【đội hình rc lens gặp stade de reims】Tổng Bí thư: Cần xây dựng chương trình phúc lợi dài hạn cho người lao động
Sáng 2/12,ổngBíthưCầnxâydựngchươngtrìnhphúclợidàihạnchongườilaođộđội hình rc lens gặp stade de reims Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Tới dự đại hội có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phát biểu tại đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, đại hội là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của giai cấp công nhân, người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Tổng Bí thư cho biết, Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
Trải qua hơn 94 năm xây dựng, hoạt động, trưởng thành và phát triển, chúng ta có quyền tự hào và khẳng định rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng và giai cấp, có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh.
Trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn càng được khẳng định, phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nhiệm kỳ 2018-2023 vừa qua, hoạt động của tổ chức Công đoàn và đoàn viên, người lao động diễn ra trong bối cảnh có nhiều đặc biệt. Những năm đầu của nhiệm kỳ, các cấp Công đoàn đã triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Công đoàn có nhiều thuận lợi. Trong đó kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng khá.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát cùng tác động của cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột vũ trang xảy ra ở nhiều nơi, sự suy giảm kinh tế thương mại và lạm phát toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập, đời sống của đoàn viên, người lao động và hoạt động của Công đoàn.
Vào cuối nhiệm kỳ, tình trạng thiếu việc làm của người lao động diễn ra trên diện rộng, số người lao động phải rời các doanh nghiệp về quê hoặc chuyển sang khu vực phi chính thức tăng nhanh.
Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn, quyết liệt, duy trì việc làm, bảo đảm thu nhập, giảm thiểu khó khăn cho người lao động.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, quán triệt các Nghị quyết Đại hội của Đảng, thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 Công đoàn Việt Nam, các cấp Công đoàn cả nước đã vượt qua mọi khó khăn, đổi mới sáng tạo, triển khai toàn diện có trọng tâm, trọng điểm các lĩnh vực công tác, cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đề ra.
Ngay sau Đại hội 12 Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động đã tổ chức tuyên truyền học tập, quán triệt, xây dựng các chương trình thực hiện Nghị quyết, tập trung thực hiện 3 khâu đột phá và các nhiệm vụ trọng tâm, tạo chuyển biến mới trong hoạt động công đoàn.
Các hoạt động công đoàn đã hướng mạnh về cơ sở, mở rộng và đầu tư nhiều hơn cho khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, tập trung hoạt động chăm lo, đại diện bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động.
Với việc không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các cấp, Công đoàn tiếp tục khẳng định được vị thế, vai trò vững chắc trong lòng đoàn viên, người lao động, nhất là trong giai đoạn chống chọi với đại dịch Covid-19.
Mô hình tổ chức bộ máy của Công đoàn ngày càng được hoàn thiện, chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn từng bước được nâng cao, trên khắp các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, công nhân viên chức lao động đi đầu và thành công trong lao động, sản xuất, kinh doanh, khẳng định vai trò của Công đoàn trong hệ thống chính trị, tô thắm thêm cho truyền thống vẻ vang của Công đoàn.
Những thành tựu đó không chỉ là kết quả của nỗ lực phấn đấu của một số người mà là của toàn bộ cán bộ, công nhân lao động, của tổ chức Công đoàn, là minh chứng khẳng định vai trò vị trí to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Những gợi mở của Tổng bí thư
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọnggợi ý một số vấn đề để Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam thảo luận, xem xét, quyết định, từ đó nâng cao vai trò của Công đoàn trong chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.
Một là,trong việc chỉ đạo và triển khai hoạt động công đoàn, cần nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ, rằng Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý; vừa là tổ chức chính trị - xã hội, vừa là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Hoạt động của Công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng; Công đoàn cần tích cực phối hợp với Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và người sử dụng lao động để chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.
Hai là,tiếp tục coi trọng và đổi mới hơn nữa nội dung, cách làm trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hiện đại.
Ba là, các cấp công đoàn phải khẳng định được vai trò đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tổng Bí thư nêu rõ, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn có những diễn biến phức tạp, gặp nhiều khó khăn, đe dọa sự ổn định về việc làm và cơ hội nâng cao thu nhập của người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, xây dựng các chương trình phúc lợi dài hạn; tập trung chăm lo, hỗ trợ toàn diện cho đoàn viên, người lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, ốm đau dài ngày.
Bốn là, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa mô hình tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn để phù hợp với cơ cấu lao động, loại hình doanh nghiệp, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân, người lao động và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Triển khai sâu sắc, toàn diện, thực chất các hoạt động công đoàn, tập trung thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi, trọng tâm, mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động; xây dựng niềm tin, tạo sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức công đoàn để Công đoàn Việt Nam thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động.
Năm là,Công đoàn phải phát huy và làm tốt hơn nữa việc tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, coi đây cũng là trách nhiệm và quyền lợi chính trị của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động và tổ chức công đoàn.
Công đoàn Việt Nam xác định 3 khâu đột phá
Tại đại hội, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Công đoàn.
Ông Khang cho biết, nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động không thuận lợi, các cấp Công đoàn, nhất là Tổng Liên đoàn đã chủ động đề xuất nhiều kiến nghị, góp ý xây dựng pháp luật để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, có kiến nghị góp phần tăng lương tối thiểu vùng 25,34% so với đầu nhiệm kỳ.
Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của Công đoàn được mở rộng, linh hoạt, thích ứng theo đúng chủ trương, đường lối đối ngoại, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đã chủ động tham gia, đóng góp tích cực trong các diễn đàn quốc tế, các hoạt động công đoàn quốc tế theo cơ chế đa phương, song phương, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các đối tác.
Về mục tiêu cho 5 năm tới, ông Khang cho biết, Tổng Liên đoàn Lao động đã xác định 3 khâu đột phá: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; Xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Công đoàn sẽ đẩy nhanh đầu tư xây dựng thiết chế công đoàn ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; tham gia giám sát việc thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030".
Đồng thời, kiến nghị giảm giờ làm chính thức theo tuần cho người lao động; giải quyết căn bản vấn đề nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài của hàng trăm nghìn người lao động.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô, giúp đoàn viên, người lao động có cơ hội tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần hạn chế, phòng ngừa “tín dụng đen” trong công nhân, lao động.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ 13, nhiệm kỳ 2023 - 2028
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lấy vợ vì tiền tôi đã không hạnh phúc
- ·Lãi suất ngân hàng ngày 8/6: Ngân hàng nào trả lãi cao nhất?
- ·Bản tin tài chính sáng 9/6: Giá vàng và dầu tăng, USD đi xuống
- ·Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” về đích
- ·Panel cách nhiệt chống cháy
- ·Thủ tục khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
- ·Minister: Việt Nam commits to UN’s global efforts against terrorism
- ·Thanh Hóa: Công khai danh sách doanh nghiệp nợ tiền thuế hơn 844 tỷ đồng
- ·Lực lượng vũ trang tỉnh đồng hành cùng các tôn giáo
- ·Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới
- ·Để thành công, tờ báo phải có định hướng rõ ràng
- ·Thống nhất các xử lý khác biệt mã số trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- ·Nắng nóng cao điểm, công viên nước làm ăn ra sao?
- ·TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng cao nhất quý III năm 2024
- ·Chồng ghen vô lối nhốt vợ ở nhà
- ·Infographics: Ngành Hải quan thu ngân sách 4 tháng đạt 124.740 tỷ đồng
- ·Giá vàng miếng lao dốc, có loại mất mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·Xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng 21,6%
- ·Yêu phụ nữ lớn tuổi, chỉ cần chân thành
- ·Rau quả Trung Quốc về chợ Việt: Quýt, tỏi đứng đầu bảng