【tipvang】Bộ Y tế cảnh báo dịch sởi tăng cao, hơn 111 lần
Bộ Y tế cảnh báo dịch sởi tăng cao,ộYtếcảnhbáodịchsởităngcaohơnlầtipvang hơn 111 lần
(Dân trí) - Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính. So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn 111 lần.
WHO cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực
Sáng 28/11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.
TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết ở khu vực Tây Thái Bình Dương, đặc biệt Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, các bệnh có vaccine phòng bệnh từ lâu sau Covid-19 cũng trội lên trên thế giới, khu vực cũng như tại Việt Nam.
Cụ thể, sau đại dịch Covid-19, số mắc sởi tăng cao trên toàn thế giới với 10,3 triệu ca mắc năm 2023, tăng 20% so với năm 2022, trong đó có hơn 107.000 ca tử vong, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.
WHO đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát dịch tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.
Tác động của đại dịch Covid-19 trong những năm trước đó đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn thế giới, không đạt được mức độ bao phủ cần thiết để ngăn ngừa các đợt bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh sởi.
Tương tự, tại Việt Nam, số mắc sởi cũng tăng cao. Theo TS Tâm, từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi (TPHCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong).
So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn 111 lần.
Đáng chú ý, nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc sởi. Một số địa phương có số nghi sởi và sởi dương tính cao là TPHCM, Đồng Nai, Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Dương, Hà Nội, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp.
Từ ngày 1/9 đến ngày 19/11, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) ghi nhận 195 ca sởi dương tính. Cụ thể, tháng 9 có 41 ca, tháng 10 có 90 ca, đặc biệt trong 11 ngày tháng 11 có đến 64 ca.
Trong đó, tỷ lệ mắc ở trẻ dưới 9 tháng (chưa đến tuổi tiêm vaccine phòng sởi) chiếm hơn 31%, với trẻ trên 9 tháng tuổi, tỷ lệ chưa tiêm chủng chiếm đến 40%.
Đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho biết sẽ xem xét vấn đề tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi cũng như các đối tượng khác để có đề xuất phù hợp.
Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi tại 31 tỉnh, thành, cho trẻ em 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh, thành phố triển khai chiến dịch chưa đảm bảo tiến độ.
Việt Nam ghi nhận một ca bệnh bại liệt ở Đắk Lắk
Ngoài ra, số mắc ho gà cũng cao hơn 23 lần, với hơn 1.000 ca mắc, 1 ca tử vong.
Một số dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, bạch hầu… đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, số mắc cúm mùa cũng có xu hướng giảm tuy nhiên số tử vong tăng 7 trường hợp (Bình Định 4 ca, Hà Nội 2, Khánh Hòa và Phú Yên mỗi địa phương một ca tử vong).
Đặc biệt, trong năm, nước ta ghi nhận một ca mắc bệnh bại liệt ở Đắk Lắk. Từ đầu năm đến nay, chúng ta cũng ghi nhận rải rác các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại các địa phương, với 73 ca mắc, chủ yếu tập trung tại TPHCM và các tỉnh miền Nam.
Với bệnh than, trong năm chúng ta cũng ghi nhận 12 ca mắc (Điện Biên 11 ca, Sơn La 1 ca), số mắc giảm 4 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.
TS Tâm nhận định, trong năm chúng ta cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, dịch bệnh trong nước diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập, bùng phát, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi, xuất hiện.
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ em. Tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số sinh sống.
TS Tâm cũng lưu ý dịch bệnh cúm A(H5N1) là vấn đề cần quan tâm, liên quan đến dịch cúm trên gia cầm, đặc biệt tại Mỹ liên quan đến dịch trên gia súc (bò, lợn). Tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
Vì thế, hệ thống y tế dự phòng cần đặc biệt quan tâm vấn đề này khi có gia cầm ốm chết, đồng thời tăng cường giám sát, phát hiện, nhanh chóng khoanh vùng ổ dịch nếu có xảy ra trên người.
Thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động công tác giám sát trường hợp bệnh, giám sát tác nhân gây bệnh và xử lý triệt để ổ dịch với các bệnh lưu hành, các bệnh dự phòng bằng vaccine, bệnh viêm phổi nặng do virus....
Đồng thời giám sát dựa vào sự kiệnđể phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Với bố, hai mẹ con không bằng biệt thự trăm tỉ
- ·PM to visit Mongolia for Asia
- ·VN welcomes Hague ruling
- ·President welcomes Chilean guest
- ·Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh
- ·East Sea dominates ASEAN
- ·President starts Laos State visit
- ·VN welcomes Hague ruling
- ·Bí thư Tỉnh ủy Long An thăm, chúc mừng Lễ Giáng sinh tại Tòa Giám mục Mỹ Tho
- ·Lawmakers: 2016 GDP growth at risk
- ·Về thăm mẹ
- ·Việt Nam hosts international law meet
- ·PM hosts Korean, Sri Lankan Ambassadors
- ·Security force urged to build capacity
- ·Anh cưới tôi chỉ vì bố tôi là sếp
- ·President welcomes Chilean guest
- ·Việt Nam hosts international law meet
- ·VN, Romania to boost ties
- ·Yếu đuối, hèn nhát… tôi không dám bỏ chồng
- ·NA Chair visits Lạng Sơn Province