【kêt qua ngoai hang anh】Bắt đầu “cuộc chơi” với Liên minh kinh tế Á
Ông Trương Đình Hòe,ắtđầucuộcchơivớiLiênminhkinhtếÁkêt qua ngoai hang anh Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam: Trong các nước thuộc EAEU, Nga là thị trường lớn nhất. Việt Nam cũng đã có quan hệ làm ăn lâu với nước này. Có thời điểm kim ngạch XK thủy sản sang thị trường Nga lên tới trên 100 triệu USD nhưng sau đó đã giảm xuống do gặp một số vấn đề về kinh tế. Việc ký kết FTA với EAEU, với những cam kết cắt giảm thuế sâu tạo nên độ mở cho thị trường, sẽ tạo cơ hội lớn hơn cho ngành thủy sản khi XK sang Nga. Nếu nền kinh tế của các quốc gia thuộc EAEU phục hồi tốt hơn thì cơ hội sẽ càng lớn hơn. Tuy nhiên, với mức độ tiêu thụ và khả năng hấp thụ của thị trường hiện nay thì cơ hội cho XK thủy sản cũng chưa biết thế nào. Nhiều người cho rằng vận chuyển, thanh toán, rào cản kỹ thuật là những trở ngại lớn khi XK sang khu vực này. Song với mặt hàng thủy sản thì đây cũng không phải là vấn đề khó. Thủy sản hiện nay đã đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của các nước Mỹ, EU nên vấn đề rào cản kỹ thuật không đáng ngại. Do vậy, vấn đề mấu chốt vẫn còn phụ thuộc khá lớn vào sức mua, nhu cầu thị trường, đặc biệt là sự phục hồi của nền kinh tế các quốc gia thuộc EAEU. |
Kỳ vọng thị trường gần 200 triệu dân
FTA Việt Nam- EAEU chính thức có hiệu lực từ ngày 5-10, sau hơn 3 năm đàm phán. Thời điểm này đã được các DN Việt Nam đón chờ bởi đây là một hiệp định khá đặc biệt.
Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết, điểm đặc biệt của hiệp định này là được ký ở cấp Nhà nước, còn các hiệp định khác ký ở cấp Chính phủ. Đây là hiệp định được cộng đồng DN trông chờ khi có những cam kết toàn diện không chỉ về mở cửa hàng hóa mà còn là vấn đề dịch vụ, đầu tư, những vấn đề mới mà ở các FTA trước chưa có.
Điểm mới của FTA này còn thể hiện ở việc ký kết FTA giữa một nước với một khối. Cũng theo ông Hải, hiệp định này có cách tiếp cận hoàn toàn mới, tức là tập trung vào những mặt hàng chủ lực mà 2 bên có lợi thế. Với Việt Nam, các ngành hàng có lợi thế khi hiệp định có hiệu lực gồm dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, điện tử.
Nói về cơ hội của hiệp định này, ông K.V.Vnukov, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam cho hay, khi hiệp định có hiệu lực, 90% thuế suất sẽ được cắt giảm hoặc đưa về 0%, trong đó có 59% được giảm thuế ngay sau khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực và 30% được giảm thuế trong giai đoạn chuyển tiếp đối với khoảng 10.000 hàng hóa. Ngoài ra, hiệp định cũng quy định việc bảo vệ các quyền đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ, xác định các hướng đi trong hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử, mua sắm chính phủ, thiết lập các nguyên tắc thống nhất về bảo vệ cạnh tranh, quy cách hóa các thủ tục hải quan. Với Hiệp định này, Việt Nam sẽ có quyền tiếp cận có tính ưu đãi với một thị trường chung rộng lớn và đầy triển vọng, với GDP tổng cộng là 2.200 tỷ USD và thị trường gần 200 triệu người tiêu dùng.
Cùng với Hiệp định này thì Nghị định thư song phương về việc thành lập tại Việt Nam các dây chuyền lắp ráp sản xuất ô tô các nhãn hiệu nổi tiếng của Nga như Kamaz, Gaz và các nhãn hiệu khác. Những xe ô tô này dự kiến sẽ được tiêu thụ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước ASEAN. Theo ông Vnukov, những chính sách được 2 nước lựa chọn nhằm đơn giản hóa các trao đổi thương mại, phù hợp với tiến trình liên kết đang gia tăng tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Do đó, các DN Nga kỳ vọng Hiệp định này sẽ là bước tiến để thâm nhập vào thị trường ASEAN.
3 thách thức hàng đầu
Có thể thấy, với một hiệp định có nhiều điểm đặc biệt sẽ giúp cho thương mại của Việt Nam với khối các nước Liên minh kinh tế Á - Âu tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới. Ví dụ như thị trường Nga, theo số liệu từ cơ quan Hải quan Nga, năm 2015 kim ngạch thương mại song phương đạt 3,9 tỷ USD, tăng 4% là con số còn khiêm tốn, nhưng đã được củng cố trong năm 2016 khi 7 tháng đầu năm đã đạt 2 tỷ USD, vượt 11% so với năm trước. Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ nhất trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong số các nước ASEAN. “Với Hiệp định này chúng tôi hy vọng có thể gia tăng khối lượng thương mại hai nước Nga- Việt Nam lên 10 tỷ USD đến năm 2020”, ông Vnukov nói.
Tuy nhiên, những trở ngại về giao thông, vận chuyển, thanh toán là những vấn đề đang khiến các DN rất lo lắng. Chuyên gia kinh tế Lê Thế Mẫu nhận định, hệ thống tài chính ngân hàng của các nước này và Việt Nam chưa hòa nhập, Việt Nam và các nước này chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường và hiện đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống thể chế. Đáng chú ý, thông tin là vấn đề rất quan trọng trong giao thương song thông tin của Việt Nam với các nước đối tác và ngược lại chưa có nhiều.
Khó khăn lớn nhất nhận được nhiều ý kiến là vấn đề giao thông, vận chuyển xa xôi, khó khăn, mất thời gian khiến cho chi phí hàng hóa tăng lên. Để khắc phục được vấn đề này, hai bên có thể thông qua đường bộ của Trung Quốc để vận chuyển hàng hóa. “Hiện Tổng thống Nga đã đề nghị kết nối hợp tác EAEU với Việt Nam thông qua con đường tơ lụa của Trung Quốc. Sự kết hợp này nếu thành công sẽ tạo thuận lợi lớn về giao thông vận tải để mở đường cho hàng hóa của Việt Nam sang EAEU”, ông Mẫu chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm này, sau khi chỉ ra 3 khó khăn của Việt Nam khi FTA Việt Nam- EAEU có hiệu lực là khoảng cách địa lý, thanh toán và rào cản thương mại, ông Hải cho hay, trong giao thương thương mại, vận tải là vấn đề quan trọng. Hiện nay, hàng hóa Việt Nam đi Nga mất 80 ngày, gây khó khăn cho hàng NK vào các nước thuộc EAEU, đặc biệt là hàng nông sản. Tuy nhiên, ông Hải cũng kỳ vọng, sau khi hiệp định này có hiệu lực, việc mở cửa về vấn đề dịch vụ, đầu tư thì việc vận chuyển sẽ tốt hơn, giảm được chi phí, từ đó tạo “cú hích” để hàng hóa 2 chiều tăng đột biến”, ông Hải nói.
Với vấn đề thanh toán, để hỗ trợ DN, hai bên đã có biện pháp hỗ trợ DN thanh toán bằng đồng nội tệ. Việc thực hiện thanh toán bằng đồng nội tệ của 86 DN đang diễn ra thuận lợi. Phương thức thanh toán này an toàn, đảm bảo lợi ích cho hai bên, đồng thời giảm thiểu rủi ro bằng việc thanh toán bằng USD.
Riêng với vấn đề hàng rào kỹ thuật, theo ông Hải, đây là vấn đề “đáng kể” với hàng Việt Nam tuy nhiên với những nỗ lực của Chính phủ thì hàng rào này đã cải thiện nhiều. Cụ thể, trong cuộc họp Ủy ban Liên minh Chính phủ Việt Nam- Nga, vấn đề hàng rào kỹ thuật đã được đặt ra và đạt cam kết rõ ràng khi hai bên cũng thống nhất dỡ bỏ hàng rào mà hiện nay đang gây cản trở thương mại.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vì sao nguyên Bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh bị cách chức
- ·Những điểm du ngoạn cuối tuần không thể bỏ qua ở Khánh Hòa
- ·Giá cà phê hôm nay 21/11: Trong nước quay đầu giảm, thế giới tăng mạnh
- ·Khởi công công trình hơn 300 tỷ đồng tại dự án kéo dài 27 năm ở Đà Nẵng
- ·Vai trò của hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong phát triển kinh tế
- ·Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1
- ·Hiệu lực của thẻ ATM có ý nghĩa gì?
- ·Hòa Phát tuyên bố đã sẵn sàng làm thép đường ray tàu điện cao tốc
- ·Quảng Ninh ra công điện khẩn cấp ứng phó với cơn bão số 4
- ·Giá vàng giảm mạnh, chuyên gia khuyến cáo gì?
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày (4/8): Cảnh báo tố lốc và sạt lở đất nhiều nơi do mưa lớn
- ·Cần làm gì để phát triển kinh tế xanh?
- ·Ông chủ Katy Food chốt hợp đồng triệu USD qua điện thoại với Shark Bình
- ·Chưa đầy 1 tuần, giá vàng nhẫn tăng gần 4 triệu đồng/lượng
- ·Đề xuất mới về ưu đãi thuế TNDN với sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
- ·Phát hiện cửa hàng bán 200 bao thuốc lá giả
- ·Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển nhà ở xã hội
- ·Vietnam Airlines được APEX vinh danh 'Hãng hàng không 5 sao xuất sắc'
- ·VFF cảnh báo hành vi sử dụng trái phép hình ảnh U23 Việt Nam
- ·Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'