【nhận định kèo mc】Gã xe ôm chuyển nghề
Đăng trình mưu sinh
Anh Lê Văn Huy sinh năm 1974, xe nhận định kèo mc trong một gia đình nghèo khó, làm nghề chằm nón ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Cái nghèo khó của gia đình khiến anh phải rời quê kiếm sống khi vừa học hết cấp 2 trường làng vào năm 16 tuổi. Tháng 4-1990, anh tìm đến vùng đất ngã ba Ngựa cụt đầu thuộc khu phố 7, thị trấn Chơn Thành phụ bán cho một quán cháo lòng. Mất 2 năm phụ bàn, anh mới tích lũy đủ tiền để mua chiếc xe máy hiệu Longsin chạy xe ôm. Những ngày đầu mới hành nghề, cả ngày chạy được vài “cuốc” vì không thể cạnh tranh khách với lớp đàn anh có thừa kinh nghiệm giao tiếp cả tay lẫn chân. Phần lớn thời gian trong ngày chỉ vắt chân lên xe, ngửa mặt lên trời đã giúp anh hiểu được cuộc mưu sinh trong đời không hề đơn giản chút nào.
Anh Lê Văn Huy tạo dáng trực cho cây mai vừa mua trị giá 300 triệu đồng để đón tết Nguyên đán Tân Sửu 2021
Những năm cuối của thập niên thế kỷ trước, ngã ba Ngựa cụt đầu còn rất hoang sơ. Giả thuyết nói rằng, trong những năm tháng lưu vong do bị nghĩa quân Tây Sơn đuổi, Nguyễn Ánh đã qua vùng đất này và được người dân địa phương tiếp đón ân cần, chu đáo. Sau khi giành lại giang sơn lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, Nguyễn Ánh nhớ lại công lao của người dân nơi đây nên mới đặt tên vùng đất này là Chơn Thành. Sau đó, người dân dựng tượng vua Gia Long cưỡi ngựa tại đây để tưởng nhớ công lao của ông đặt tên cho vùng đất này. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bom đạn chiến tranh đã phá hủy phần đầu của con ngựa. Vì thế, người dân Chơn Thành gọi đây là ngã ba Ngựa cụt đầu để dễ phân biệt với những ngã ba khác trên tuyến quốc lộ 13 đi qua thị trấn Chơn Thành.
Thời điểm đó, dòng người di cư tự do từ Bắc vào Nam đổ về Chơn Thành để lập nghiệp gần như ngày nào cũng có. Những chuyến di cư như thế kéo theo giường, tủ cùng các vật dụng gia đình khá cồng kềnh. Nắm bắt thời cơ đó, anh Huy chuyển từ nghề chạy xe ôm sang chạy xe ba gác rồi sắm luôn xe tải nhỏ để đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa của người dân. Năm 2001, trong một lần đậu xe ven đường để chở hàng, không may có 2 thanh niên say rượu đi xe máy đâm vào xe tải của anh khiến cả 2 người thương vong.
Sau sự kiện đó, anh bán xe lấy tiền hỗ trợ gia đình nạn nhân hết 10 triệu đồng rồi chuyển sang nghề chăn bò. Những miền quê từ tỉnh Tây Ninh đến Bình Long, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp thuộc tỉnh Bình Phước nơi nào cũng có bước chân anh đi qua. Anh tìm mua những con bò ốm yếu trong dân mang về chăn dắt, vỗ béo rồi bán lại cho thương lái. Sau 3 năm, đàn bò của anh tăng lên 23 con. Đó cũng là khối tài sản lớn nhất anh từng có sau hơn 10 năm xa quê. Thế nhưng niềm vui chưa được trọn vẹn, khi đàn bò của anh uống phải nước thải khu công nghiệp lăn ra chết đến 6 con chỉ trong một tuần. Anh bán bò, quay lại sắm xe tải nhỏ chuyên chở thuê trái cây và cây kiểng.
Nghệ nhân chân đất
Năm chục, một trăm, có khi đôi trăm tùy thuộc vào độ dài, ngắn của mỗi chuyến đi mà anh được trả công tương xứng. Lúc chở mai đi, khi lại chở mai về từ nơi này sang nơi khác tùy theo yêu cầu của gia chủ. Sau mỗi chuyến đi trong 3 năm như thế, anh rút ra được kinh nghiệm mua bán mai vàng. Chưa hết, ngay cả cách trồng, sang chậu rồi tạo thế, dáng cho cây mai đơm hoa, khoe sắc đón xuân anh cũng thông suốt. Vì thế, năm 2015, anh đã gom hết gia tài sau 11 năm tích lũy, cộng với tiền, vàng cha mẹ, anh chị em, bè bạn cho tặng ngày cưới để mua 7,4 sào đất rồi mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra ngân hàng vay 200 triệu đồng dấn thân vào nghề trồng, chăm sóc và kinh doanh mai vàng.
Anh Lê Văn Huy với vườn mai cả ngàn cây phủ xanh trên diện tích 7,4 sào đất của gia đình
Anh nhận ra, từ miền Đông cho đến miền Tây, nơi nào cũng có nhu cầu chơi mai trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc. Vì thế mà nguồn cung mai vàng trong dân là vô tận. Quanh thị trấn Chơn Thành nhỏ bé này, xuân đến nhà nào chẳng có ít nhất một cành mai để trưng bày, trang hoàng cho 3 ngày tết. Nó không chỉ là sắc xuân mà còn là niềm tin, tiếng lòng, là sự vui thú của mọi người. Nhu cầu mai vàng cho 3 ngày tết vì thế cũng chẳng bao giờ vơi cạn. Mua cây nơi này bán nơi khác, bán cây này, trồng cây khác. Hết thế, dáng này thì anh tạo thế, dáng khác. Cứ thế xoay vòng, luân chuyển nên không bao giờ trong vườn của anh thiếu vắng mai vàng. Nghề kinh doanh mai vàng của anh tha hồ mua bán, lựa chọn khách hàng mà không cần đến sự cạnh tranh gay gắt như nghề chạy xe ôm, xe ba gác thuở nào.
4 năm trước, anh mua cả vườn mai của người dân trong vùng với giá 40 triệu đồng về trồng trong vườn nhà. Sau 4 năm chăm sóc, chỉ cần 2 gốc mai ngày ấy đã có giá không dưới 40 triệu đồng. Đặc biệt, sau khi săn lùng những cây mai tự nhiên trong dân mang về, qua bàn tay khéo léo của anh đã trở thành những tác phẩm trong nghệ thuật chơi cây kiểng nên giá trị tăng lên rất nhiều. Nào là mai dáng trực, dáng phu thê rồi huynh đệ, mẫu tử, thác đổ… đa dạng.
5 năm kinh doanh mai vàng đã giúp anh thông hiểu tình người sau mỗi lần tiếp xúc thông qua sở thích dáng cây của từng người: Người tốt, thẳng tính bao giờ cũng muốn lựa chọn dáng trực. Người con hiếu thảo lúc nào cũng dành phần lớn cho dáng phu phụ hoặc mẫu tử. Người nghĩa hiệp, thân thiện thì thích dáng thế huynh đệ. Người từng trải, gặp phải không ít trắc trở trong cuộc sống thì lúc nào cũng thích cây có dáng đổ. Người thích công danh, sự nghiệp thì có dáng long, hổ phục. Cuộc sống đâu phải lúc nào cũng dễ giãi bày tâm sự, vì thế mà con người lại mượn đến thế dáng của cây để nói hộ lòng mình. Cũng từ sở thích này mà mỗi dáng cây đẹp với người này nhưng lại không thích hợp cho người khác. Nhờ thế, công việc uốn lượn tạo hình cho cây mai của anh cũng mặc sức phóng tác mà không cần đến sự thị phi của người đời.
Chơn Thành hôm nay đã trở thành huyện công nghiệp dẫn đầu cả tỉnh Bình Phước. 7,4 sào đất của anh vẫn là đất nông nghiệp phủ đầy màu xanh của mai vàng với 2 công chăm sóc thường xuyên mỗi ngày. Chuẩn bị cho mùa xuân Tân Sửu 2021, anh mang về 4 cây mai đại thụ sưu tầm từ tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh với giá 300 triệu đồng/cây. Vườn mai của anh hiện nay đã lên đến cả ngàn cây, không cây nào giống cây nào, giá mỗi cây ít nhất 2 triệu đồng. Tôi hỏi anh thế nào là cây mai đẹp? Anh bảo: “Để biết thế nào là cây mai đẹp, hãy hỏi lòng mình đang nghĩ gì xuân này trước đã…”. Đầu năm 2020, anh được Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nhà vườn sinh vật cảnh tiêu biểu” năm 2019. Đó là niềm vui lớn nhất mà anh Lê Văn Huy có được sau 31 năm xa quê hương Hà thành lập nghiệp trên đất Bình Phước.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Chiêm ngưỡng những mẫu xe mui trần mã lực “khủng“
- ·VinFast khánh thành nhà máy ôtô trước dự kiến 3 tháng
- ·Đổi mới giáo dục nghề nghiệp để thích ứng với thế giới việc làm 4.0
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Các hãng xe bù phí trước bạ cho khách hàng chục triệu
- ·Cảnh báo văn bản giả mạo tổ chức thi Olympic Toán học 2024
- ·Những loại giầy dép cực nguy hiểm dùng khi lái xe
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·TP Hồ Chí Minh: Năm học mới, vẫn áp lực cũ về sĩ số lớp
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·'Siêu ngựa' Ferrari F8 Tributo ra mắt giới nhà giàu Đông Nam Á
- ·Học phí năm học 2024
- ·Cận cảnh siêu xe hàng hiếm Lykan HyperSport giá 3,4 triệu USD
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Xem trận đấu bóng đá thú vị giữa ô tô và cần cẩu
- ·Cách đạp ga ô tô “chuẩn” giúp tiết kiệm xăng
- ·TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về điểm thi môn tiếng Anh
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Toyota đạt mốc 9 triệu xe "Xanh"