【lịch đấu】Quốc hội thông qua Nghị quyết lập đoàn giám sát phòng, chống xâm hại trẻ em
Quốc hội quyết định giám sát tối cao về phòng, chống xâm hại trẻ em | |
Quốc hội sẽ giám sát tối cao về phòng, chống xâm hại trẻ em vào 2020 | |
Đưa nội dung chống xâm hại trẻ em vào chương trình giám sát của Quốc hội |
Toản cảnh các đại biểu Quốc hội biểu quyết thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em" |
Kết quả, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết với 443/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,53% tổng số đại biểu Quốc hội.
Nghị quyết quy định thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” và phân công Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu làm Trưởng Đoàn giám sát; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga làm Phó Trưởng Đoàn thường trực; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình làm Phó Trưởng Đoàn; Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải làm Phó Trưởng Đoàn.
Theo đó, Trưởng Đoàn giám sát chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Đoàn giám sát; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định pháp luật có liên quan. Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2020; báo cáo kết quả giám sát để Quốc hội tiến hành giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội giúp Đoàn giám sát về những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát. Văn phòng Quốc hội giúp Đoàn giám sát về xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác bảo đảm, tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
Nghị quyết nêu rõ: Theo yêu cầu của Đoàn giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện cụ thể tổ chức giám sát về nội dung chuyên đề nói trên; gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát.
Để đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện, Nghị quyết giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua.
Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết |
Ngoài Nghị quyết nêu trên, sáng nay, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết với 452/452 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 100% tổng số đại biểu Quốc hội.
Nghị quyết quyết nghị: Tại Điều 1 về gia nhập điều ước quốc tế, quyết nghị Gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (sau đây gọi tắt là Công ước số 98) được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động Quốc tế thông qua ngày 1/7/1949 tại Geneva (Thụy Sỹ).
Tại Điều 2 về áp dụng điều ước quốc tế, áp dụng toàn bộ nội dung của Công ước số 98.
Tại Điều 3 về tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức, cơ quan có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 tại Phụ lục 02 và các văn bản pháp luật khác để tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và thực hiện các cam kết trong Công ước số 98.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Công ước số 98; tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung Công ước số 98 để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan hoàn thành thủ tục đăng ký gia nhập Công ước số 98 và xác định thời điểm có hiệu lực đối với Việt Nam theo quy định của Công ước.
Tại Điều 4 về giám sát việc thực hiện Nghị quyết, Nghị quyết giao Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phó Thủ tướng: Chính phủ cam kết luôn luôn đồng hành, phục vụ cộng đồng DN
- ·Cảnh giác khi mua bán tiền ảo
- ·Bụng bé gái 12 tuổi to lên tưởng béo, không ngờ phải cắt buồng trứng
- ·BMW và VIB ký thoả thuận là đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ tài chính.
- ·Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư như thế nào?
- ·Người đàn ông Hà Nội phát hiện ung thư nhờ nốt ruồi ở gót chân
- ·Đàn ông sống thọ và thông minh hơn khi thích làm việc nhà
- ·Điểm danh những tỉnh, thành xuất khẩu hơn 10 tỷ USD
- ·4 ngày 5 vụ tai nạn đường sắt: Mổ ‘hộp đen’ tàu công bố nguyên nhân
- ·Đầu tư 4,5 triệu USD cho hai dự án điện Miniscada
- ·Lạng Sơn: Tịch thu 20 tấn than đá không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Hi hữu: Thai phụ Hải Phòng cùng lúc mang 2 thai trong và ngoài tử cung
- ·Tông chết người liên tiếp, mấy cốc bia bằng 1 chén rượu?
- ·Pháp là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 2 tại Việt Nam
- ·Thủ tướng: Doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo của ngành công thương
- ·Bé Bình An nắm chặt tay bác sĩ, điều kỳ diệu đến với cả 2 mẹ con
- ·Hành trình ngủ ngồi, ôm chậu chờ sinh của bà mẹ trẻ mắc ung thư giai đoạn cuối
- ·Kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm: "Nóng"chuyện dân sinh
- ·Kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia: KHCN và ĐMST là động lực chính
- ·Vốn FDI đổ mạnh vào các tỉnh trọng điểm phía Nam