会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd norwich】Cách mạng công nghiệp 4.0: Nguồn “nhiệt năng” cho doanh nghiệp!

【kqbd norwich】Cách mạng công nghiệp 4.0: Nguồn “nhiệt năng” cho doanh nghiệp

时间:2025-01-11 10:39:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:717次

cach mang cong nghiep 40 nguon nhiet nang cho doanh nghiep

Cuộc cách mạng 4.0 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Trong ảnh: Bà Mai Kiều Liên,áchmạngcôngnghiệpNguồnnhiệtnăngchodoanhnghiệkqbd norwich Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk bên dây chuyền sản xuất sữa nước hiện đại nhất thế giới của Vinamilk. Ảnh: S.T.

Đừng bỏ lỡ cơ hội

Tuy có được những kết quả như trên, nhưng ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Misaphải thừa nhận, cuộc cách mạng 4.0 vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, nhất là với các DN Việt Nam. Nguyên nhân bởi trình độ khoa học công nghệ của các DN Việt Nam vẫn ở mức thấp; nhiều DN không hiểu được bản chất của cách mạng 4.0; không thấy được sự liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành/lĩnh vực của mình; không sẵn sàng về năng lực để tiếp cận công nghệ; từ đó không xoay chuyển được mô hình tổ chức kinh doanh để bắt kịp xu thế.

Cuộc cách mạng 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Nên để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Misa cho hay, Công ty đã đầu tư nghiên cứu để áp dụng những công nghệ về trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm. Tiêu biểu trong đó là phần mềm quản trị DN hợp nhất mang tên AMIS được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, cho phép người dùng sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị. Phần mềm giúp DN nắm bắt được các số liệu về điều hành DN và có thể điều khiển bằng giọng nói nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo. Vì thế, nhiều khách hàng đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm của DN.

Nói về những thay đổi thực tế của DN khi áp dụng công nghệ 4.0, ông Nguyễn Khoa Bảo, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ (FSI) (DN chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin) cho biết, trong quy trình quản lý hồ sơ, tài liệu, thay vì sử dụng nhân công làm thủ công, DN xây dựng được hệ thống phân loại tự động bằng công nghệ nhận dạng có thể giúp việc sắp xếp một bộ hồ sơ giảm từ 45 phút xuống còn 5 phút; việc kiểm soát hoạt động ngân hàng thông qua hệ thống tự động nhận dạng trích xuất thông tin khách hàng và kiểm tra lỗi tự động sẽ giúp việc kiểm tra hợp đồng của khách hàng trong 1 phút; còn để giúp giảm thời gian và chi phí, DN xây dựng hệ thống xử lý ảnh và nhận dạng bóc tách tự động thông tin bản vẽ thiết kế có thể giảm nhân sự nhập liệu thủ công từ 30 người xuống còn 2 người…

Tuy có được những kết quả như trên, nhưng ông Nguyễn Xuân Hoàng phải thừa nhận, cuộc cách mạng 4.0 vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, nhất là với các DN Việt Nam. Nguyên nhân bởi trình độ khoa học công nghệ của các DN Việt Nam vẫn ở mức thấp; nhiều DN không hiểu được bản chất của cách mạng 4.0; không thấy được sự liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành/lĩnh vực của mình; không sẵn sàng về năng lực để tiếp cận công nghệ; từ đó không xoay chuyển được mô hình tổ chức kinh doanh để bắt kịp xu thế. Một điểm “đáng buồn” khác là theo báo cáo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 40,47% DN được điều tra chưa có thói quen sử dụng công nghệ thông tin, nguyên nhân được đưa ra là do chưa tìm được giải pháp phù hợp và chi phí cao nên chưa đủ năng lực thực hiện. Chính vì những yếu kém này mà năng suất lao động của Việt Nam bị đánh giá thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

Chính vì thực trạng nêu trên, báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào đầu năm 2018 cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm các nước chưa có sự sẵn sàng cho cuộc cách mạng 4.0. Theo ông Đào Ngọc Chiến, Phó Vụ trưởng, Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học Công nghệ, các DN lớn, DN đầu tư nước ngoài có năng lực cạnh tranh mạnh thì sẽ có được sự chuẩn bị tốt cho cuộc cách mạng 4.0; nhưng với các DN nhỏ và vừa thì mức độ tiếp cận đang ở mức trung bình do gặp nhiều thách thức.

Những thách thức này, ông Lê Khánh Mạnh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Delco (DN nông nghiệp công nghệ cao) cho rằng, các DN khi chuyển đổi lên công nghệ cao thường gặp khó khăn về nguồn nhân lực, nên DN phải vừa làm, vừa đào tạo tại chỗ. Ngoài ra, ông Mạnh cũng “phàn nàn” về việc tuyên truyền cho DN về cách mạng 4.0 chưa sát, chưa cụ thể để giúp DN thấy được tầm quan trọng phải thay đổi, nên nhiều DN vẫn e ngại chi phí đầu tư, e ngại rủi ro. Đồng quan điểm, ông Điền Văn Giáp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Machinex Việt Nam cho biết thêm, sự hiểu biết của DN về Cách mạng 4.0 còn mơ hồ, nên các DN thường “tùy cơ ứng biến” trước những thay đổi công nghệ, trong khi DN chưa có điều kiện tiếp cận chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Cùng vào cuộc

Với tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, ông Nguyễn Khoa Bảo nhấn mạnh, việc chuyển đổi DN sang DN số hiện không còn là một lựa chọn “nên” hay “không nên” mà là “sống còn”. Do đó, vào giữa năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, DN phải chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đối với Việt Nam.

Vì thế, ông Đào Ngọc Chiến cho hay, sau chỉ thị của Thủ tướng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều hỗ trợ cụ thể, xây dựng các dự án cấp quốc gia, giao cho một số địa phương nhiệm vụ hỗ trợ DN về ứng dụng công nghệ mới… Tương tự, ông Nguyễn Hoàng Thắng, Phụ trách Phòng Thương mại điện tử, Viện Tin học DN, VCCI cho biết, năm 2018, Viện Tin học DN được giao triển khai nhiều dự án nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN thông qua đổi mới sáng tạo, hướng tới cách mạng 4.0; bao gồm các hoạt động, giải pháp đi sâu vào thực tiễn cho DN ứng dụng, làm cầu nối cho các DN công nghệ và DN muốn ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, mới đây, Chính phủ đã ban hành 3 nghị định quy định các nhiệm vụ thực hiện theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, trong đó có các điều khoản hỗ trợ thiết thực dành cho DN ứng dụng công nghệ cao, DN khởi nghiệp sáng tạo…

Những động lực nêu trên đã và đang đem lại niềm tin rất lớn cho cộng đồng DN. Mặt khác, trước những yêu cầu cấp thiết của cuộc cách mạng 4.0, các DN còn tự có chiến lược giúp nhau cùng phát triển, thông qua hoạt động hợp tác, chuyển giao công nghệ. Theo ông Tạ Thanh Tuấn, đại diện Tập đoàn Công nghệ Solomon (Đài Loan- Trung Quốc), việc vận dụng trí tuệ nhân tạo là điểm mấu chốt tạo nên sức mạnh DN, nên tương lai của ngành này rất rộng mở. Do đó, các sản phẩm công nghệ của DN đang được sản xuất với mục tiêu hướng đến phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, nhiều công đoạn làm việc…

Có thể nói, cả hệ thống chính trị đang cùng rốt ráo vào cuộc để đẩy nhanh “con tàu” cách mạng 4.0. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên tuyệt đối hóa cuộc cách mạng này mà cần có sự lựa chọn phù hợp, đúng đắn với hoàn cảnh thực tế; điều quan trọng là các DN và các cơ quan quản lý phải chuẩn bị hành trang về kiến thức, năng lực, công nghệ để chủ động trước những diễn biến khó lường của thời cuộc.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
  • Tự ý tháo bột rồi đắp lá thuốc lên cánh tay khiến trẻ 4 tuổi suýt tử vong
  • Thận trọng khi dùng củ sạc nhanh 65W của Xiaomi vì dễ bị hack
  • Doanh nghiệp không nên 'thờ ơ' với quy định lắp đặt thiết bị ghi, in kết quả tại cây xăng
  • Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
  • Siêu thị Big C vẫn đông nghịt người trong thời gian giãn cách xã hội
  • Sang chiết lượng lớn đường cát không rõ nguồn gốc bị phát hiện và thu giữ
  • Điện thoại cũ dùng hệ điều hành Android
推荐内容
  • 168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
  • Phát hiện hơn 72 tấn lòng lợn bốc mùi không rõ nguồn gốc chờ tiêu thụ tại Hải Dương
  • Bất ngờ với những loại thực phẩm có thể gây hại cho trẻ nếu sử dụng không đúng
  • Chặn đứng 2 phương tiện vận chuyển 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc
  • Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
  • Dùng chất tẩy rửa để sơ chế nội tạng động vật buộc phải tiêu hủy