【al taawon – al feiha】Bao giờ mới áp dụng bảo vệ cấp thiết?
VHO - Cho đến thời điểm này UBND tỉnh Phú Thọ mới ra quyết định “Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ,ờmớiápdụngbảovệcấpthiếal taawon – al feiha tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng”, trong đó có xây dựng giải pháp xử lý, chống xói mòn một số vị trí có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chủ đầu tư dự án và các đơn vị liên quan còn phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện qua nhiều công đoạn, thủ tục cần thiết khác thì dự án thành phần chống sạt trượt tại vùng lõi Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng mới có thể triển khai thi công, sau khi được Bộ, ngành thẩm định. Tính bảo vệ cấp thiết đối với các điểm nguy cơ sạt trượt cao sẽ không còn.
Từ xưa đến nay tại đây chưa xảy ra sạt lở đất, đá…?
Thông tin với nhóm phóng viên Văn Hóa, đại diện Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng cho biết, núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi núi Hy Cương, núi Hùng) nằm trong quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng có độ cao 175m so với mặt nước biển. Núi Nghĩa Lĩnh có độ dốc cao trung bình từ 10- 25%, khu vực sườn phía Tây có độ dốc khoảng trên 50%. Khu vực đền Hùng nằm trong vùng địa chất biến chất, nâng lên và uốn với ba kiểu: Địa mạo đồi gò (đá mẹ chủ yếu là đá Gnai), địa mạo đồi gò phù sa cổ và bậc thềm thung lũng tích lũy. Do cấu tạo địa chất, địa mạo như vậy nên địa thế ở khu vực đền Hùng chủ yếu là sườn dốc thoải.
“Với đặc điểm cấu tạo địa chất của núi Nghĩa Lĩnh như trên nên từ xưa đến nay tại đây chưa xảy ra sạt lở đất, đá. Tuy nhiên vào năm 2017 tại khu vực sườn phía Tây núi Nghĩa Lĩnh bị hiện tượng sạt trượt”, đại diện Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng cho biết. Những đặc điểm về địa chất, địa mạo của núi Nghĩa Lĩnh mà Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng đưa ra không biết đã căn cứ vào đâu, dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học nào hay bằng tri thức dân gian truyền lại, để rồi nhấn mạnh “tại đây từ xưa đến nay chưa xảy ra sạt lở đất, đá”. Nói cách khác, mức độ tin cậy từ những thông tin về đặc điểm địa chất, địa mạo của vùng lõi Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng thật sự chưa cao, dẫn đến sự hoài nghi về tính bền vững của kết cấu địa chất nơi đây. Ngoài ra, trong bản thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần xử lý, chống xói mòn một số vị trí có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh, ở phần đặc điểm địa hình, địa mạo, đơn vị tư vấn, lập dự án cũng không nêu ra bất kỳ số liệu cụ thể nào về địa chất, địa mạo mà chỉ đề cập một cách chung chung. Theo đó, Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng nằm trên vùng đồi núi, phần lớn là đồi thấp, sườn thoải, xen kẽ là những thung lũng, ruộng, đầm, ao, hồ. Địa hình có hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không đều với độ dốc từ 0,4 đến 30%. Nơi cao nhất là đỉnh núi Hùng (+154m), núi trọc (100m). Đa số là đồi trọc, địa hình bốc mòn, thực vật kém phát triển…
Dẫn ra như vậy để thấy, ngay cả đơn vị tư vấn, lập dự án thành phần xử lý, chống xói mòn một số vị trí có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt cũng chưa tiến hành khảo sát, đo đạc, quan trắc bằng các phương tiện thiết bị, máy móc hiện đại nhằm nhận diện đầy đủ, chính xác về mức độ, tính kết cấu địa chất nơi đây để có một kết luận khoa học. Những vị trí, địa điểm có nguy cơ sạt trượt trên núi Nghĩa Lĩnh mà đơn vị tư vấn, lập dự án đề xuất xử lý cũng chỉ xuất phát từ quan sát bằng “mắt thường” và sự “chỉ điểm” của những cán bộ thâm niên ở Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng. Và với những thông số như vậy nên đến thời điểm này chúng ta chưa đủ cơ sở để đánh giá hiện trạng vùng lõi Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng là ở mức độ nào, nguy cơ ra sao, nhưng chắc chắn rằng hiện tượng sạt trượt hay sạt lở đất, đá nơi đây đã xảy ra khá dày cách đây gần 10 năm.
Cung cấp địa chất khu vực xói lở tại núi Nghĩa Lĩnh
Từ quan sát bằng “mắt thường”, đơn vị tư vấn, lập dự án thành phần xử lý, chống xói mòn một số vị trí có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh đã đưa ra bốn vị trí có nguy cơ cần phải có biện pháp. Vị trí số 1 (dọc phía bên trái đường lên bên ta luy âm giáp chùa Thiên Quang): Đoạn có nguy cơ sạt trượt trên chiều dài khoảng 64m, diện tích cần xử lý 1.525m2. Vị trí số 2 (bên trái đường lên bên ta luy âm giáp đền Trung): Đoạn có nguy cơ sạt trượt trên chiều dài khoảng 42m, diện tích cần xử lý 1.135m2. Vị trí số 3 (mái ta luy sau nhà tu lễ đền Thượng): Đoạn có nguy cơ sạt trượt trên chiều dài khoảng 76m, diện tích xử lý 1.780m2. Vị trí số 4 (dọc bên phải lối lên bên ta luy âm, cách cổng đền 250m, gần khu vực gác chuông đền Hạ): Đoạn có nguy cơ sạt trượt trên chiều dài khoảng 50m, diện tích cần xử lý 900m2.
Trên cơ sở thẩm định của cơ quan chức năng, đến nay UBND tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định “Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu di tích đền Hùng”, trong đó có xây dựng giải pháp xử lý, chống xói mòn một số vị trí hiện trạng có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh, với bốn vị trí nêu trên. Tuy nhiên, khi đề cập vấn đề này, tại phiên họp Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu di tích lịch sử đền Hùng”, trong đó có dự án thành phần xử lý, chống xói mòn một số vị trí có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh, diễn ra hôm 1.8 vừa qua, nhiều thành viên cũng rất quan tâm vấn đề địa chất tại nơi đây. Nhiều nhà nghiên cứu, khoa học yêu cầu “cung cấp địa chất từng khu vực hạng mục công trình triển khai, đặc biệt là khu vực xói lở tại núi Nghĩa Lĩnh”; “Bổ sung các thông tin hiện trạng xói lở, sạt lở, quy mô xói lở, sạt lở tại mỗi vị trí”; “Bổ sung thông tin địa chất của từng hạng mục triển khai, nhất là khu vực xói lở tại núi Nghĩa Lĩnh”...
Những yêu cầu và đề nghị của nhiều thành viên của Hội đồng thẩm định được xuất phát bởi yếu tố địa chất tại vùng lõi của khu di tích chưa được đánh giá, nghiên cứu, khảo sát một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học để đưa thông số đảm bảo tính chính xác về mặt hiện trạng. Nhìn bằng mắt thường cùng với hiện trạng sự sạt trượt trong nhiều năm qua có thể thấy đó là nguy cơ tiềm ẩn cao, nhưng ẩn tàng bên trong như thế nào, độ kết cấu ra sao vẫn chưa thể được kiểm chứng. Chính vì vậy, tại nơi đây cần áp dụng các biện pháp khoa học như quan trắc với các trang thiết bị máy móc để cùng nhau nhận diện chân xác hơn, chứ không thể dừng lại bằng “tri thức dân gian”.
Có lẽ cũng vì thế nên trong quyết định “Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu di tích đền Hùng”, trong đó có xây dựng giải pháp xử lý, chống xói mòn một số vị trí hiện trạng có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh, UBND tỉnh Phú Thọ đã phải yêu cầu: “Đơn vị chủ đầu tư chỉ được phép triển khai thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công sau khi Bộ TN&MT ban hành quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án theo quy định”. Tuy nhiên với hiện trạng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sạt trượt đất, đá trên núi Nghĩa Lĩnh, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và những Bộ, ngành liên quan cần tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ hiện trạng về mặt địa chất, theo đó có biện pháp cần kíp nhằm bảo vệ các công trình kiến trúc tại vùng lõi khu di tích đền Hùng.
Tại buổi làm việc với nhóm phóng viên Văn Hóa vào chiều 4.9, bà Phạm Thị Hoàng Oanh, Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng cho biết, căn cứ quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Phú Thọ, Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng sẽ triển khai thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành và tổ chức thực hiện hạng mục dự án nhằm hạn chế tối đa hiện tượng xói mòn tại một số vị trí có nguy cơ sạt trượt trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh.
Về dự án “Tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu di tích đền Hùng”, trong đó có xây dựng giải pháp xử lý, chống xói mòn một số vị trí hiện trạng có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh, Bộ VHTTDL đã có văn bản số 969/BVHTTDL gửi UBND tỉnh Phú Thọ, và lưu ý: “Hiện trạng xung quanh đường lên núi Nghĩa Linh, đền Thượng là rừng đặc dụng có nhiều cây xanh có giá trị, tạo cảnh quan cho di tích, việc xử lý chống xói mòn cần đảm bảo hạn chế tối đa việc chặt bỏ cây xanh, không chặt các cây lâu năm có giá trị; cây trồng mới là cây bản địa phù hợp với thổ nhưỡng, khi sinh trưởng không ảnh hưởng tới hệ thống cây xanh đã có, góp phần tạo cảnh quan cho di tích.
Việc ổn định mái dốc chống sạt trượt bằng phương pháp xếp bao tải đất lưới thép, neo thép kết hợp trồng cây xanh cần được thực hiện thử nghiệm tại khu vực khác, xem xét, đánh giá kết quả trước khi triển khai trên núi Nghĩa Lĩnh”.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Singapore cảnh báo các sản phẩm thực phẩm chứa chất cấm
- ·Cục Quản lý Dược: Đình chỉ hai lô mỹ phẩm trắng da không đạt chất lượng
- ·Chạy đua phát triển công nghê sạc nhanh cho điện thoại di động
- ·Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- ·Dừng làm thủ tục hải quan trên toàn quốc với hàng hóa xuất nhập khẩu của 5 doanh nghiệp
- ·Lỗi dây đai an toàn buộc Takata có thể buộc phải triệu hồi 2 triệu xe ô tô
- ·Sai lầm khi kích nâng xe ô tô có thể đổi bằng cả tính mạng
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Dùng túi ngực silicon đã bị cấm lưu hành bị vỡ gây thâm tím, đau co thắt vùng ngực
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Những tác hại khi dùng quạt sưởi giả mạo nhãn hiệu, kém chất lượng
- ·Mối nguy hiểm từ thiết bị tích điện đối với trẻ em
- ·Kiểm tra hơn 9.000 cơ sở, xử phạt các trường hợp vi phạm số tiền 5 tỷ đồng
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·An Giang: Phát hiện lợn không có kiểm dịch, không nguồn gốc xuất xứ
- ·Nhập lậu đồ chơi trẻ em mang khuynh hướng bạo lực ngày càng gia tăng
- ·Pate Minh Chay chứa độc tố: Ngoài bồi thường, có thể bị xử lý hình sự
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Lỗi dây đai an toàn buộc Takata có thể buộc phải triệu hồi 2 triệu xe ô tô