【đội hình al taee gặp al-nassr】Sức mạnh đến từ sự đồng lòng
Hai quyết định trên của Bộ Tài chính đã thể hiện sự chủ động, tích cực thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và quyết tâm cải cách mạnh mẽ trong công tác thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành Tài chính.
Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ được Bộ Tài chính cụ thể hóa thành 35 nhóm nhiệm vụ, với 73 nhóm giải pháp chính và được phân công chi tiết cho các đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp gắn với tiến độ hoàn thành.
Kế hoạch này đã đặt ra mục tiêu thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp cải cách hành chính, với trọng tâm là: Tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thuế và hải quan, rút ngắn quy trình xử lý, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước; giảm thời gian thực hiện TTHC, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước; cải cách toàn diện quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ đặt ra yêu cầu bảo đảm tính cụ thể, khả thi và có kết quả rõ ràng, hướng tới hoàn thành các nhiệm vụ của Bộ được giao. Đó là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, người đứng đầu trong tổ chức triển khai thực hiện và chế độ báo cáo, cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh.
Để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế theo chiều sâu, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, Bộ Tài chính tập trung thực hiện 14 nhóm nhiệm vụ, 34 giải pháp. Trong đó có những nhiệm vụ được đặt ra rất thiết thực đối với doanh nghiệp như: Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp…
Hơn nữa, các nhiệm vụ này còn được Bộ Tài chính cụ thể hóa bằng những nội dung chi tiết mà ngành đang làm và sẽ làm trong thời gian tới như: Rà soát, đề xuất sửa đổi quy định về các loại thuế, quản lý thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các bộ, cơ quan liên quan để giảm thủ tục, thời gian và chi phí thực hiện; Rà soát các quy định pháp luật về đất đai theo hướng điều chỉnh giảm tiền thuê đất; Rà soát, điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT, đề xuất mức điều chỉnh hợp lý giúp doanh nghiệp giảm chi phí…
Chương trình hành động đặc biệt chú trọng đánh giá hiện trạng trình độ và đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo từng lĩnh vực thuế, hải quan và các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính liên quan đến doanh nghiệp; nghiên cứu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức chưa đảm bảo yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.
Nhớ lại trước đây, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã từng khẳng định: “Không thể để tình trạng trên trải thảm, dưới lại rải đinh được!”. Ông cũng căn dặn: “Chúng ta đã làm rất tốt những cải cách ở tầm vĩ mô, cải thiện nhiều về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Nhưng nếu ở cấp trên làm tốt, mà cấp dưới vẫn chưa thấm được tinh thần, vẫn cứ đứng ngoài guồng máy thì công sức bao lâu coi như đổ bỏ”.
Vâng, guồng máy đã chạy, và để cho nó chạy trơn tru, từng con ốc, cái đinh vít đều phải chuẩn. Đấy là một cách ví von, còn con người không như cái máy. Con người có tầm nhận thức khác nhau, có tình cảm buồn vui, trăn trở, ngay cả sức vóc cũng người yếu, người khỏe… Để tất cả tâm, trí, sức của tập thể hướng đến mục tiêu chung, ngoài vai trò chỉ đạo, quản lý điều hành của các cấp lãnh đạo, cần có sự tự giác, đồng lòng của từng cán bộ, nhân viên.
Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển đang là nhiệm vụ chính trị lớn mà Đảng, Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành, trong đó có ngành Tài chính. Thực hiện nhiệm vụ này trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, tuy còn phải vượt qua nhiều trở ngại, nhưng ngành Tài chính chắc chắn sẽ cán đích. Niềm tin đó xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của ngành hơn 70 năm qua, từ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sáng tạo và lòng tự trọng của mỗi cán bộ, công chức ngành Tài chính./.
Kim Thanh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Triệt phá đường dây khai thác khoáng sản trái phép tại Quảng Bình
- ·Nửa nhiệm kỳ đấu tranh chống tham nhũng không ngừng nghỉ
- ·Hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư khi triển khai dự án
- ·Hậu Giang chính thức tiêm 14.400 liều vắc
- ·Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
- ·Làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL
- ·Huyện Vị Thủy: Khởi công cầu Ba Hương
- ·Bà Nguyễn Thị Thùy Linh trúng cử Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- ·Bộ GTVT nói gì về đề xuất 'xóa xổ' vé máy bay 0 đồng?
- ·Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh
- ·Thông báo Lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh
- ·Huyện Phụng Hiệp: Ra mắt mô hình “Khu dân cư ưu tiên sử dụng hàng Việt”
- ·Dâng hoa viếng Bác nhân Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Người
- ·30 cơ sở có nguồn bức xạ trên địa bàn tỉnh
- ·Trung ương bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư khóa XIII
- ·Triển khai phiếu mua hàng thiết yếu đạt trên 91%
- ·Trao các quyết định về công tác cán bộ
- ·Thành phố Ngã Bảy: Có 27 dự án được UBND tỉnh cho nghiên cứu, tiếp cận
- ·Ngày Pháp luật Việt Nam: Người dân hưởng lợi cả ở 2 góc độ trực tiếp và gián tiếp
- ·Không tổ chức họp mặt, hội thảo nhân ngày Khoa học và Công nghệ