【kết quả giải hạng 1 ba lan】Chinh phục mục tiêu tốp 300 đại học hàng đầu châu Á
Cùng với cán bộ,ụcmụctiêutốpđạihọchàngđầuchâuÁkết quả giải hạng 1 ba lan giảng viên, sinh viên các trường ĐH thuộc ĐH Huế cũng tham gia nghiên cứu khoa học (Ảnh chụp thời điểm trước bùng phát dịch COVID-19)
Bước nhảy vọt xếp hạng
Cuối tháng 7/2021, bảng xếp hạng Webometrics của thế giới tiếp tục ghi nhận sự thăng tiến của ĐH Huế lên 110 bậc, giữ vị trí 2.622 so với khoảng 7 tháng trước đó. So với tháng 1/2020 (thứ hạng 3.658), thứ hạng thế giới đến nay của ĐH Huế tăng đến 1.036 bậc.
Đáng mừng hơn, ĐH Huế đã vươn lên nhóm trên, vào tốp 401 - 450 năm 2021 và đang nỗ lực hướng đến mục tiêu tốp 300 trong xếp hạng QS châu Á. PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế nhấn mạnh, nhiệm vụ phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường ĐH hàng đầu châu Á được thể hiện rõ ngay trong Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, song hành cùng nhiệm vụ phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia. Nhiệm vụ trên không hề dễ dàng vì tất cả các ĐH Việt Nam và châu Á đều đang phấn đấu, nhưng so với các ĐH Quốc gia ở hai đầu đất nước (ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã nằm trong tốp 200 châu Á, ĐH Huế càng phải quyết liệt thực hiện.
Sau nhiều năm, giai đoạn 2020 - 2021, ĐH Huế cho thấy bước nhảy vọt nhanh và và vững chắc khi rời nhóm 450 – 500 để ghi danh vào tốp 401 - 450 thứ hạng châu Á. Cách mục tiêu tốp 300 còn khá xa, nhưng sự thăng tiến vững chắc cho thấy chiến lược của ĐH Huế đang đi đúng hướng.
PGS.TS. Phạm Khắc Liệu, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Khoa học công nghệ và Quan hệ Quốc tế ĐH Huế cho biết, ĐH Huế nỗ lực để tăng thứ hạng theo từng tiêu chí. Trong bảng xếp hạng QS Asia năm 2021 vừa qua, ĐH Huế có thứ hạng châu lục của 8 tiêu chí tăng so với QS Asia 2020. Đặc biệt hơn, thứ hạng của tiêu chí uy tín trong giới sử dụng lao động từ nguồn sinh viên của ĐH Huế lần đầu tiên đứng thứ 200 châu Á. Kết quả hoạt động thông qua các chỉ số thống kê của QS, có thể thấy hầu hết các chỉ số của ĐH Huế đều tăng rõ rệt qua từng năm. Ngay cả số bài báo công bố bình quân trên 1 giảng viên, hay số trích dẫn bình quân trên 1 bài báo của ĐH Huế cùng đều tăng.
Trên các bảng xếp hạng khác, ĐH Huế cũng được ghi nhận sự tiến bộ. Năm 2020, lần đầu tiên, ĐH Huế lọt vào bảng xếp hạng SCImago. Bảng xếp hạng này từ lâu nổi tiếng với việc xếp hạng tạp chí khoa học dựa trên dữ liệu tạp chí của Scopus. Từ 2009, SCImago đã bắt đầu thực hiện xếp hạng các cơ sở đào tạo và nghiên cứu (SCImago Institutions Rankings, SIR). Xếp hạng của SCImago dựa trên 3 nhóm tiêu chí: nghiên cứu khoa học (50%), đổi mới sáng tạo (30%) và tác động xã hội (20%). Những dấu ấn ấy tạo nên động lực và hy vọng để ĐH Huế chinh phục mục tiêu lọt vào tốp 300 các trường ĐH hàng đầu châu Á và 1.000 các trường ĐH thế giới, trở thành một trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao như Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy khóa XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐH Huế lần thứ VI (nhiệm kỳ 2020 - 2025).
Tổng hòa giải pháp
Lọt vào tốp 300 các ĐH châu Á là mục tiêu rất khó, đòi hỏi phải có sự thay đổi tổng hòa các tiêu chí một cách chắc chắn, nhưng đó lại là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nếu ĐH Huế muốn khẳng định thương hiệu và phát triển thành ĐH Quốc gia. Thời hạn mục tiêu ĐH Huế cần đạt được không quá dài, nhưng cũng không quá ngắn, khoảng những năm 2024 - 2025.
Theo lãnh đạo ĐH Huế, chinh phục mục tiêu lọt tốp 300 ĐH hàng đầu châu Á đòi hỏi ĐH Huế phải có chiến lược và giải pháp quyết liệt. Giải pháp ấy theo PGS.TS. Huỳnh Văn Chương là phải tổng hòa các yếu tố trong quản trị ĐH chứ không phải là những giải pháp, yếu tố tức thời, ngắn hạn. Đó cũng là từng tiêu chí cấu thành nên tổng thể để tăng điểm xếp hạng ĐH. Để chinh phục mục tiêu, ĐH Huế phải tập trung tăng số bài báo quốc tế có uy tín, nhưng đồng thời phải tăng được lượt tăng trích dẫn từng bài báo. Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2023, ĐH Huế phải đạt 600 – 700 bài báo quốc tế và con số ấy đến năm 2025 phải đạt 1.000 bài.
So sánh với các ĐH danh giá trên thế giới, tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên được xem là bộ mặt và tiêu chí cứng rất quan trọng. Ngoài những trường ĐH đang có tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên cao như: Sư phạm, Y - Dược, Khoa học, Nông Lâm… thì các đơn vị đang có tỷ lệ dưới 30%, như Du lịch, Luật, Ngoại ngữ, Nghệ thuật… cần phải bứt phá và có các cơ chế đủ mạnh. ĐH Huế cũng cần phải giải quyết tốt hơn một số nhiệm vụ hằng năm như tập trung xây dựng và cập nhật bộ dữ liệu đầy đủ cho Tổ chức QS kịp thời; Tăng được số lượng tổ chức hội thảo quốc tế mời nhiều học giả, chuyên gia từ các nước trong khu vực và quốc tế để tăng cường mạng lưới nghiên cứu quốc tế cả cấp ĐH Huế và trường thành viên nhưng phải có cùng một nhận diện thương hiệu; hoạt động trao đổi giảng viên và sinh viên quốc tế, cả lượt đi và đến với tỷ lệ cần đạt ít nhất 5 – 10% so với giảng viên, sinh viên; Tăng cường hoạt động truyền thông học hiệu ĐH Huế không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Xếp hạng ĐH dựa trên rất nhiều yếu tố và tiêu chí, những vấn đề như nguồn lực tài chính trong các hoạt động, gắn kết doanh nghiệp, tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm và việc làm thu nhập cao; ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động, xây dựng chuẩn đầu ra hiệu quả hay kết nối mạng lưới quốc tế… đều đặt ra cho ĐH Huế yêu cầu liên tục có giải pháp bám sát thực tiễn để đạt được hiệu quả trong “cuộc chạy đua” bứt phá trên bảng xếp hạng một cách thực chất và bền vững.
ĐH Huế đã xây dựng đề án phát triển ĐH Huế thành ĐH Quốc gia, gắn nhiệm vụ với các mục tiêu, lộ trình cụ thể. Điều quan trọng là từ kinh nghiệm thành công đạt được và chiến lược hiện có, phải tập trung thực hiện hiệu quả và đồng bộ. Mục tiêu tốp 300 sẽ gần hơn khi khát khao vươn tầm của một cơ sở giáo dục đủ lớn sẽ thôi thúc trách nhiệm của từng cán bộ, giảng viên và cán bộ quản lý.
Bài, ảnh: Minh Tâm
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Khai mạc Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- ·Hải Dương: Nhiều khoản thu hoàn thành dự toán năm
- ·Ồ ạt báo tin kỷ lục, xuất khẩu nông sản chốt thu 55 tỷ USD
- ·Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Đã thu hồi nợ thuế được hơn 15,7 nghìn tỷ đồng
- ·Doanh nhân trẻ Long An và Vĩnh Long cùng nhau phát triển
- ·9 tháng, Bamboo Capital báo lãi 885 tỷ đồng
- ·Cục Hải quan Hải Phòng thông quan cho lượng hàng hóa đạt gần 68 tỷ USD
- ·Tăng thu ngân sách hơn 490 tỷ từ kiểm tra sau thông quan
- ·Một thanh niên chết không rõ tung tích
- ·Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Vũ Hoàng Nam
- ·Giữ bình ổn giá cả hàng hóa trong thời điểm tăng lương cơ sở
- ·Đào tạo nâng cao năng lực phân tích xác định trọng điểm tuyến đường biển và đường bộ
- ·EVNCPC: Đảm bảo cung cấp điện trong các ngày nắng nóng gay gắt
- ·Tiêu thụ điện tăng giảm trái chiều tại 2 miền Nam
- ·Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh?
- ·Infographics: Hơn 90 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng
- ·Giao thông lên cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trở lại bình thường sau vụ sạt lở lớn
- ·Điều độ huy động nguồn điện được thực hiện minh bạch, rõ ràng
- ·Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến doanh nghiệp
- ·Hải quan cửa khẩu Bờ Y: Thực hiện “3 tại chỗ”, vừa chống dịch vừa chống bão