【nhận định norwich】Thủ tướng đối thoại với các DN hàng đầu Trung Quốc
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều nay tại tỉnh Quảng Tây hội nghị bàn tròn đối thoại với các giám đốc điều hành (CEO) của các doanh nghiệp (DN) hàng đầu Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với lãnh đạo các DN hàng đầu Trung Quốc. Ảnh: VGP |
Tham dự có Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương của Việt Nam; Chủ tịch Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cùng lãnh đạo các DN hàng đầu Việt Nam và Trung Quốc.
Đón thời cơ lớn
Trao đổi với các CEO Trung Quốc, Thủ tướng nêu khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam, những tiềm năng, cơ hội mà các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có DN Trung Quốc có thể đón bắt để đầu tư.
Thủ tướng nêu khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, những tiềm năng, cơ hội mà các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có DN Trung Quốc có thể đón bắt để đầu tư. Đó là chính trị, xã hội ổn định, có dân số vàng, lao động trẻ, giá nhân công rẻ, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trên các lĩnh vực. Trong tương lai không xa, quan hệ thương mại tự do giữa Việt Nam với 55 đối tác sẽ được xác lập, trong đó có 15 nước thuộc nhóm G20.
Ảnh: VGP |
Về tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Thủ tướng cho biết, đến nay có 21.000 dự án đầu tư của trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký hơn 300 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam khoảng 1.500 dự án, tổng vốn 11 tỷ USD, đứng thứ 9 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt trên 66 tỷ USD và 7 tháng đầu năm, đạt 38,2 tỷ USD, tăng trên 1,5%. Hết năm nay, theo Thủ tướng, có thể phấn đấu đạt hơn 100 tỷ USD.
Chỉ đón nhận công nghệ thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường
Cho rằng việc xuất nhập khẩu là theo nhu cầu của các DN mỗi nước, Thủ tướng nhấn mạnh định hướng của nền kinh tế Việt Nam là cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, bảo đảm phát triển bền vững. “Trước đây nhập siêu lớn thì xu hướng sẽ giảm xuống và năm nay giảm xuống rõ hơn nữa giữa Việt Nam - Trung Quốc là xu hướng đáng mừng trong quan hệ hai nước”, Thủ tướng nói.
Trước các DN hai nước, Thủ tướng khẳng định quan điểm xây dựng môi trường kinh doanh cởi mở, minh bạch cho mọi DN, cả trong và ngoài nước với phương châm coi thành công của nhà đầu tư là thành công của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm khiết, kiến tạo phát triển, hành động quyết liệt, phục vụ người dân và DN. Tập trung hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh.
“Bây giờ nhiều giấy phép ở Việt Nam chỉ cấp 1 ngày là xong, chậm nhất không đến 5 ngày. Ngày trước là tiền kiểm, còn gây khó khăn cho DN thì nay hậu kiểm là chính”, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng cũng thông báo, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, đã tăng 3 bậc, đứng thứ 5 trên 10 nước ASEAN và phấn đấu, trong năm 2017, Việt Nam sẽ vào Top ASEAN 4. “Coi thắng lợi, thành công của các nhà đầu tư là thành công của Chính phủ, các cấp chính quyền. Ngược lại, họ thất bại thì chính là mình thất bại”, Thủ tướng nói trong tiếng vỗ tay hoan nghênh của các đại biểu tại hội nghị.
“Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý các nhà đầu tư bảo vệ môi trường cho tốt, không đầu tư bằng bất cứ giá nào, cho nên phải sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân”, Thủ tướng đề nghị và cho biết “Chính phủ, các cấp chính quyền, nhân dân Việt Nam vui mừng đón nhận những xí nghiệp, công ty làm ăn tốt, công nghệ thiết bị bảo vệ môi trường tốt vào Việt Nam”. Thứ hai, là quan tâm đến thu nhập cho công nhân để bảo đảm đời sống theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý một số công trình, dự án của DN, nhà đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam còn chậm tiến độ.
Giải đáp mối quan tâm cho DN
Tại cuộc đối thoại, lãnh đạo các DN lớn của Trung Quốc nêu lên nhiều vấn đề còn băn khoăn trong các lĩnh vực như ngân hàng, dệt may, năng lượng…
Thủ tướng đã lắng nghe, trao đổi cũng như giao các bộ, ngành trực tiếp trả lời các câu hỏi của DN Trung Quốc.
Cho rằng quan hệ kinh tế, thương mại hai nước càng phát triển thì việc thanh toán bằng đồng nhân dân tệ sẽ thuận lợi hơn, lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc muốn biết Việt Nam có chính sách gì để khuyến khích giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng hai nước.
Về vấn đề này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua, hệ thống ngân hàng hai nước đóng góp tích cực vào sự phát triển quan hệ thương mại song phương như là đầu mối trung gian, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các DN. Ngân hàng Trung ương của hai nước đã ký kết hiệp định về hợp tác và thanh toán. Đến nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý và thanh toán với các ngân hàng Trung Quốc.
Trong khuôn khổ hiệp định hợp tác, hệ thống ngân hàng hai nước đã tổ chức thực hiện thanh toán bằng bản tệ đối với các tỉnh biên giới. Ngân hàng Trung ương hai nước cũng đã có cuộc làm việc đánh giá việc thực hiện thanh toán bằng bản tệ trong thương mại biên mậu và thấy rằng, bên cạnh kết quả tích cực, còn một số vướng mắc, bất cập trong bối cảnh quan hệ kinh tế, thương mại ngày càng phát triển. Hai bên đã đưa ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy việc thanh toán bằng đồng tiền này.
Trả lời câu hỏi về kế hoạch phát triển nền kinh tế số của lãnh đạo tập đoàn Hoa Vi, chuyên về công nghệ thông tin và viễn thông, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng, Việt Nam coi công nghệ thông tin, viễn thông là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, là hạ tầng cho các ngành khác phát triển. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển lĩnh vực này như xây dựng Chính phủ điện tử, phục vụ hoạt động của Chính phủ, DN, người dân hiệu quả hơn.
Trước sự quan tâm của công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc, DN đã đầu tư triển khai dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân về những yêu cầu trong hợp tác năng lượng giữa hai nước và các chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế thì nhu cầu về năng lượng tăng trưởng 10-12%/năm. Do đó, nguồn điện cần được ưu tiên phát triển, trong đó có nguồn năng lượng tái tạo.
“Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 20%, thì việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam như điện gió, mặt trời có dư địa rất lớn. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến năng lượng tái tạo”, Bộ trưởng nói.
PV
(责任编辑:La liga)
- ·Hoàn thiện quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- ·Ô tô liên tục gặp sự cố, hé lộ một phần nguyên nhân ùn tắc Vành đai 3 trên cao
- ·Tránh tình trạng không dám chịu trách nhiệm trong đấu thầu thuốc, thiết bị y tế
- ·Những cao tốc nghìn tỷ nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc
- ·Vải đầu mùa siêu rẻ chỉ 25 nghìn đồng/kg: Cách chọn quả vải ngon, không sâu đầu
- ·Nuclear power key to green transition and energy security: General Secretary
- ·Gỡ vướng nguồn vốn, sớm khởi động lại dự án cao tốc Bến Lức
- ·Thủ tướng chuyển hơn 31.000 tỷ vốn đầu tư công của Bộ GTVT cho 7 địa phương
- ·Hết quý 3/2018, Bảo hiểm Bảo Việt đạt tổng doanh thu phí bảo hiểm gần 7.300 tỷ
- ·Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc sáng mưa to chiều giảm, nguy cơ sạt lở rất lớn
- ·Hệ thống Big C và GO! sẽ tiêu thụ 500 tấn Thanh long Bình Thuận mùa vụ 2019
- ·Công bố quyết định điều động ông Phạm Anh Tuấn làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định
- ·Chủ tịch Hà Nội nghiêm cấm cán bộ ‘giải cứu’ người vi phạm giao thông
- ·Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực công bố kết quả kiểm tra
- ·Úc đang hành động quyết liệt để xử lý vi phạm trong xuất khẩu gia súc sống từ Úc sang Việt Nam
- ·Cách Bình Dương làm để thu hút vốn FDI dẫn đầu cả nước
- ·Xếp hàng trong đêm chờ làm thủ tục: Cục Lãnh sự nỗ lực hướng dẫn người dân
- ·Lao national defence ministry continues to cultivate Laos
- ·Xổ số Vietlott: Gần 13 tỷ đồng vẫn chưa tìm ra người chơi may mắn
- ·Xe chở đất đắp cao như 'núi', liên tục gọi điện nhờ can thiệp khi bị CSGT xử lý