【ket qua lecce】Nhân rộng mô hình hiệu quả
Xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả được xã Vị Bình,ộngmhnhhiệuquảket qua lecce huyện Vị Thủy, tập trung thực hiện nhằm giúp người dân ngày càng nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Sắp tới, xã Vị Bình sẽ nhân rộng mô hình trồng bưởi da xanh có bao tiêu sản phẩm.
Theo UBND xã Vị Bình, tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2019 trên địa bàn xã có chuyển biến tích cực. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều có sự tăng trưởng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mang lại lợi nhuận cao. Ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Vị Bình, cho biết: Thời gian qua, kinh tế nông nghiệp ở xã được quan tâm, đặc biệt là các chương trình trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, hệ thống thủy lợi được đầu tư khép kín, chủ động trong tưới tiêu và chuyển giao khoa học kỹ thuật đồng bộ.
Định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn xã thời gian qua là tập trung xây dựng các mô hình điểm, nhân rộng những mô hình làm ăn có hiệu quả. Điển hình là xã đang thực hiện mô hình trồng lúa thông minh, trồng bưởi da xanh có bao tiêu sản phẩm ở ấp 9B, 9A2 và phát triển mô hình nuôi ba ba ở ấp 4. Đây là những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người dân đồng tình ủng hộ thực hiện.
Trước đây, toàn xã còn khoảng 64ha vườn tạp, đến nay đã cải tạo chuyển đổi sang cây trồng có giá trị kinh tế cao đạt 98%/trên tổng diện tích vườn tạp. Trong năm 2019 này, xã thực hiện chuyển đổi 2ha vườn tạp sang các loại cây trồng hiệu quả hơn.
Một trong những hộ dân mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng mía sang trồng bưởi da xanh cho hiệu quả kinh tế cao, ông Trần Văn Việt, ở ấp 9B, cho biết: “Trước đây, toàn bộ diện tích đất của gia đình đều trồng mía, tôi thấy mía không hiệu quả nên đã chuyển sang trồng bưởi da xanh. Gắn bó với bưởi da xanh được 19 năm, bình quân 5 công bưởi mỗi năm thu hoạch vài tấn, trừ các khoản chi phí, nhân công mỗi năm gia đình tôi kiếm được 80 triệu đồng/năm trở lên, so với trồng mía thì lợi nhuận gấp nhiều lần. Thấy được hiệu quả kinh tế, tôi đã vận động các con tôi chuyển sang trồng bưởi da xanh”.
Hiện nay, trên địa bàn xã Vị Bình có nhiều mô hình đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên, trong đó mô hình làm ăn theo hình thức kinh tế tập thể đang phát triển tốt. Thời gian đầu mới thành lập chỉ có 9 thành viên, đến nay Hợp tác xã Kiến Thành, ở ấp 9A2 đã phát triển được 40 thành viên. Đây là 1 trong 3 hợp tác xã làm ăn liên kết trên địa bàn rất hiệu quả.
Ông Huỳnh Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã Kiến Thành, cho biết: Hoạt động của hợp tác xã chủ yếu làm dịch vụ phân bón và bơm tưới. Tổng diện tích của các thành viên là 45ha. Lợi ích của các thành viên trong hợp tác xã là được mua phân bón với giá thấp hơn bên ngoài, từ đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và thu nhập. Bên cạnh đó, hợp tác xã còn làm dịch vụ bơm tưới và đại diện ký kết hợp đồng bao tiêu lúa của người dân ở ngoài hợp tác xã. Bình quân một năm hợp tác xã bơm tưới khoảng 90ha và vụ lúa Đông xuân 2018-2019 tổng diện tích lúa được doanh nghiệp ký bao tiêu với hợp tác xã là 200ha. Nhờ đó, hợp tác xã có thêm lợi nhuận cho các thành viên.
Để đạt hiệu quả trong sản xuất, việc hỗ trợ kỹ thuật luôn được xã Vị Bình quan tâm. Bà Nguyễn Thị Huệ, cán bộ bảo vệ thực vật xã Vị Bình, cho biết: Trong thời gian qua, người dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn được tập huấn về kỹ thuật nuôi, trồng kịp thời. Từ đầu năm đến nay, xã đã tổ chức được 8 lớp về kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng, mỗi lớp từ 35-40 nông dân tham dự. Từ nay đến vụ lúa Đông xuân tới, xã tiếp tục tập huấn kỹ thuật 1 phải, 5 giảm thêm 4 lớp cho nông dân ở các ấp. Song song đó, tiếp tục vận động nông dân thường xuyên thăm đồng, cũng như theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại trên các loại cây trồng để sản xuất mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Vị Bình, vấn đề còn gặp khó là tiếp cận nguồn vốn vay của người dân chưa kịp thời. Theo nghị quyết đề ra, mỗi năm ở xã phải có một ấp thực hiện cải tạo vườn tạp đạt 100%. Để thực hiện đạt mục tiêu này, xã kiến nghị ngân hàng nếu thấy mô hình phù hợp nên mạnh dạn hỗ trợ đầu tư giúp người dân có nguồn vốn cải tạo và nâng dần mức thu nhập. Ngoài ra, nên hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho người dân, đặc biệt là những mô hình có thu nhập cao. Đồng thời, kiến nghị tỉnh, huyện hỗ trợ cho xã trong việc tìm đầu ra sản phẩm cho người dân.
Bài, ảnh: T.XOÀN
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- ·Hà Lan gửi Ukraine phần lớn phi đội F
- ·Khai trương Đơn vị tiêm chủng và tư vấn sức khỏe cho người dân
- ·Tỷ giá hôm nay (16/2): USD trung tâm tăng 10 đồng so với cuối tuần trước
- ·Sản xuất và phân phối xanh
- ·Hỗ trợ quà cho hai người nhiễm H có hoàn cảnh khó khăn
- ·Kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong cấp huyện
- ·Phú Vang hiến máu tình nguyện Xuân Hồng 2019
- ·Kiều bào hiến kế giúp TP. HCM phát triển năng lượng sạch và 'dữ liệu lớn'
- ·Nga đổi chiến thuật cản đường Ukraine vượt bãi mìn, cầu Crưm tạm dừng hoạt động
- ·Tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn hạn chế
- ·Chăm lo sức khỏe cho dân trong dịp Tết Kỷ Hợi
- ·Ngân hàng Nhà nước đôn đốc khơi thông dòng vốn tín dụng đến với doanh nghiệp
- ·“Giọt máu – Kho báu tình người”
- ·Hoãn tổ chức analytica Vietnam 2021
- ·Hải quan Quảng Ninh thu giữ 400 kit test Covid
- ·Khắc tinh của “thầy mo”
- ·Giá thép hôm nay ngày 21/5/2024: Vì sao quay đầu giảm?
- ·Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh
- ·Xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch trở lại Hà Giang