【keonhacai me】Giao thương với ASEAN, Việt Nam thâm hụt hàng tỷ USD
Đạt gần 50 tỷ USD
Thái Lan, Indonesia chiếm 87% lượng ô tô nhập khẩu 8 tháng qua ghi nhận 2 thành viên ASEAN là Thái Lan và Indonesia là những nhà cung cấp ô tô nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tổng sản lượng nhập từ 2 thị trường này đạt 25.091 xe, chiếm 87% tổng số xe nhập của cả nước tính hết tháng 8. Trong đó, thị trường Thái Lan đạt 22.008 xe; Indonesia đạt 3.083 xe. |
Hầu hết bạn hàng của nước ta trong khu vực đều đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Chỉ còn 3 thị trường chưa đạt được dấu mốc này trong năm 2017 là Brunei, Lào và Myanmar. Brunei có kết quả khiêm tốn nhất với trị giá xuất nhập khẩu giữa 2 nước chưa đầy 100 triệu USD (Việt Nam xuất khẩu 21,57 triệu USD và nhập khẩu 51,6 triệu USD).
Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực đạt mức tăng trưởng cao khoảng 24%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước (cả nước đạt 21,8%). Năm ngoái, ASEAN đóng góp hơn 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các nhóm hàng giúp xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh trong năm qua là điện thoại các loại và linh kiện tăng gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, sắt thép các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; dầu thô; hàng dệt may… cũng có kim ngạch tăng thêm hàng trăm triệu USD so với năm 2016.
Có thể thấy, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang tìm được chỗ đứng vững chắc ở các thị trường trong khu vực.
Tuy có được những bước tiến lớn trong xuất khẩu, nhưng nước ta vẫn đang phải chịu thâm hụt thương mại lớn lên đến 6,55 tỷ USD trong năm ngoái.
Theo quan sát của phóng viên, thâm hụt thương mại của Việt Nam chủ yếu đến từ các bạn hàng lớn nhất như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia. Trong khi đó, 2 thị trường “tỷ đô” Việt Nam giành được ưu thế với kim ngạch xuất siêu lớn là Campuchia và Philippines.
Trong 9 đối tác là thành viên của ASEAN, Thái Lan là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là đối tác mà nước ta bị thâm hụt thương mại lớn nhất. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 15,45 tỷ USD, chiếm 31% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với toàn khối ASEAN, trong đó, nước ta thâm hụt hơn 5,8 tỷ USD.
Thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết tháng 8, nước ta xuất khẩu sang Thái Lan đạt kim ngạch 3,727 tỷ USD. Kết quả này tăng mạnh 21% so với cùng kỳ năm ngoái và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Thái Lan cao hơn mức bình quân chung cả nước (cả nước 16,7%). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan đạt 7,543 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ 2017. Như vậy, nước ta vẫn nhập siêu hơn 3,8 tỷ USD.
Cơ hội mới cho nông sản
Ngoài việc chiếm ưu thế của các nhóm hàng xuất khẩu truyền thống như điện thoại, máy tính, dệt may…, một điểm đáng chú ý trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các thị trường ASEAN trong những tháng qua của năm 2018 là việc mặt hàng gạo và cà phê tìm được chỗ đứng ở thị trường Indonesia- quốc gia đông dân nhất khu vực, với kim ngạch và sản lượng tăng thêm hàng chục lần.
Theo cập nhật của Tổng cục Hải quan, hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Indonesia đạt 5,351 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt 2,439 tỷ USD, nhập khẩu 2,912 tỷ USD.
8 tháng qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu giữa 2 nước đều đạt ở mức cao, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt 30,7%, trong khi tăng trưởng nhập khẩu là 24,3%. Một điểm đáng ghi nhận là kết quả xuất khẩu gạo sang thị trường có dân số lớn nhất trong khu vực ASEAN.
Nếu như cùng kỳ năm ngoái, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo còn khiêm tốn ở mức 15.350 tấn, trị giá 5,4 triệu USD, thì bước sang 8 tháng đầu năm nay, các con số này lần lượng tăng vọt lên 770.812 tấn, trị giá đạt gần 362 triệu USD. Như vậy, sản lượng gạo xuất khẩu sang Indonesia tăng hơn 50 lần, trong khi đó, kim ngạch tăng 67 lần.
Cùng với gạo, mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực khác là cà phê cũng rất khởi sắc ở thị trường Indonesia. Hết tháng 8, sản lượng xuất khẩu sang quốc gia này đạt 59.613 tấn, tổng kim ngạch đạt 117,4 triệu USD. So với cùng kỳ 2017, sản lượng cà phê tăng gần 11 lần; trong khi kim ngạch tăng thêm 8 lần…
Dù cán cân thương mại còn khá chênh lệch với mức thâm hụt lớn từ Việt Nam nhưng với kết quả xuất nhập khẩu thời gian qua và những thuận lợi về địa chính trị, cũng như các cam kết tự do hóa thương mại cho thấy khu vực ASEAN sẽ tiếp tục là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay đã có đến 90% dòng hàng nhập khẩu từ ASEAN được cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Điều này được kỳ vọng sẽ giúp tăng nhanh kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các nước thành viên. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế qua cũng sẽ đặt ra áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà khi hàng hóa từ các quốc gia trong khu vực tràn vào.
(责任编辑:World Cup)
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Tạm giam đối tượng chống người thi hành công vụ
- ·Xử nghiêm vận chuyển trái phép gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam
- ·Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Nhân dân cung cấp trên 150 nguồn tin về tội phạm, tệ nạn xã hội
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
- ·Cần sự góp sức để sửa chữa đường
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã Sơn Tây
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho bốn phạm nhân
- ·Nữ cảnh vệ từng 5 năm bảo vệ Bác Hồ, qua đời ở tuổi 97
- ·Cần chỉ đạo thống nhất từ Chính phủ sau vụ khóa cổng cách ly dân về quê ăn Tết
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Phát huy tối đa lợi ích từ tài nguyên nước trong phát triển kinh tế
- ·Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý lần thứ 12
- ·Hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam