【lich thi dau giai tay ban nha】Làm tốt truy xuất nguồn gốc để nhanh gỡ “thẻ vàng”
Thời gian qua, việc hải sản XK bị Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng “thẻ vàng” đã tác động như thế nào đến XK thủy sản nói chung, các mặt hàng hải sản nói riêng, thưa ông?
- Khi áp dụng “thẻ vàng”, phía EU không chỉ tăng cường các biện pháp soi xét hệ thống mà còn tăng cường soi xét cả các lô hàng nhằm chứng thực xem Việt Nam đã nỗ lực đến đâu trong mục tiêu hướng tới gỡ “thẻ vàng”. Điều này khiến các DN phải có sự đầu tư thêm về các công việc và thủ tục hành chính liên quan.
Ông đánh giá ra sao về những nỗ lực từ cơ quan quản lý Việt Nam trong việc tháo gỡ “thẻ vàng”?
- Tôi đã thấy rõ nỗ lực của Trung ương, thấy được quyết tâm từ phía Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT trong triển khai các biện pháp nhằm tháo gỡ “thẻ vàng”. Điều đó được thể hiện khá rõ từ việc xây dựng, ban hành Luật Thủy sản 2017 và hiện nay là hoàn thiện những văn bản dưới luật. Sự chung tay của cơ quan quản lý nhà nước với địa phương cũng như với cộng đồng DN thực sự đã ghi được dấu ấn với Đoàn Thanh tra của EC trong đợt kiểm tra tháng 5 vừa qua.
Từ góc độ VASEP và các DN, mong muốn đặt ra là các địa phương sẽ có sự đầu tư và triển khai mạnh mẽ hơn các giải pháp. Trước hết, các địa phương cứ triển khai tốt các nội dung, giải pháp nêu ra trong Luật Thủy sản, các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước đó chỉ đạo về vấn đề tháo gỡ “thẻ vàng”. Làm tốt được những điều này sẽ tạo dựng nền tảng tốt cho việc EC cử đoàn sang kiểm tra lại vào tháng 1/2019 tới.
Xuất khẩu thủy sản tăng 12,9% 6 tháng đầu năm, kim ngạch XK thủy sản ước đạt trên 4 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. So với chỉ tiêu kế hoạch XK cả năm, kim ngạch XK thủy sản đạt 40,3%. Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3.561 nghìn tấn; trong đó, sản lượng khai thác 1.767 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng 1.793 nghìn tấn. Nửa cuối năm 2018, Tổng cục Thủy sản tập trung đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tổng sản lượng thủy sản là trên 3,9 triệu tấn và kim ngạch XK gần 6 triệu USD. Để đạt được mục tiêu đề ra, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chủ động nắm thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, tháo gỡ rào cản thương mại để ổn định cho XK thủy sản. A.D |
Trong đợt kiểm tra tháng 5 vừa qua, EC đã nêu cho Việt Nam một loạt nội dung cần tập trung giải quyết, hy vọng có thể tháo gỡ “thẻ vàng” trong nửa năm tới. Theo ông, đâu là nội dung đáng lưu ý hơn cả?
- Từ những khuyến nghị mà EC đưa ra, tôi hiểu rằng phía họ nhấn mạnh những quy định về bảo tồn, về kiểm soát IUU của quốc tế chứ không chỉ của châu Âu. Trong đó, khuyến nghị rất đáng chú ý là truy xuất nguồn gốc hải sản từ cảng cá.
Truy xuất ở đây cụ thể là công tác xác nhận nguyên liệu và chứng nhận thành phẩm xuất đi châu Âu. Từ giữa tháng 3 năm nay, xác nhận nguyên liệu được giao cho cảng cá. Việc chuyển dịch một phần công việc xuống trực tiếp các cảng cá, nơi tàu thuyền và hàng hóa nguyên liệu về là khá phù hợp, song giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi có nhiều bất cập.
Bất cập đầu tiên thấy rõ là, mỗi khi tàu đi vào cảng cá phải có thông báo. Điều đó tạo ra bước ngoặt khiến nhiều chủ tàu và đại lý thu gom hàng chưa quen.
Thứ hai, khâu khai thác hoặc truyền dữ liệu về hệ thống trạm bờ cũng còn bất cập, cần sự chỉ đạo nhiều hơn từ phía Trung ương. Cụ thể, nhiều tàu, nhiều ghe, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có truyền dữ liệu về hệ thống trạm bờ, tuy nhiên việc truyền dữ liệu có thể trong điều kiện nghẽn mạnh hoặc chưa đầy đủ theo phương thức chuẩn.
Điều này khiến DN trong quá trình thu mua nguyên liệu ra làm công tác xác nhận tại cảng, dù cán bộ tại cảng đã nỗ lực lấy dữ liệu từ trạm bờ nhưng có những dữ liệu chưa đầy đủ, DN không được xác nhận. Điều này ngoài tầm kiểm soát của DN. Chúng tôi đang kỳ vọng sự chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản để có hướng dẫn cụ thể, làm rõ các vấn đề để giải quyết các bất cập. Cụ thể như, thế nào là truyền dữ liệu không phù hợp hoặc chưa đủ cơ sở…
Việc các tàu cá được gắn thiết bị định vị, giám sát hành trình đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tàu cá hoạt động khai thác trên biển, góp phần giải quyết các khuyến nghị từ phía EC, tiến tới gỡ “thẻ vàng”. Đứng từ góc độ VASEP, hiệp hội kỳ vọng gì từ cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết vấn đề này?
- Các tàu cá cần gắn thiết bị định vị, không gắn thì không giám sát được. Gắn thiết bị đó là phương án tối ưu cho chuyến đi biển. Hiện nay, tính theo số lượng tàu cá được lắp thiết bị định vị thì đang thiếu. Về phía VASEP, chúng tôi chia sẻ khó khăn của Nhà nước, khó khăn của cộng đồng người khai thác biển. Chúng tôi mong muốn Nhà nước quan tâm hơn đầu tư cho các thiết bị này hoặc hỗ trợ ngư dân để hoàn thiện hơn, ít nhất là giai đoạn nước rút từ nay đến năm 2019.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Con có thể dùng chung BHYT cấp cho hộ nghèo của bố?
- ·Tiền thưởng, tiền hỗ trợ không phải nộp thuế giá trị gia tăng
- ·Tổng cục Thuế sẽ hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2020
- ·Một giờ trái đất
- ·Ăn xin nuôi chồng ốm, con trai nằm liệt giường
- ·Khách sạn Mikazuki
- ·Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông Nghiệp
- ·Lào Cai đấu thầu rộng rãi để chọn nhà đầu tư Sân bay Sa Pa 3.651 tỷ đồng
- ·Thương bé có nguy cơ mù nốt con mắt còn lại
- ·Giá xăng hôm nay 1/6: Tăng gần 1.000 đồng, vượt 31.500 đồng/lít
- ·Thủ tục trao tặng di sản thừa kế
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Chủ động, quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·Sơn La: Công khai thông tin 45 doanh nghiệp nợ thuế
- ·Trường hợp khai bổ sung và nộp C/O bị từ chối?
- ·Nó đã khỏi bệnh còn được con trâu mang về
- ·Cục Thuế Quảng Ninh: Thu ngân sách gặp khó vì Covid
- ·PC Cần Thơ: Dịch vụ ngày càng tốt hơn
- ·Hải quan Quảng Ninh giải quyết thủ tục cho hơn 14.800 tờ khai
- ·Bị quấy rối tình dục cả ở cơ quan cũ và mới
- ·Đại lý thuế hỗ trợ doanh nghiệp và người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế