【két qua bong đá】Doanh nghiệp nhà nước: Gấp rút xây dựng lộ trình và tổ chức bán vốn
theo Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước (DNNN),ệpnhànướcGấprútxâydựnglộtrìnhvàtổchứcbánvốkét qua bong đá DN có vốn nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg).
Các DN tích cực nhập cuộc
Ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, Nhà nước chỉ nắm 100% vốn điều lệ tại 103 DN hoạt động trong 11 lĩnh vực đặc biệt. Còn lại các DNNN thuộc các ngành, lĩnh vực khác thực hiện cổ phần hóa theo tỷ lệ Nhà nước nắm trên 65% (có 4 DN); từ 50 - 65% (có 27 DN) và dưới 50% (có 106 DN).
Theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp, năm 2016 đã có 56 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Trong đó có 3 tổng công ty là: Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp - IDICO, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt giá trị DN và trong tháng 1/2017 đang tập trung triển khai xây dựng phương án cổ phần hóa trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Cũng trong tháng 1/2017, các đơn vị đang gấp rút tổ chức triển khai thực hiện cổ phần hóa theo Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, ngay từ đầu năm 2017, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác tái cơ cấu DNNN theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2015 và xây dựng kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020.
Gấp rút “xây móng” cho giai đoạn tới
Riêng Bộ Tài chính, thực hiện chỉ đạo, đã xây dựng và trình Chính phủ nghị định thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN. Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và trên cơ sở ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã xây dựng Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Ngày 20/1 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp về đề án và dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trên. “Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính bổ sung, hoàn thiện đề án theo hướng nhắm tới mục tiêu “kép”. Thứ nhất là xử lý tồn đọng, yếu kém của hoạt động tái cơ cấu trong giai đoạn 2011- 2015; thứ hai là nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của DNNN. Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo không lạm dụng từ tái cơ cấu. DNNN nào có khả năng phục hồi mới tái cơ cấu, không thì phải xử lý luôn”, ông Tiến nhấn mạnh.
Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị Thủ tướng về một dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện, trình tự, thủ tục bán cổ phần theo hình thức đấu giá theo lô, sau khi sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Cũng theo đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp, hiện Bộ Tài chính đang triển khai hoàn thiện Đề án tái cơ cấu DNNN để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt (theo hướng bám sát Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII). Theo đó, có các nội dung đổi mới cơ chế kiểm soát viên, kiểm soát nội bộ, phân biệt rõ loại DN giữ 100% vốn nhà nước và cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua bán, sáp nhập DN.
“Tiếp nối những thành quả đã đạt được giai đoạn 2011 - 2015 và năm 2016, trên cơ sở thực hiện kế hoạch tái cơ cấu trong giai đoạn 2016 - 2020, năm 2017 sẽ là năm quyết tâm khắc phục những bất cập của quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu thời gian qua. Chúng tôi sẽ tăng cường đôn đốc một số bộ, ngành, địa phương, DN chưa tích cực, chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện tái cơ cấu DNNN. Đồng thời, thúc đẩy nhanh hơn nữa việc bàn giao các DN đã cổ phần hóa về SCIC, việc thoái vốn, giảm tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại các DN, đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán...”, ông Tiến nhấn mạnh.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp vừa chỉ đạo yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu toàn diện đối với 16 doanh nghiệp (gồm 12 tổng công ty - công ty cổ phần và 4 tổng công ty - công ty TNHH một thành viên). Riêng đối với 10 tổng công ty - công ty cổ phần, yêu cầu Bộ Xây dựng phải bán hết vốn Nhà nước vào năm 2018; doanh nghiệp nào còn giữ 36% vốn thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Còn đối với nhóm 5 tổng công ty thì chậm nhất năm 2019 phải thoái vốn dưới 51%. |
Tố Uyên
(责任编辑:La liga)
- ·Thủ tướng: CMCN 4.0 mở ra thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại
- ·Qualcomm muốn mua Intel?
- ·Một phiên bản iPhone 16 bất ngờ tăng gấp rưỡi lượng đặt trước
- ·iPhone 16 xách tay về Việt Nam 'bốc hơi' gần 10 triệu chỉ sau nửa ngày
- ·Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của DNNVV, trụ cột quan trọng của kế hoạch năng suất
- ·Tivi SKYWORTH Q7500G sở hữu công nghệ QLED+ đột phá thế hệ mới
- ·Công ty Trung Quốc nộp bằng sáng chế công nghệ độc quyền của ASML
- ·Qualcomm muốn mua Intel?
- ·Chính phủ sẽ kiểm soát CPI năm 2019 từ 3,3
- ·Trái đất sẽ có Mặt trăng thứ 2 trong mùa thu này
- ·Ông Đoàn Ngọc Hải từ chức, Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nói gì?
- ·Đón Tết Trung thu, Google Doodle đổi ảnh đại diện hình bánh nướng
- ·Người dùng Samsung Galaxy Buds tố tai nghe phát nổ, gây mất thính lực vĩnh viễn
- ·iPhone 16 xách tay về Việt Nam 'bốc hơi' gần 10 triệu chỉ sau nửa ngày
- ·Bước ngoặt vĩ đại đưa nước ta vào kỷ nguyên mới
- ·SpaceX có kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD tại Việt Nam
- ·Vì sao iPhone 16 ế, vừa ra mắt đã giảm giá cho nhân viên Apple?
- ·4 mẫu iPhone giảm giá đáng mua nhất thời điểm hiện tại
- ·Nắng nóng gay gắt, kỷ lục tiêu thụ điện liên tục bị 'xô đổ'
- ·Tặng 700.000 điện thoại