【kết. quả bóng đá】Hải quan giám sát chặt, ngăn chặn gian lận giấy chứng nhận y tế về khẩu trang
Hải quan kiểm tra khẩu trang xuất khẩu theo chế độ giấy phép
Chiều ngày 31/3,ảiquangiámsátchặtngănchặngianlậngiấychứngnhậnytếvềkhẩkết. quả bóng đá theo thống tin phát ra từ Tổng cục Hải quan, vừa qua một số cơ quan báo chí có thông tin: “Bộ Công thương cho biết vừa qua nhận được các văn bản của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và một số doanh nghiệp (DN) phản ánh những khó khăn trong việc xuất khẩu khẩu trang vải. Nguyên nhân là do các cán bộ hải quan tại cửa khẩu khó phân biệt giữa khẩu trang y tế với khẩu trang vải, đặc biệt là khẩu trang vải kháng khuẩn nên phải lấy mẫu gửi đi giám định nhiều nơi...”.
Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Hải quan có hồi đáp như sau:
Ngày 28/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó Khoản 1 Nghị quyết 20/NQ-CP quy định: “1.Bộ Y tế áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 và chỉ cho phép xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước).
Không áp dụng quy định trên đối với hoạt động xuất khẩu của DN chế xuất đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và doanh nghiệp gia công khẩu trang y tế cho thương nhân nước ngoài đã ký hợp đồng gia công trước ngày 1/3/2020”.
Tại điểm 3 Nghị quyết 20/NQ-CP, Chính phủ giao: “3. Giao Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) phối hợp giám sát việc xuất khẩu khẩu trang y tế.”
Thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 20/NQ-CP, để đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch bệnh, ngày 9/3/2020, Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 1431/TCHQ-GSQL chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố triển khai một số giải pháp cụ thể công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong đó có nội dung về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 như sau: "Chỉ giải quyết thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế theo quy định tại điểm 1 Nghị quyết 20/NQ-CP trong các trường hợp:
DN được Bộ Y tế cấp phép xuất khẩu với mục đích viện trợ nhận đạo, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện.
DN chế xuất có giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp và doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công cho nước ngoài nếu hợp đồng gia công ký trước ngày 1/3/2020 được thực hiện việc xuất khẩu khẩu trang y tế. Hợp đồng gia công phải được thông báo với cơ quan hải quan theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC)”.
Bên cạnh đó, để đảm bảo công tác giám sát, không để xảy ra tình trạng gian lận: xuất khẩu khẩu trang y tế nhưng cố tình khai báo là khẩu trang khác (không phải là khẩu trang y tế) để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, tại công văn 1431/TCHQ-GSQL, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra thực tế đối với các lô hàng hóa xuất khẩu khai báo là khẩu trang không dùng trong y tế (có mã HS 63079090); đối chiếu với tiêu chuẩn khẩu trang y tế TCVN8389-2010 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố để xác định thực tế hàng hóa.
Qua kiểm tra thực tế, nếu không đủ cơ sở xác định hàng hóa là khẩu trang không dùng trong y tế thì trưng cầu giám định tại Viện Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế hoặc các tổ chức giám định đáp ứng đủ điều kiện giám định khẩu trang y tế theo quy định để xác định chủng loại hàng hóa xuất khẩu.
Xuất hiện tình trạng làm giả giấy chứng nhận y tế về khẩu trang
Tổng cục Hải quan cho biết thêm, ngày 11/3, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 868/QĐ-BYT quy định về việc cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19.
Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiện đến các cục hải quan địa phương.
Ngày 26/3, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) có văn bản 0309/XNK-CN gửi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Công ty TNHH May Nhân Hòa.
Trong văn bản, Cục Xuất nhập khẩu căn cứ Khoản 1 Nghị quyết 20/NQ-CP của Chính phủ và cho biết: “Các mặt hàng khẩu trang không phải khẩu trang y tế thực hiện theo quy định hiện hành, không cần giấy phép xuất khẩu”. Về điểm này, Tổng cục Hải quan nhất trí với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) và cũng đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố tại công văn 1431/TCHQ-GSQL trước đó.
Đồng thời, công văn 0309/XNK-CN nêu: Điều 2 Quyết định 868/QĐ-BYT ngày 11/3/2020 của Bộ Y tế quy định: “Khẩu trang y tế phải đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu TCVN 8389-1:2010, TCVN 8389-2:2020, TCHQ 8389-3:2010 và đã có số lưu hành do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định”.
Ngày 27/3, Bộ Y tế có công văn 1657/BYT-TB-CT gửi Bộ Tài chính, trong văn bản, Bộ Y tế cho biết: “Trong thời gian qua có hiện tượng làm giả giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do Bộ Y tế cấp đối với mặt hàng khẩu trang y tế.
Do đó, Bộ Y tế đã có công văn số 1264/BYT-TB-CT (ngày 13/3/2020) gửi Bộ Công an đề nghị phối hợp kiểm tra, làm rõ thông tin một số công ty có hành vi vi phạm trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, công văn 1417/BYT-TB-CT ngày 19/3/2020 gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị rà soát, tăng cường kiểm tra và kịp thời xử lý nghiêm theo quy định đối với các đơn vị sản xuất khẩu trang y tế vi phạm trên địa bàn”.
Trước thực tế nêu trên, để thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết 20/NQ-CP tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu khẩu trang vải và tăng cường ngăn chặn các hành vi gian lận theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan mới ban hành công văn 2012/TCHQ-GSQL hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra mặt hàng khẩu trang xuất khẩu.
Theo đó, Tổng cục Hải quan giao Cục Quản lý rủi ro, cục hải quan các tỉnh, thành phố đánh giá rủi ro chỉ lựa chọn các lô hàng nghi vấn đề kiểm tra thực tế hàng hóa, đặc biệt các lô hàng do nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất. Trường hợp quan sát thấy có dấu hiệu theo tiêu chuẩn nhưng khai báo là khẩu trang khác (không phải khẩu trang y tế) thì lấy mẫu giám định tại Viện Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế hoặc các tổ chức giám định đáp ứng đủ điều kiện giám định khẩu trang y tế theo quy định./.
Ngọc Linh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Đây là lý do chính đáng khiến cho Samsung phải tự làm giảm hiệu năng smartphone
- ·TPHCM đề nghị điều tra sai phạm tại dự án Đức Long Golden Land
- ·Windows hỗ trợ tính năng load game siêu nhanh chỉ có trên Xbox
- ·Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- ·Tất bật chuẩn bị cho ngày bầu cử
- ·VietinBank lần thứ 5 liên tiếp đạt giải Thương hiệu Quốc gia
- ·Cướp đụng độ đạo chích và cái kết bất ngờ
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·MWG thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có đảm bảo
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Công ty Kiến Việt và Khoáng sản Thành Châu bị phạt vì nợ bảo hiểm xã hội
- ·Total bắt đầu cuộc chơi tỷ USD ở Việt Nam
- ·Garmin ra mắt đồng hồ thể thao phong cách cổ điển
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·PVN nói gì khi Nhiệt điện Thái Bình 2 vẫn “tắc”?
- ·Zalo được vinh danh là ứng dụng nhắn tin hàng đầu Việt Nam tại giải thưởng quốc tế
- ·Các nhóm hacker do chính phủ hậu thuẫn nhắm nhiều vào Việt Nam, Mỹ
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Ngân hàng thu nghìn tỷ từ dịch vụ