【kết quả bóng đá ngày hôm qua】Tapasa 1 hoà nhịp nông thôn mới
(CMO) Chúng tôi đến nhà anh Thạch Văn Rươl, Trưởng ấp Tapasa 1, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, thì trời đổ mưa. Cơn mưa mỗi lúc nặng hạt kèm theo dông lốc khiến anh Rươl nơm nớp, cứ hướng mắt về cánh đồng phía sau nhà, nơi phủ màu xanh mơn mởn của lúa đang phát triển, thở dài: “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, nên thấu hiểu nỗi vất vả của bà con trong thời buổi khó khăn trước đây. Mưu sinh chủ yếu là làm ruộng, nhưng lao động vất vả trên đồng mà vẫn không lo đủ miếng ăn cho đàn con nheo nhóc. Tuy nhiên, khó khăn mấy người dân cũng kham được, nhưng sợ nhất là ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh”.
Qua rồi nghèo đói
Ấp Tapasa 1 có gần 460 hộ dân, trong đó đồng bào dân tộc trên 120 hộ. Ngày trước, nơi đây là vùng đất thuần nông, bà con trồng lúa 2 vụ nhưng do thổ nhưỡng không thuận lợi nên năng suất thu hoạch không cao. Trong khi nhiều hộ dân đất ít, con đông nên cái nghèo cứ đeo đẳng.
“Mấy mươi năm loanh quanh với cảnh nghèo túng, bà con ấp Tapasa 1 đã đồng lòng vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Bây giờ, tuy chưa phải phát triển vượt bậc, nhưng hầu hết các gia đình đều áo ấm cơm no. Toàn ấp chỉ còn 3 hộ nghèo do bệnh tật không lao động được”, ông Thạch Hồng Chiến, Bí thư Chi bộ ấp Tapasa 1, chia sẻ.
Ðổi thay ở Tapasa 1 được khởi nguồn từ phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở vào năm 2001. Chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kế hoạch hoá gia đình, xoá đói giảm nghèo… đồng thời, thực hiện những chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ðược cho vay vốn, giống sản xuất, được hỗ trợ cất nhà tình thương, cho tiền chuộc đất… từ đó người dân, nhất là đồng bào dân tộc từng bước phấn đấu vươn lên.
Ðến năm 2010, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, được sự quan tâm chỉ đạo của Ðảng uỷ, UBND xã Tân Phú, phân công cán bộ phối hợp với các tổ chức đoàn thể về ấp vận động bà con, được Nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, khơi dậy tinh thần vượt khó trong đồng bào dân tộc.
Song, từ năm 2010, nhiều khu vực xung quanh chuyển sang nuôi tôm, nguồn nước ngọt dần bị thẩm thấu, nếu cứ đeo bám nghề nông thì khó phát triển kinh tế hộ gia đình, nên trong ấp đã có hộ manh nha chuyển sang nuôi tôm, đến năm 2015 toàn ấp đồng loạt chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa. Thời điểm nuôi tôm, bà con nuôi thêm cua, còn khi xuống giống trồng lúa thì bà con thả tôm càng xanh nuôi kết hợp. Chí thú lao động cùng với việc được xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn tiếp cận, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, không ít hộ vươn lên khá giàu.
Chuyên canh hoa màu trên đất ruộng của hộ ông Lê Văn Dũng. |
Ðiển hình anh Rươl, tuy bận bịu với công việc của một trưởng ấp nhưng anh không quên trách nhiệm phát triển kinh tế gia đình. Nhà có 4 công đất sản xuất, nếu vụ mùa thuận lợi thì vẫn đảm bảo cuộc sống gia đình. Thế nhưng, anh Rươl lại mướn thêm đất của hộ dân gần nhà để tăng gia sản xuất. Hàng năm, thu nhập từ lúa, tôm, cua của gia đình anh Rươl hơn 200 triệu đồng.
Cùng xây nông thôn mới
Từ khi ấp có tuyến đường giao thông nông thôn đấu nối về xã, việc đi lại thuận tiện, người dân giao lưu văn hoá, tiếp cận thông tin xã hội và thay đổi tư duy, nhất là đồng bào dân tộc không còn tư tưởng trông chờ mà tự thân vận động để vươn lên.
Hộ ông Trần Văn Hiểu, gia đình đông anh em nhưng ít đất, nên khi ông Hiểu có gia đình riêng chỉ được cha mẹ cho một phần đất cất nhà ở tạm bợ, cuộc sống rất khó khăn. Từ nhiều năm nay gia đình ông đi lao động ngoài tỉnh, có đồng lương ổn định. Tích góp, ông Hiểu vừa xây dựng lại căn nhà của mình kiên cố hơn với trị giá hàng trăm triệu đồng.
Hay hộ ông Lý Phúc, tuy kinh tế gia đình thuộc dạng khá giả, nhưng ngoài việc giúp cha trong hoạt động sản xuất, coi sóc nuôi ba ba… 2 con của ông Phúc vẫn đi lao động trong địa bàn xã thời gian nhàn rỗi, tự tạo ra đồng tiền tiêu xài để giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình.
“Bây giờ điều kiện phát triển kinh tế rất đa dạng. Hộ không đất hoặc có ít đất sản xuất thì có thể đi lao động ngoài tỉnh. Còn những hộ tại địa phương thì ngoài trồng lúa, nuôi tôm, có hộ còn phát triển thêm mô hình vật nuôi thích hợp, đồng thời không bỏ hoang hoá đất đai mà tận dụng bờ liếp để trồng màu… phát triển kinh tế gia đình. Những ngôi nhà bán kiên cố dần được thay thế bằng căn nhà khang trang hơn với chi phí đầu tư xây dựng hàng trăm triệu đồng. Từ đó, bộ mặt nông thôn ở Tapasa 1 cũng sáng sủa hơn”, anh Rươl bộc bạch.
Người dân ấp Tapasa 1 tận dụng bờ liếp trồng bí rợ. |
Theo ông Chiến, Tapasa 1 giờ đây đang thay đổi từng ngày. Chuyển biến tích cực ở vùng đất khó khăn này là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa sự quan tâm, chủ trương đúng đắn của Ðảng, chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, cùng ý chí quyết tâm của người dân trong việc giảm nghèo… Ðời sống vật chất, tinh thần được nâng lên thì người dân mới tích cực tham gia các phong trào ở địa phương và chung tay đổi mới nông thôn.
“Tuy nhiên, Tapasa 1 được chia cắt bởi kênh 40, nhưng phía bờ Tây (có khoảng 50 hộ dân sinh sống thưa thớt) hiện chưa có đường giao thông, lộ đất luôn sình lầy, trơn trượt mà cầu bắc ngang kênh chỉ có 1 cây, nên những hộ ở xa cầu, muốn qua bờ Ðông (đi chợ, con cái đi học…) nhanh chóng đã tự làm bè (được kết bằng những tấm xốp cũ và lót ván phía trên) rồi lần dây qua kênh. Việc này rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người già khi đi trên bè qua kênh trong lúc mưa dông, ban đêm...”, ông Chiến băn khoăn.
Ông Trần Duy Hảo, Phó chủ tịch UBND xã Tân Phú, cho biết: Xã Tân Phú có trên 4.100 hộ dân, trong đó đồng bào dân tộc Khmer có khoảng 210 hộ, sinh sống ở 2 ấp Ðầu Nai và Tapasa 1. Những năm qua, thụ hưởng các chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống người dân từng bước nâng lên, góp phần cùng chính quyền địa phương xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện tại Ðầu Nai và Tapasa 1 vẫn là 2 ấp đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, được xã quan tâm triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.
Mỹ Pha
(责任编辑:La liga)
- ·Ông Trần Đức Vinh được bầu làm Chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Đức Hòa
- ·Giải vô địch bi sắt đồng đội Quốc gia 2023: Bình Dương giành hạng nhì toàn đoàn
- ·Tiger Woods tái đấu không thuận lợi
- ·Ninh Thuận: bổ sung 2 cụm công nghiệp mới vào quy hoạch để kêu gọi đầu tư
- ·Giá xăng dầu hôm nay 27/5/2024: Tăng nhẹ sáng đầu tuần
- ·Gần 1.000 vận động viên tham gia giải bóng chuyền, cầu lông ngành giáo dục
- ·Giải karate TP.Thủ Dầu Một năm 2023: Phường Hiệp Thành nhất toàn đoàn
- ·Cục Kế hoạch
- ·Tư vấn mở cửa hàng giặt sấy ở ngoại thành và các tỉnh cần đầu tư bao nhiêu?
- ·Thừa Thiên
- ·15 nghìn tỷ đồng triển khai cho vay đối với lĩnh vực lâm, thủy sản
- ·Ðổi mới sinh hoạt chi bộ bằng nhiều hình thức
- ·Tập đoàn Sembcorp đầu tư khu công nghiệp không phát thải đầu tiên tại Việt Nam
- ·Quảng Ngãi sẽ rà soát dự án chậm tiến độ
- ·Từ hôm nay 15/6, mua bán vàng không hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép
- ·Luật Đất đai phải đồng bộ, thống nhất với các luật, lĩnh vực chuyên ngành
- ·Sửa đổi quy định về hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ
- ·Năm 2023, NHNN điều hành tiền tệ, tín dụng như thế nào?
- ·Công ty Tư vấn Quản lý Dự án Uy tín APP Việt Nam
- ·Buộc thu hồi nếu bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng