【kết quả giải hạng nhất hàn quốc】Giải pháp gì hỗ trợ doanh nghiệp năm 2014?
Giúp tiếp cận nhanh tín dụng
Ông Nguyễn Trọng Hiệu cho biết, năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập là 76.955, tăng 10,1% so với năm 2012; vốn đăng ký là 398.681 tỷ đồng, giảm 14,7%; có 61.000 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động (10.000 doanh nghiệp giải thể và 51.000 doanh nghiệp dừng hoạt động).
Theo ông Hiệu, trong năm 2013, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) gặp nhiều khó khăn, đặc biệt phải kể đến là các khó khăn chính như: Khả năng tài chính và nguồn vốn hạn chế; Chất lượng nhân lực thấp; Thiếu sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp; Chịu ảnh hưởng, tác động của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế…
Do đó, nhóm giải pháp thứ nhất mà ông Hiệu đưa ra là việc hoàn thiện khung pháp lý, chính sách phát triển DNNVV. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu… để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong hoạt động kinh tế, đồng thời triển khai tích cực các luật mới ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng như Luật Quản lý giá, Luật Quảng cáo. Cùng với việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt, ông Hiệu cho rằng cần nghiên cứu Đề án xây dựng Luật Xúc tiến phát triển DNNVV.
Trong nhóm giải pháp thứ hai, theo Phó cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, cần giúp DNNVV tiếp cận tài chính, tín dụng một cách nhanh nhất qua Quỹ Phát triển DNNVV và triển khai các hoạt động trợ giúp của Quỹ, đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ngân hàng thươnng mại tăng mức dự nợ tín dụng cho các DNNVV, áp dụng quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
Nhóm giải pháp thứ ba là cần hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho DNNVV. Để làm được điều này cơ quan quản lý Nhà nước cần phải Phê duyệt Đề án phát triển cụm công nghiệp liên kết, khu công nghiệp gắn với phát triển công hỗ trợ, tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị trong năm 2014; Xây dựng cơ chế hỗ trợ DNNVV thực hiện hệ thống kiểm toán môi trường và quản lý sinh thái; Xây dựng cơ chế hỗ trợ di dời các DNNVV gây ô nhiễm thông qua cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ đất sản xuất sang đất ở và đất thương mại trong năm 2014...
Nhóm giải pháp thứ tư, ông Hiệu cho rằng, cần cung cấp thông tin hỗ trợ, xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV. Cụ thể, hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV để cung cấp thông tin cho DNNVV; Tiếp tục nâng cấp cổng thông tin DN, hình thành mạng lưới kết nối thông tin trợ giúp DNNVV; Khuyến khích, hỗ trợ DNNVV tham gia Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Cuối cùng là xây dựng hệ thống trợ giúp phát triển DNNVV thông qua việc đẩy nhanh phê duyệt Đề án tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối thực hiện chính sách phát triển DNNVV giai đoạn 2014-2015.
Không chỉ là chính sách vĩ mô
Với tiếng nói của người trong cuộc, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, hỗ trợ DN chỉ bằng những “cú huých” từ ngân sách Nhà nước để tăng tổng cầu sẽ không hữu hiệu bằng các biện pháp có tính đồng bộ như xem xét kỹ các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh để đưa ra hiệu chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp.
Điều này là do thực tế hiện nay, dù một số doanh nghiệp Việt đáp ứng tốt về chất lượng giá cả các nhu cầu thiết yếu, tiêu dùng trong nước nhưng những nỗ lực của doanh nghiệp không thể “đấu” lại được các tập đoàn lớn trên thế giới. Các tập đoàn có vốn mạnh, quy mô lớn, nên sẵn sàng lỗ “kế hoạch” trong một thời gian để các doanh nghiệp Việt không cạnh tranh được, tự rút lui, từ đó thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền để tăng giá, sinh lời.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Trường Sơn, trong chương trình dùng hàng Việt, không nên chỉ là tuyên truyền, quảng bá, vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” mà cần có quyết sách cụ thể như Chính phủ ban hành danh mục các mặt hàng sản phẩm nhập khẩu còn những sản phẩm, hàng hóa còn lại phải sử dụng “hàng Việt”.
Đưa ra khuyến nghị chính sách cho doanh nghiệp trong năm 2014, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- TS. Võ Trí Thành cho rằng, năm 2014, dự báo mức tăng tiêu dùng của nền kinh tế sẽ không tăng, tuy nhiên vẫn có những nhu cầu tiêu dùng không thể giảm. Vì vậy, doanh nghiệp chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng biết lựa chọn thì vẫn có những bước phát triển.
Dự báo về lãi suất, TS. Thành cho rằng, dư địa để giảm thêm lãi suất đã hết, có chăng trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước có thể cho vay tái cấp vốn ở một số lĩnh vực.
Về thị trường xuất khẩu, với nhận định rằng, Mỹ và EU là hai thị trường mang lại nhiều cơ hội giao thương trong thời gian tới do tác động của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khuyến nghị doanh nghiệp cần có cái nhìn ở tầm xa hơn về cơ hội đầu tư ở nước ngoài cũng như cơ hội hợp tác trên “sân nhà” khi dòng vốn nước ngoài dự báo sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Trong khuôn khổ diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp thuộc Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thay mặt hội đồng chủ biên đã giới thiệu báo cáo “Năng lực hoạt động doanh nghiệp - Năng lực tài chính 2013”- một chương trình sẽ được tiến hành hàng năm bắt đầu từ năm 2013. Báo cáo Tài chính Doanh nghiệp cung cấp thông tin về hoạt động và năng lực tài chính của các doanh nghiệp thông qua sáu nhóm chỉ số cơ bản: chỉ số thanh toán, chỉ số đòn bẩy tài chính, chỉ số lợi nhuận, hệ số sinh lời, hệ số bản toàn vốn và doanh số. Các chỉ số được tập hợp, xử lý từ các báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) của các doanh nghiệp niêm yết và đại chúng và được quy ra các chỉ số theo cách tính phổ biến trong các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Báo cáo năng lực hoạt động doanh nghiệp giới thiệu thông tin về năng lực tài chính của gần 500 doanh nghiệp lựa chọn từ gần 2.000 doanh nghiệp tham gia các sàn chứng khoán TP.HCM (HSX), Hà Nội (HNX), Upcom và các doanh nghiệp đại chúng khác. |
An Tư
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Bamboo Airways phối hợp thực hiện các chuyến bay đặc biệt đưa người dân Bình Định từ TP HCM
- ·Bộ Tài chính trình Chính phủ thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid
- ·Mã số vùng trồng
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Công ty Cổ phần Đồng Tâm tổ chức thành công phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022
- ·Thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch Covid
- ·Từ 0h ngày 2/3, Hà Nội cho phép các nhà hàng, quán cà phê mở cửa trở lại
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Nghệ sĩ tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật: Người đăng đàn xin lỗi, còn lại... lặng thinh
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Long An hội đủ các yếu tố thu hút đầu tư
- ·Giá vàng trong nước cùng tăng với giá thế giới
- ·Cảnh báo lừa đảo, giả mạo chiếm đoạt tài sản giữa mùa dịch Covid
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Vi phạm quy định phòng chống dịch, nhiều người bị xử phạt
- ·Thúc đẩy hợp tác Việt Nam
- ·Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 3
- ·Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- ·Tập đoàn Thắng Lợi Group khảo sát và đầu tư xúc tiến tại Nhật Bản