vỉa hè, lòng đường sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng
- ·Trao 16 giải thi tuyên truyền viên giỏi triển khai thực hiện nghị quyết đại hội phụ nữ
- ·Cộng hưởng sức mạnh đầu tư vì một Việt Nam thịnh vượng
- ·Huyện Thới Bình về đích thu ngân sách Nhà nước 2015
- ·Tổng kết Cuộc thi 'Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam
- ·Bình Phước: 1.200 phần quà tết tặng Việt kiều Campuchia
- ·Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công
- ·Lộc Ninh: Ấm áp “Tết quân
- ·Ấm áp những ngôi nhà chữ thập đỏ
- ·Cá bổi thiếu nước
- ·Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh
- ·Khó khăn vụ lúa trên đất nuôi tôm