【nhận định kèo tottenham】Ngừa thiếu ma
(CMO) Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu ma-giê trong 1 ngày (mg/ngày) của trẻ nhỏ như sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi 36 mg; trẻ từ 6-12 tháng tuổi 54 mg; trẻ từ 1-3 tuổi 65 mg; trẻ từ 4-6 tuổi 76 mg; trẻ từ 7-9 tuổi 100 mg.
Ma-giê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu ma-giê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, đưa đến thiếu can-xi và phốt-pho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân. Nếu nồng độ ma-giê trong máu giảm nặng, sẽ có triệu chứng yếu liệt cơ, co giật, tăng kích thích, dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê.
Trẻ cần được theo dõi sức khoẻ thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc béo phì. |
Ma-giê không được tạo ra trong cơ thể mà chỉ được cung cấp từ thực phẩm. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn của trẻ, cung cấp cho trẻ đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng phù hợp với mỗi lứa tuổi.
Ma-giê có nhiều nhất trong các loại đậu như đậu xanh (270 mg/100 g), đậu nành (236 mg/100 g) và có mặt hầu hết trong thực phẩm với số lượng nhiều hay ít tuỳ loại.
Thực phẩm nhóm giàu chất bột đường: Gạo (14 mg/100 g), bánh mì (22 mg/100 g), các loại khoai (30 mg/100 g).
Thực phẩm nhóm giàu chất đạm: Thịt (20-30 mg/100 g), hải sản (340 mg/100 g), trứng (11 mg/100 g), sữa bò (16 mg/100 g).
Thực phẩm nhóm giàu vitamin, muối khoáng: Rau mồng tơi (94 mg/100 g), rau khoai lang (60 mg/100 g), giá (29 mg/100 g), chuối (41mg/100 g), sầu riêng (32 mg/100 g).
Thực phẩm nhóm giàu chất béo: Vừng (350 mg/100 g), lạc (185 mg/100 g).
Để phòng ngừa tình trạng thiếu ma-giê ở trẻ, cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tập cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng. Một bát bột (cháo) luôn phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm, cho trẻ ăn cả xác thực phẩm.
Cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ đến 2 tuổi và ăn bột (hoặc cháo). Chỉ cho trẻ ăn cơm khi trẻ được 2 tuổi, đã có đủ răng hàm để nhai. Từ 2-5 tuổi, cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ, bữa chính phải đủ chất và lượng, bữa phụ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, sữa chua, chè đậu… chứ không phải nước ngọt, kẹo hay bánh ngọt…
Trẻ lớn hơn 5 tuổi nên tiếp tục uống sữa, bữa ăn luôn phải đủ 4 nhóm thực phẩm, thức ăn phải đa dạng và phong phú.
Trẻ cần được theo dõi sức khoẻ thường xuyên để can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu sụt cân hoặc tăng cân quá mức, phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Khi trẻ bị bệnh, cần được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh./.
Ngọc Ảnh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Siết quản lý thuế trong hoạt động livestream bán hàng
- ·Đầu quét NFC gắn ngoài không dùng để xác thực sinh trắc học ngân hàng
- ·Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học BIDV
- ·Lỗi kỹ thuật, App Store tự động trừ tiền người dùng 1.500 USD
- ·ECB cảnh báo rủi ro nợ công ngày càng tăng của eurozone
- ·ChatGPT làm xói mòn tính độc đáo của con người
- ·Samsung Galaxy Z Fold6 và Galaxy Z Flip6 ra mắt thị trường
- ·Đầu quét NFC gắn ngoài không dùng để xác thực sinh trắc học ngân hàng
- ·Bài 2: Vì sao mẹ phải đẩy con xuống cõi âm…
- ·Người Việt tìm kiếm gì trên internet nửa năm đầu 2024?
- ·Nam nữ chưa kết hôn muốn về sống chung...
- ·Loạt sản phẩm Galaxy được đón chờ tại Samsung Unpacked
- ·Cách khắc phục lỗi không thể xem ảnh trong Messages trên iPhone
- ·Cách ẩn quảng cáo khi chơi game trên điện thoại
- ·Ai có trách nhiệm nuôi bà ngoại?
- ·Công nghệ nào giúp Google Dịch hỗ trợ tới gần 250 ngôn ngữ?
- ·Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học VietinBank
- ·Robot hình người của Tesla gây sốt trong triển lãm ở Trung Quốc
- ·Tư vấn về quyền thừa kế tài sản
- ·Cách khắc phục lỗi không thể xem ảnh trong Messages trên iPhone