Đừng đặt quá nhiều lòng tin vào một người mới quen, nên cẩn thận suy xét trong những tình huống quan trong. Ảnh: H.W. |
Những người mềm yếu thụ động không muốn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác nhưng lại để người khác xâm phạm đến quyền lợi của chính mình, thậm chí là tự công kích bản thân. Đôi khi cảm thấy tiêu cực, nhưng họ cũng không thể hiện ra và cố gắng để hòa nhập với mọi người, vì vậy những người xung quanh sẽ khó nhận ra suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Kiểu giao tiếp đậu phụ mềm thụ động này thường không vạch ra ranh giới rõ ràng cho dù đối phương có đẩy họ vào tình huống khó xử, họ vẫn sẽ tiếp tục chấp nhận, và đưa ra ám hiệu “chuyện nhỏ, không sao đâu”.
Vì vậy, cho dù đối phương có mơ hồ cảm thấy mình đã vượt quá giới hạn, họ vẫn dễ dàng trốn tránh trách nhiệm bằng suy nghĩ: “Làm như vậy với người này cũng không sao đâu”. “Tôi làm điều đó với cậu ấy cũng chẳng vấn đề gì”, rồi dần trở thành một kỳ vọng hiển nhiên: “Bạn làm điều đó cũng không sao hết”, và những hành vi vi phạm quyền lợi của người giao tiếp kiểu đậu phụ mềm thụ động này sẽ lặp đi lặp lại và càng ngày sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Những người thuộc kiểu thụ động mềm yếu thường có vẻ ngoài thụ động, và là những người tiêu cực, với những hành động như tự hạ thấp bản thân quá mức hoặc luôn đặt đối phương lên trên hết. Vì ân cần quan tâm và kiên nhẫn với đối phương nên thường được đánh giá là “người tốt bụng”.
Tất nhiên, sự khiêm nhường, quan tâm và kiên nhẫn là những đức tính quan trọng, nhưng vấn đề sẽ nảy sinh khi mọi thứ đi quá giới hạn. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những đặc điểm mà kiểu người mềm mỏng thụ động chủ yếu thường thể hiện khi giao tiếp là gì.
[...]
Mặc dù phương thức giao tiếp kiểu đậu phụ mềm thụ động này có vẻ dễ giao động và chỉ mang lại những điểm bất lợi nhưng nó vẫn đem lại những lợi ích ngắn hạn. Những kiểu người này thường được khen là người thật thà và tốt bụng. Hơn nữa, vì tuân thủ yêu cầu của người khác và các quy định trong một tập thể nên họ có thể hòa nhập một cách dễ dàng mà “không nổi bật” nên ít có nguy cơ bị người khác chỉ trích hoặc từ chối.
Nếu không nhờ cậy sự giúp đỡ thì dĩ nhiên sẽ không bị từ chối và nếu không đưa ra quan điểm cho một vấn đề nào đấy thì khó có khả năng vướng vào những rắc rối của vấn đề đó. Bằng cách này, có thể tránh được sự khó chịu ngắn hạn thông qua tránh né, trì hoãn, giảm thiểu và che giấu các vấn đề thay vì đối mặt và giải quyết chúng. Do đó, có thể làm giảm nỗi đau tinh thần như lo lắng và trầm cảm do xung đột gây ra.
Tuy nhiên, những bất lợi cũng rất nghiêm trọng. Trong ngắn hạn, nó có thể làm giảm những nỗi đau tinh thần như lo âu, trầm cảm, nhưng nếu bản thân vẫn tiếp tục kìm nén và chịu đựng để đáp ứng yêu cầu của người khác, đến một thời điểm nhất định chúng sẽ dần đạt đến giới hạn.
Lúc đó những cảm xúc tiêu cực đã được tích tụ có thể bùng nổ và mất kiểm soát bất cứ lúc nào không hay. Những người bình thường hiền lành, nhưng một khi “nắp chặn” bị đánh bật ra, thì họ sẽ không thể nào kiểm soát được hành vi của mình, họ cũng thuộc kiểu giao tiếp này.
Nếu đáp ứng những yêu cầu của người khác một cách quá mức, chúng ta có thể bị mắc kẹt trong hình mẫu một “người tốt” và mọi người sẽ ngày càng mong đợi và đòi hỏi nhiều hơn ở chúng ta. Việc đánh giá một người là người thật thà hay tốt bụng có thể dễ dàng chuyển thành người dễ dãi, kết quả là nhu cầu đòi hỏi của con người sẽ ngày càng lớn hơn và thường xuyên hơn.
Câu nói: “Nếu liên tục được ưu ái thì sẽ coi như đó là quyền lợi” thể hiện rất rõ những điểm bất lợi của phương thức giao tiếp thụ động là dần dần nâng cao kỳ vọng của đối phương. Nếu tiếp tục kiểu giao tiếp này, có thể lặp lại mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, mong đợi sự hy sinh quá nhiều từ nhau, một mối quan hệ không cân bằng khi chỉ một bên hy sinh hoặc thậm chí đó được coi là một mối quan hệ mang tính hủy diệt.
Ngoài ra, kiểu người giao tiếp này có xu hướng tiếp nhận những vấn đề của đối phương và thay họ giải quyết chúng, làm ngăn cản đối phương có cơ hội và trách nhiệm tự vượt qua vấn đề của chính họ.
Nói cách khác những người này thường được gọi là “người tạo điều kiện” hay “phức cảm tự ti của người tốt”, bề ngoài trông giống như một biểu tượng của sự hy sinh nhưng trên thực tế, họ đã thay đối phương giải quyết vấn đề và tự cho mình là người có giá trị cũng như có tầm quan trọng với thái độ “Sẽ chẳng làm được gì nếu không có tôi”. Tuy nhiên, hành vi đó có nguy cơ khuyến khích hoặc tiếp tay cho sự phụ thuộc và kém cỏi của đối phương.
Bình luận
(责任编辑:Nhà cái uy tín)