【kq cúp anh】Vấn đề "nóng" khi dân số thế giới chạm mốc 8 tỷ
Dân số thế giới vượt 8 tỷ người |
Nhiều đợt nắng nóng và hạn hán ở Bắc bán cầu trong năm 2022 cũng cản trở sản xuất lúa mỳ |
Do biến đổi khí hậu, các cuộc khủng hoảng địa chính trị và suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường lương thực thế giới dự kiến sẽ vẫn bất ổn trong năm 2023 và một số quốc gia có thu nhập thấp có thể vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì thiếu lương thực.
Năm 2022 đã chứng kiến giá lương thực tăng nhanh và tình trạng thiếu nguồn cung lương thực trên toàn thế giới. Báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới thuộc Liên hợp quốc (WFP) cho biết thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực với quy mô chưa từng có, lớn nhất trong lịch sử hiện đại.
Trong nghiên cứu chung với Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), WFP đã phát hiện có tới 828 triệu người phải đi ngủ trong tình trạng “rỗng bụng” mỗi đêm. Cuộc khủng hoảng an ninh lương thực trầm trọng ở nhiều nơi trên thế giới là do sự kết hợp của các cuộc khủng hoảng địa chính trị và kinh tế, cũng như sự nóng lên toàn cầu. Bên cạnh đó, những yếu tố góp phần gây ra cuộc khủng hoảng năm 2022 vẫn còn nguyên.
Cả Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu ngũ cốc quan trọng và Nga cũng là nhà xuất khẩu phân bón lớn. Theo số liệu của WFP, Nga và Ukraine cùng nhau chiếm 30% xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu.
Trong tháng 2/2022, giá lương thực quốc tế tăng vọt do cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực. Hồi tháng 3/2022, Chỉ số giá lương thực của FAO đạt mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1990, ở mức 159,7 điểm.
Ông Eduard Zernin, người đứng đầu Liên minh các nhà xuất khẩu ngũ cốc của Nga cho rằng phương Tây đã dựng lên "những rào cản vô hình" đối với xuất khẩu nông sản của Nga do liên quan tới tình hình tại Ukraine.
Nhiều đợt nắng nóng và hạn hán ở Bắc bán cầu trong năm 2022 cũng cản trở sản xuất lúa mỳ vụ Đông ở một số khu vực sản xuất chính và sản lượng ngô toàn cầu dự kiến cũng sẽ thấp hơn mức của năm trước. Do nguồn cung quốc tế hạn chế, giá lúa mỳ và ngô sẽ không ổn định vào năm 2023 và rất nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện thời tiết và các chính sách liên quan.
Trong khi đó, một số nền kinh tế lớn hiện đang suy thoái hoặc tăng trưởng chậm lại đáng kể, và suy thoái kinh tế toàn cầu đặt ra những rủi ro đối với an ninh lương thực.
Mặc dù giá lương thực toàn cầu đã giảm gần đây, vấn đề cung ứng và an ninh lương thực vẫn chưa được giải quyết. Làm thế nào để loại bỏ mối đe dọa an ninh lương thực vẫn là thách thức chung của cộng đồng quốc tế trong năm 2023.
Trước mối đe dọa chung này, an ninh lương thực nổi lên như một mối quan tâm chính tại các hội nghị đa phương quốc tế lớn trong những năm gần đây.
Về cách làm thế nào thương mại quốc tế có thể giúp đạt được các hệ thống lương thực hiệu quả, toàn diện, linh hoạt và bền vững hơn, Dominique Fernand Burgeon - Giám đốc văn phòng liên lạc của FAO với Liên hợp quốc tại Geneva - cho biết để giảm thiểu sự gián đoạn đối với thương mại nông nghiệp toàn cầu, bước đầu tiên là cần cải thiện tính minh bạch của thị trường và thúc đẩy đối thoại chính sách. Theo ông, các nước nên xem xét những thiệt hại tiềm tàng đối với thị trường quốc tế do các biện pháp hạn chế thương mại gây ra, đồng thời thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tạo thuận lợi thương mại và thực hiện hợp tác quốc tế.
Các chuyên gia cho rằng để nuôi sống 8 tỷ người trên thế giới, cộng đồng quốc tế nên thúc đẩy thương mại tự do và giữ cho thương mại lương thực diễn ra suôn sẻ, đặc biệt tập trung vào việc giải quyết tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng lương thực do cuộc khủng hoảng tại Ukraine gây ra càng sớm càng tốt. Các nước lớn cũng nên hợp tác về cách cung cấp hàng hóa chung toàn cầu, với sự dẫn đầu của Liên hợp quốc. Theo các chuyên gia, nên thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm cho thị trường lương thực để dự đoán khu vực nào có thể đối mặt với khủng hoảng lương thực và đưa ra biện pháp phòng ngừa cho phù hợp.
(责任编辑:La liga)
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Hệ thống Vinmart dự kiến tiêu thụ 2.000 tấn vải thiều Lục Ngạn
- ·Quyết định trình Quốc hội chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế
- ·Shopee mở chiến dịch tuyển dụng, lấn sân sang thị trường thương mại điện tử Ấn Độ
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Báo Đầu tư trao học bổng cho học sinh nghèo, hiếu học tại Thái Bình
- ·Đảng bộ khối doanh nghiệp tỉnh: Nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên
- ·Chỉ có vận tải khách bằng đường hàng không tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Hà Nam phấn đấu trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·6 nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đảng ngoài nước
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam
- ·Grab mua chuỗi siêu thị cao cấp Malaysia, tấn công thị trường bán lẻ sau màn IPO không như mong đợi
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Nhà Khang Điền sắp mua lại 100 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo các Tập đoàn Samsung, SK, Lotte
- ·Thu xếp được vốn 4.000 tỷ, Đất Xanh (DXG) hủy kế hoạch chào bán riêng lẻ 200 triệu cổ phiếu
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Quý III/2021, Dabaco (DBC) hụt gần 250 tỷ đồng lợi nhuận so với cùng kỳ