【nhận định pohang】Diễn biến mới nhất vụ sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư giả Vinaca
Được biết giải thưởng Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam năm 2017 do Viện Công nghệ chống làm giả (thuộc Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam); Trung tâm Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và Phát triển thương hiệu (Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam) và Tạp chí Hàng hoá và Thương hiệu trao tặng.
Tại thông cáo báo chí gửi các cơ quan truyền thông, Ban tổ chức Chương trình đánh giá và truyền thông thương hiệu sản phẩm dịch vụ hàng đầu Việt Nam và Gương mặt doanh nhân tiêu biểu năm 2017 thông tin về tiêu chí cấp giấy chứng nhận Top 10 thương hiệu cho Vinaca.
Theo đó, tại thời điểm đánh giá và bình chọn cho Vinaca thì đơn vị này chưa có vi phạm pháp luật. Chương trình và lễ công bố giấy Chứng nhận đánh giá và truyền thông thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam và hoạt động truyền thông xã hội hóa không phải là buổi lễ trao giải thưởng, vì vậy không phải xin cấp phép.
Bên cạnh đó, tiêu chí ban tổ chức trao chứng nhận cho doanh nghiệp là nội dung thương hiệu Vinaca chứ không phải nội dung thẩm định, đánh giá chất lượng sản phẩm của Vinaca. Trường hợp Vinaca sản xuất và sử dụng sản phẩm sai mục đích thì đơn vị này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Về vấn đề kinh phí, thông báo cho biết đây là hoạt động truyền thông xã hội hóa, các đơn vị tham gia tự nguyện đóng góp để Ban tổ chức trang trải chi phí gồm xây dựng chương trình, truyền thông quảng bá, thuê địa điểm, thuê sóng truyền hình. Mức đóng góp tự nguyện của các đơn vị tham gia khác nhau nên Ban tổ chức không thông tin cụ thể.
Về việc tại sao một đơn vị chống hàng giả, hàng nhái lại cấp phép cho Vinaca, thông cáo báo chí của ban tổ chức chương trình cho biết, Ban tổ chức chỉ đánh giá và truyền thông thương hiệu Vinaca chứ không thẩm định, đánh giá chất lượng sản phẩm và cấp phép cho các sản phẩm của Vinaca. Bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc đăng ký, cấp phép lưu hành cho các sản phẩm của Vinaca phải do các cơ quan công quyền quyết định.
Ngoài ra, lý giải việc trao thưởng cho Vinaca vì thương hiệu, ông Lê Trọng Anh nói: thời điểm tham gia chương trình tôn vinh, Vinaca là một DN rất ổn về mọi mặt. “Chúng tôi đã đến trụ sở của công ty này để kiểm tra, họ hoạt động bình thường, có rất nhiều chi nhánh trên cả nước. Rõ ràng họ là một thương hiệu phát triển ở nước ta", ông Lê Trọng Anh nói.
Trước vụ việc cơ quan chức năng phát hiện Công ty Vinaca sản xuất hàng hóa từ bột tro than, ông Lê Trọng Anh, Quyền Giám đốc Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thương hiệu, Ban tổ chức chương trình đánh giá và truyền thông thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam và gương mặt doanh nhân tiêu biểu năm 2017 đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam năm 2017 với Công ty Vinaca.
Liên quan đến vụ việc, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho rằng, cần xem lại trách nhiệm của đơn vị trao giấy chứng nhận Top 10 thương hiệu cho Vinaca. “Một đơn vị chống hàng giả lại trao giấy chứng nhận Top 10 thương hiệu cho một công ty sản xuất hàng giả”, ông Hùng nói.
Trước thông tin Bộ Y tế phát đi khẳng định sản phẩm “Vinaca ung thư Co3.2” không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào cấp phép lưu hành và cũng không được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng”, ông Trần Hùng đặt câu hỏi, Sở Y tế Hải Phòng đã thật sự làm hết vai trò quản lý nhà nước ở cấp địa phương trong lĩnh vực y tế hay chưa?
Bởi trước đó, Sở Y tế Hải Phòng đã cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm, mỹ phẩm cho sáu sản phẩm cho Công ty TNHH Hồng An Phong (địa chỉ: thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong, An Dương, Hải Phòng), công ty sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Tuy nhiên, khi cấp phép do Sở Y tế Hải Phòng cố tình không biết hay không biết thực sự mà một trong số 6 sản phẩm này có một tên sản phẩm mỹ phẩm là “Ung thư Vi3”, số công bố sản phẩm 04/17/CBMP-HP ngày 28/6/2018. Một sản phẩm nữa, cũng rất khó hiểu khi xin đăng ký là mỹ phẩm với tên “Tỉnh táo Vi7 lái xe, học tập, căng thẳng, mệt mỏi” số công bố sản phẩm 12/17/CBMP-HP ngày 27/7/2017.
Ông Trần Hùng bày tỏ thắc mắc: Vì sao tên sản phẩm mỹ phẩm là “Ung thư Vi3” mà Sở Y tế Hải Phòng lại vẫn cấp phép là mỹ phẩm?
“Cấp cho mỹ phẩm thì ít nhất cũng phải xem hồ sơ có đủ tiêu chuẩn để cấp không? Phải xem tên mỹ phẩm có phù hợp với thể loại sản phẩm được cấp. Một người bình thường cũng thấy sự không hợp lý về tên gọi mỹ phẩm là ung thư, vậy tại sao một cơ quan chuyên về y tế lại có thể gặp phải sai sót này?", ông Hùng băn khoăn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bộ Y tế thông tin về việc tăng hạn dùng của vaccine Pfizer
- ·Chính phủ Mỹ lùi ngày thực thi sắc lệnh hạn chế nhập cảnh
- ·Gustav Klim
- ·Nga phản đối âm mưu kiểm soát không phận Syria của Mỹ
- ·Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6
- ·Lãnh đạo Nga, Pháp, Đức trao đổi giải pháp cho vấn đề Ukraine
- ·Ukraine quyết định khai tử tập đoàn chế tạo máy bay “Antonov”
- ·Bão Harvey lọt vào tốp 5 trận bão tệ hại nhất trong lịch sử nước Mỹ
- ·Sau phản ánh của VietQ về việc quảng cáo sản phẩm sai sự thật, Mai Phương Thúy đăng đàn xin lỗi
- ·Không phận Triều Tiên có thể sẽ trở thành vùng cấm bay
- ·Năm 2020: Người lao động yên tâm hơn với những thay đổi về chính sách bảo hiểm
- ·EC hoan nghênh mọi nỗ lực của Anh nhằm đảo ngược quyết định Brexit
- ·Mỹ kêu gọi tất cả các nước cắt đứt quan hệ với Triều Tiên
- ·Ukraine bắn thử tên lửa hành trình tự sản xuất phóng từ mặt đất
- ·Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt từ Trung Quốc, Indonesia
- ·Chiến tranh giữa Anh và người Boer
- ·Liên hợp quốc thông qua nghị quyết xóa bỏ hạt nhân do Nhật đề xuất
- ·15 nước, vùng lãnh thổ có tổng tài sản ở nước ngoài nhiều nhất
- ·PV GAS tiếp tục đồng hành và ủng hộ 10 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng dịch COVID
- ·Tổng thống Pháp dự đoán thời điểm tổ chức IS bị đánh bại ở Syria