【keo truc tuyen 88】Phải phòng ngừa, ngăn chặn lùm xùm, tiêu cực trong hoạt động từ thiện
XEM VIDEO:
ĐB Hoàng Đức Thắng (Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) nêu ý kiến việc xã hội hóa trong phòng,ảiphòngngừangănchặnlùmxùmtiêucựctronghoạtđộngtừthiệkeo truc tuyen 88 chống dịch Covid-19 là biện pháp quan trọng để huy động sức mạnh toàn dân. Tuy nhiên, xã hội hóa cần được thực hiện có tổ chức, thống nhất, trong một hành lang pháp lý, cơ chế huy động, kiểm soát rõ ràng, minh bạch và được tôn vinh xứng đáng.
Đồng thời phải phòng ngừa, ngăn chặn những lùm xùm, tiêu cực như trong một số hoạt động thiện nguyện vừa rồi.
ĐB Hoàng Đức Thắng |
Ông cũng chỉ ra một số bất cập trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua như điều kiện thiếu thốn, khó khăn, quá tải ở nơi cách ly tập trung, thu dung, điều trị người mắc Covid-19; trong khi khách sạn, cơ sở lưu trú lại không được sử dụng. Hay như việc cơ sở y tế tư nhân gần như đứng ngoài cuộc, trong khi y tế công lập quá sức.
Ông đề nghị rà soát, xem xét lại cơ chế chính sách để tận dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có, phát huy tốt vai trò chủ động, sức mạnh của nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh. Chính phủ cần rà soát, ban hành quy định kịp thời thống nhất, luật hóa các hoạt động thiện nguyện, cứu trợ xã hội.
Ngoài ra, người dân cần được tuyên truyền, hướng dẫn hỗ trợ các biện pháp cụ thể, có tính chuyên môn và ràng buộc trách nhiệm pháp lý khi tham gia phòng, chống dịch như điều trị, cách ly tại gia đình, khu tập trung.
Hệ thống y tế còn chắp vá
XEM VIDEO:
Phát biểu từ đầu cầu TP.HCM, ĐB Phạm Khánh Phong Lan bày tỏ, gần 20.000 đồng bào đã ra đi do Covid-19 và còn nhiều trường hợp không được chăm sóc y tế tốt trong giai đoạn này và có thể gián tiếp ra đi vì Covid-19.
ĐB đặt vấn đề làm sao công tác chống dịch hiệu quả hơn thời gian tới và khắc phục những gì đã xảy ra.
Để sống chung với dịch và chủ động linh hoạt khống chế tỷ lệ nhiễm, giảm ca nặng và tử vong thì trong thời gian vừa qua, TP.HCM có kinh nghiệm thực tế, theo bà Phong Lan đây là bài học xương máu.
Nói về thực trạng y tế cơ sở, ĐB tham gia 3 khóa Quốc hội cho rằng cần phải xem lại, thực tế chỉ khoảng 30% ngân sách dành cho y tế dự phòng, y tế cơ sở nhưng số địa phương thực hiện được còn ít. Chưa kể con số 30% là rất thấp so với sự cần thiết, nhu cầu của người dân. Cho nên phải phân bổ hợp lý để đáp ứng với quy mô dân cư, chứ không phải dựa trên vấn đề về địa lý.
Từ đó, bà cho rằng Chính phủ cần có chính sách, chủ trương xuyên suốt và chỉ đạo Bộ Y tế về xây dựng quan điểm phòng chống dịch.
Bà bày tỏ: "Bộ Y tế đã rất cực khổ, không chỉ làm nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương, mà Bộ Y tế cũng đã thực sự vào cuộc. Về y tế cơ sở, tôi nghĩ không phải chỉ vấn đề về tiền, mà còn vấn đề về nhân lực, làm sao thu hút được nhân lực...Chính sách của chúng ta cứ như chắp vá".
ĐB Phạm Khánh Phong Lan dẫn chứng cách đây hơn chục năm, từ các trung tâm y tế của quận huyện chia ra thành bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng và phòng y tế, tức “đã yếu mà còn chia ra”.
"Bệnh viện chưa đến mức bệnh viện, trung tâm y tế què quặt và phòng y tế chỉ làm được công việc hành chính", bà nhận xét.
Còn hiện nay, ngay tại TP.HCM, theo chỉ đạo thì tất cả trung tâm y tế dự phòng và các bệnh viện thuộc quận, huyện lại trực thuộc Sở Y tế. Như vậy, UBND các địa phương sẽ rất khó khăn trong việc điều phối lực lượng. Như vậy đơn vị phụ trách công tác y tế ở địa phương chính là phòng y tế, trong khi phòng y tế chỉ làm chức năng quản lý nhà nước.
Về hệ thống điều trị, theo bà dịch bệnh là phép thử để nhìn lại năng lực điều trị "chỉ một cơn dịch qua thôi là tan tác hết".
ĐIều trị Covid-19 thì được ngân sách nhà nước lo, nhưng việc phân công giữa nhân sách và bảo hiểm chưa rõ ràng nên các bệnh viện gặp khó khăn trong thanh toán.
Nêu ví dụ về việc xét nghiệm, nữ ĐB cho rằng nếu phân công rạch ròi để cho bảo hiểm làm việc đó cùng với cơ chế đấu thầu chặt chẽ lựa chọn giá tốt nhất thì không có tình trạng loạn giá xét nghiệm như vừa qua.
Cũng đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống dịch, ĐB Bố Thị Xuân Linh (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận, đoàn Bình Thuận) đề nghị Chính phủ quan tâm đẩy mạnh các biện pháp phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và nghiên cứu tăng cường dự báo xu hướng dịch; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kịp thời ban hành hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, ứng phó với dịch.
ĐB Bố Thị Xuân Linh |
Bên cạnh đó, cần tập trung nguồn lực đầu tư cho ngành y tế, tăng cường năng lực của hệ thống y tế cơ sở nhằm thích ứng với dịch bệnh trong tình hình mới và quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực cho y tế cơ sở và rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
Bà đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin trong nước để chủ động nguồn cung và tự chủ vắc xin để đảm bảo cung cấp cho người dân trong nước; chỉ đạo triển khai hiệu quả chiến lược, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống Covid-19 để đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả và phân bổ vắc xin hợp lý.
Nữ ĐB cũng đề nghị cần quan tâm nghiên cứu có chính sách hỗ trợ, động viên lực lượng tuyến đầu, cán bộ công nhân viên, viên chức các ngành, các cấp, nhất là cán bộ ở sở và các tình nguyện viên do làm nhiệm vụ mà mắc Covid-19 và những đồng chí hy sinh, những người tử vong do thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch…
Bên cạnh đó cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong công tác đầu tư, mua sắm, chi phí cho phòng, chống dịch và các gói an sinh xã hội và cương quyết xử lý nghiêm, đúng theo quy định pháp luật các trường hợp phát hiện có sai phạm.
Trần Thường - Hương Quỳnh
Hỗ trợ người lao động là động lực tăng trưởng của đất nước
ĐBQH cho rằng thời điểm này người lao động là động lực tăng trưởng, hỗ trợ người lao động cũng chính là đóng góp vào động lực tăng trưởng của đất nước.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bún chả đặc sản… khói của Hà Nội
- ·Giá nhà đang cao hơn nhiều so với giá trị người mua thực nhận
- ·Ra ngõ gặp... tranh chấp chung cư
- ·Quý I, nhiều doanh nghiệp ráo riết thâu tóm quỹ đất
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 10/2017
- ·Vimefulland khát khao khẳng định uy tín, vị thế hàng đầu thị trường bất động sản Hà Nội
- ·Maritime Bank trao quà cho đối tượng khó khăn ở Nghệ An và Đắk Lắk
- ·Chính phủ
- ·Bây giờ và cái đêm hôm ấy . . .
- ·Bỏ ngưỡng đánh thuế tài sản đối với nhà 700 triệu đồng
- ·Hà Tĩnh: Gặp lại gia đình ‘ba đứa trẻ mồ côi cha ăn sắn luộc trừ bữa’
- ·Khách mua condotel nhấp nhổm chờ chính danh
- ·Cú chuyển mình ngoạn mục của “người lính” MBLand
- ·Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tham dự Hội nghị Liên hiệp hội bất động sản ASEAN
- ·Sau ly hôn, tôi 'xin' đứa con để làm mẹ đơn thân
- ·Savills phân phối căn hộ 2 tầng đầu tiên ở Hà Nội
- ·M&A bất động sản: Berjaya bán dự án Long Beach Resort Phú Quốc thu về 15 triệu USD
- ·Đã tiếp nhận tiền và quà trị giá trên 3,4 tỷ đồng ủng hộ miền Trung lũ lụt
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 3/2014
- ·Bất động sản Đông Nam Bộ: Nóng bỏng những dự án tỷ đô