【necaxa đấu với querétaro】Tham gia WTO: Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa thị trường tài chính
Nỗ lực này cả từ phía các cơ quan nhà nước và tổ chức,ếptụcthựchiệnchínhsáchmởcửathịtrườngtàichínecaxa đấu với querétaro cá nhân thuộc các thành phần kinh tế... đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng phát triển, tiệm cận với thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính.” – Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.
PV: Xin ông cho biết về tình hình thực hiện các cam kết của Việt Nam tham gia WTO đối với lĩnh vực tài chính trong thời gian vừa qua?
- Ông Nguyễn Viết Lợi:Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết trong WTO.
Về thuế, Việt Nam cam kết giảm mức thuế bình quân từ mức 17,4% (năm 2007) xuống còn 13,4% thực hiện dần trong vòng 5 - 7 năm. Tuy nhiên, tính đến thời điểm 1/1/2015 mức thuế bình quân trong biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam là 10,54%, thấp hơn so với mức cam kết cắt giảm khoảng 3%.
Thực hiện cam kết gia nhập WTO, biểu thuế nhập khẩu hàng hóa ưu đãi cũng được Bộ Tài chính và Chính phủ ban hành hàng năm. Tính đến thời điểm hiện nay, về cơ bản hầu hết các mặt hàng đã thực hiện cắt giảm toàn bộ theo cam kết, ngoại trừ 12 dòng thuế bao gồm một số mặt hàng xe ô tô nguyên chiếc thuộc nhóm 87.03 và 87.04 có lộ trình cắt giảm thuế đến năm 2019 (thực hiện theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP).
|
Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với đường, trứng, gia cầm, lá thuốc lá và muối. Mức thuế suất trong hạn ngạch đối với trứng là 40%, đường thô 25 -50%; đường tinh 60%, lá thuốc lá 30%; muối ăn và muối mỏ là 30%. Tuy nhiên, hiện nay mức thuế nhập khẩu ưu đãi trong hạn ngạch đã được giảm xuống thấp hơn so với mức cam kết, quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, cụ thể: Trứng 30% (thấp hơn mức cam kết 10%); đường thô 25%; đường tinh 40% (thấp hơn mức cam kết 20%).
Việt Nam cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu phế liệu từ 35% xuống 17% sau 5 năm; phế liệu kim loại khác từ 40 - 45% xuống 22% sau 5 năm. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã thực hiện toàn bộ cắt giảm theo cam kết WTO.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm, chúng ta cam kết không hạn chế đối với 3 phương thức cung cấp dịch vụ như: Cung cấp qua biên giới; tiêu dùng ngoài lãnh thổ; hiện diện thương mại. Cụ thể: Việt Nam cam kết cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài mở văn phòng đại diện, liên doanh (từ năm 2007); được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (từ năm 2008); mở chi nhánh (từ năm 2012). Để thực hiện các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm, Việt Nam đã ban hành các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn để quy định và sửa đổi các quy định trong nước, từng bước phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO. Gần đây nhất, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm…
Như vậy, nhìn chung có thể thấy Việt Nam không những đã thực hiện nghiêm túc các cam kết WTO mà trong một số lĩnh vực đã có những điều chỉnh mạnh hơn, thoáng hơn so với cam kết nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tạo thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế trong nước.
PV: Thưa ông, việc gia nhập WTO mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nội dung đàm phán mới trong các hiệp định thương mại tự do (FTAs). Xin ông một vài chia sẻ về vấn đề này?
- Ông Nguyễn Viết Lợi:Tham gia WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư nước ngoài qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và rút ngắn khoảng cách phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và nâng cao vị thế trong các mối quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối diện với không ít thách thức khi tham gia WTO, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, thu ngân sách nhà nước... Kể từ năm 2007 đến nay, tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu trên tổng thu NSNN năm sau so với năm trước có xu hướng giảm, mặc dù giá trị thu NSNN từ thuế xuất nhập khẩu và tổng thu ngân sách vẫn tăng.
Bên cạnh WTO, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam cũng đã tham gia rất nhiều FTAs hướng tới mức độ hội nhập sâu hơn, với các nội dung mới về đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, di chuyển vốn... Sự tồn tại song song giữa các FTAs đòi hỏi Việt Nam cần phải chú trọng hơn đến việc nâng cao sức cạnh tranh và tái cấu trúc nền kinh tế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hội nhập ngày càng sâu rộng, tận dụng được cơ hội mà các hiệp định mang lại.
PV: Theo ông thời gian tới cần có những giải pháp gì để tận dụng được những cơ hội do FTAs mang lại và hạn chế được những thách thức, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung, đặc biệt là lĩnh vực Bộ Tài chính phụ trách?
- Ông Nguyễn Viết Lợi:Nhằm tận dụng được những cơ hội do FTAs mang lại và hạn chế những thách thức, Bộ Tài chính cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:
Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách tài chính nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để đảm bảo ổn định các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện cơ cấu chi NSNN vững chắc theo hướng giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi ĐTPT với lộ trình phù hợp, kết hợp với điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện mở cửa thị trường tài chính. Theo đó cần xây dựng các cơ chế, chính sách tài chính nhằm thu hút và khai thác tối đa nguồn vốn nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn cùng với việc đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc và phát triển thị trường chứng khoán, đa dạng hóa các loại hình đầu tư, tăng cầu thị trường chứng khoán, tăng cung cho thị trường chứng khoán và cải thiện chất lượng nguồn cung thông qua việc đẩy mạnh phát hành mới và niêm yết mới, đa dạng hóa các công cụ tài chính để hoàn thiện cấu trúc thị trường.
Tăng cường chất lượng hoạt động kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực tài chính; nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và giám sát tài chính quốc gia; đảm bảo an ninh, an toàn tài chính công; cơ cấu lại nợ công hợp lý; giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ một cách có hiệu quả.
Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, đổi mới quy trình nghiệp vụ trong các lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước,… nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và đối thoại chính sách, hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước tận dụng các cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực từ các thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
PV: Xin cảm ơn ông!
"Tháng 1/2017, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Trong quá trình gia nhập, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thay đổi để đáp ứng các cam kết. Nỗ lực này cả từ phía các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế... đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng phát triển, tiệm cận với thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính" - Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN. |
Hồng Sâm
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Google Mỹ đổi logo tìm kiếm đón ngày bầu cử Tổng thống 2024
- ·TikTok Canada bị yêu cầu giải tán, ứng dụng vẫn hoạt động
- ·Mac mini M4 với nút nguồn vô lý dưới đáy lần đầu được 'minh oan'
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Cách tạo hình ảnh bằng AI miễn phí
- ·Điểm yếu chí tử khiến Galaxy Z Fold 6 bản đặc biệt kém hấp dẫn
- ·OpenAI xây dựng chip nội bộ đầu tiên với Broadcom và TSMC
- ·"Đinh Rú
- ·Dùng công nghệ AI giả danh nghệ sĩ để lừa đảo
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Có nên bật/tắt TV trực tiếp từ ổ cắm điện?
- ·Tối đa trải nghiệm, MobiFone mang đến siêu ưu đãi cho các gói cước data
- ·Tối đa trải nghiệm, MobiFone mang đến siêu ưu đãi cho các gói cước data
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·CEO FPT: Chúng tôi có sinh viên Trương Gia Bình, lương 50 triệu đồng/tháng
- ·Google Mỹ đổi logo tìm kiếm đón ngày bầu cử Tổng thống 2024
- ·Dùng công nghệ AI giả danh nghệ sĩ để lừa đảo
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Hai phi hành gia 9X Trung Quốc lần đầu bay vào vũ trụ