【lich giai y】Tạo thế cân bằng cho thị trường địa ốc
TIN LIÊN QUAN | |
Thị trường địa ốc: Niềm vui không chia đều | |
Thị trường địa ốc ngày càng hấp dẫn | |
Bất động sản Hà Nội: Hết thời “kho mặn, ăn dè” |
Phát biểu tại Hội thảo về nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS), do Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức mới đây, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS sẽ tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư và người dân, góp phần cải thiện mạnh mẽ niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với môi trường đầu tư, tạo thế cân bằng minh bạch cho thị trường nhà ở và BĐS.
Thị trường bất động sản đón những tín hiệu mới và tích cực từ sự thay đổi của hệ thống pháp luật. |
“Các chính sách mới này khi đưa vào cuộc sống sẽ giúp thị trường nhà ở trở nên hấp dẫn hơn, mở ra cơ hội thuận lợi hơn cho cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam có nhu cầu mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam”, ông Nam nói.
Theo Bộ Xây dựng, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung 8 nội dung so với Luật ra đời năm 2006.
Một trong những thay đổi quan trọng là, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) quy định việc đầu tư xây dựng các dự án BĐS để kinh doanh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và phải theo kế hoạch thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (luật hiện hành không có yêu cầu này, dẫn đến tình trạng “người người kinh doanh BĐS, nhà nhà kinh doanh BĐS” và cuối cùng là cung vượt cầu).
Để đảm bảo tính khả thi của dự án, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải có vốn pháp định ít nhất 20 tỷ đồng và phải ký quỹ trước khi thực hiện dự án (luật hiện hành chỉ yêu cầu doanh nghiệp có vốn pháp định ở mức 6 tỷ đồng).
Đối với việc mở rộng phạm vi kinh doanh BĐS cho người nước ngoài, theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cho phép doanh nghiệp nước ngoài được tham gia gần như tương đương với doanh nghiệp trong nước.
Khác với luật hiện hành chỉ cho phép chuyển đổi toàn bộ dự án, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua. Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đúng công năng.
Đối với nhà ở hình thành trong tương lai, ngoài các quy định chi tiết về điều kiện để được bán hàng, quy định về thanh toán, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người mua nhà và loại bỏ bớt các chủ đầu tư kém năng lực, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) yêu cầu các chủ đầu tư phải được bảo lãnh bởi ngân hàng thương mại đủ năng lực.
Trong khi Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) mở rộng phạm vi kinh doanh BĐS cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thì Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng mở rất rộng quyền cho tổ chức và cá nhân người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, từ ngày 1/7/2015, có 3 nhóm đối tượng được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam gồm: tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Ông Khởi cũng cho biết, theo luật mới, người nước ngoài có quyền thuê và sở hữu tối đa 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư hoặc tối đa 250 biệt thự/nhà liền kề trên một đơn vị hành chính tương đương một phường, không phân biệt vị trí cũng như quốc tịch.
Đối với trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
Có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Bộ Xây dựng đang tích cực hoàn tất các văn bản hướng dẫn để sớm đưa Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đi vào thực tiễn cuộc sống.
Bích Ngọc
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chồng chết, vợ bị u vú, các con thơ nguy cơ bỏ học
- ·Từ vụ Con Cưng, quy "trách nhiệm?"
- ·Tiết kiệm hàng trăm biên chế nhờ sắp xếp lại bộ máy
- ·TP.HCM: Phát hiện một cơ sở kinh doanh thịt heo hết hạn sử dụng
- ·Đàn ông mất phong độ khi cầm áo hộ người yêu?
- ·Thiết bị công nghệ chế biến, đóng gói bao bì trong ngành F&B lên ngôi
- ·Đã xác định được đối tượng liên quan đến sai phạm điểm thi ở Hòa Bình, Sơn La
- ·Đơn vị sự nghiệp tự chủ được áp dụng thang bảng lương của doanh nghiệp
- ·Con ung thư cha bỏ, mẹ nghèo sao cứu nổi?
- ·5 khó khăn cần tháo gỡ cho doanh nghiệp thủy sản
- ·Bỏng nặng 75% cơ thể, xin hãy cho em cơ hội sống
- ·Kho bạc Nhà nước tiếp tục xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2030
- ·Hà Nội: Cụ thể hóa giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi
- ·Xác minh thông tin 1 công dân Việt Nam thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại Itaewon
- ·Anh ấy lấy tôi vì cái nhà...
- ·Tàu xe dịp 2/9: Hàng không tăng chuyến, xe khách không tăng giá vé
- ·Kiềm chế lạm phát dưới 4% năm 2019
- ·Thiếu sách giáo khoa trước thềm năm học: Trách nhiệm thuộc về ai?
- ·Người đàn ông bị vỡ sọ não đón nhận 30 triệu đồng
- ·Giả danh cán bộ Công an, Hải quan, Tòa án để lừa đảo