【số liệu thống kê về inter milan gặp as roma】Đề nghị thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cải cách hành chính trong lĩnh vực XNK
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập “Ban chỉ đạo quốc gia về cải cách toàn diện thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực giao lưu hàng hóa qua biên giới” để chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12-3-2015 của Chính phủ trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ đối với Ban chỉ đạo một cửa ASEAN và một cửa quốc gia.
Ngày 29-11-2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 2120/QĐ-TTg, thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia, do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Tài chính. 16 Ủy viên gồm Thứ trưởng các Bộ: Công Thương; Giao thông vận tải; Tư pháp; Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công an; Quốc phòng; Ngoại giao; Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo đặt tại Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính). |
Trong đó, Trưởng ban do một Phó Thủ tướng đảm nhiệm, lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Công Thương làm Phó Trưởng ban, lãnh đạo các bộ liên quan khác là thành viên.
Đồng thời Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng phê duyệt Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” với những nội dung, giải pháp chủ yếu: Đổi mới, hoàn thiện thể chế chính sách về công tác kiểm dịch, kiểm tra tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đổi mới về phương pháp kiểm tra chuyên ngành; tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị và nguồn nhân lực cho các đơn vị tổ chức kiểm tra chuyên ngành; xã hội hóa kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (nhất là hàng hóa không thuộc đối tượng rủi ro cao).
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan phối hợp hỗ trợ để đề nghị Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Hải quan Việt Nam thực hiện giai đoạn II của Dự án án VNACCS/VCIS góp phần bổ sung và hoàn thiện các chức năng còn thiếu.
Đối với 8 bộ có thủ tục hành chính liên quan đến hoạt đồng XNK (Bộ Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cần đẩy mạnh triển khai ứng dụng hệ thống CNTT, thực hiện chứng từ hồ sơ điện tử, không yêu cầu DN xuất trình bản giấy về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, bổ sung quy định về phạm vi và số lượng các thủ tục hành chính tham gia vào Cơ chế một cửa quốc gia, góp phần vào hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015.
Về đo thời gian giải phóng hàng, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nghiêm công văn số 9325/VPCP-KTTH ngày 21-11-2014 của thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cuộc đo thời gian giải phóng hàng năm 2015. Trong đó, các bộ, ngành tích cực thực hiện việc chia sẻ, kết nối cơ sở dữ liệu.
Cụ thể, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng) chia sẻ dữ liệu về hành khách làm thủ tục tục xuất nhập cảnh qua đường bộ, đường biển và quản lý phương tiện xuất nhập cảnh với cơ quan hải quan, cơ quan cảng vụ để có cơ sở đối chiếu, phân tích hồ sơ quản lý kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm.
Bộ Công an, chia sẻ dữ liệu hành khách xuất cảnh để cơ quan Hải quan có dữ liệu phân tích hoạt động của các đối tượng trọng điểm. Đồng thời tăng cường mua/đổi thông tin của Văn phòng cảnh sát quốc tế Interpol Việt Nam để chia sẻ dữ liệu liên quan hoạt động của các đối tượng xuất nhập cảnh cũng như hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bộ Giao thông vận tải, chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường bộ... tiếp tục thực hiện tốt hơn việc hoàn thiện hệ thống kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu định vị ô tô, tàu biển, vận đơn hàng không...
Tại buổi làm việc, Bộ Tài chính cũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định những cơ chế, chính sách liên quan đến cơ chế tài chính đối với ngành Hải quan để đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, giảm thời gian thông quan hàng hóa và thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cha mẹ nghèo con ung thư máu đối mặt tử thần
- ·Đêm ra quân mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm
- ·Xử lý trên 600 hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ
- ·Liên Chiểu phản hồi về khiếu nại quyết định điều chỉnh quy hoạch Dự án New Danang City
- ·Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
- ·Tuyên án cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang 6 năm tù
- ·Sun River, Phú Bình: Tâm điểm đầu tư trước khi 3 Luật mới có hiệu lực
- ·Bắt quả tang 7 người tham gia đánh bạc
- ·Gửi đảo yêu thương
- ·Bền vững trong bất động sản, xu hướng tất yếu của thị trường
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn tháng 03/2012
- ·Hệ lụy từ việc lạm dụng rượu, bia
- ·Huyện Phú Giáo: “Mạnh tay” xử lý xe quá khổ, quá tải
- ·Tập đoàn Nam Cường ký kết hợp tác phân phối dự án An Quý Villa và Solasta Mansion
- ·Sao ông trời bắt tội con tôi sớm thế?
- ·Tạm đình chỉ 51 quán karaoke không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy
- ·Quảng Nam chưa giải quyết gia hạn tiến độ tại dự án Khu nhà ở xã hội STO
- ·Mạo danh phòng chống tội phạm để cưỡng đoạt tài sản
- ·Bạn đọc tiếp thêm sức cho ‘gia đình da cam’
- ·Khu đô thị ngàn tỷ tại TP. Quảng Ngãi: Sau 16 năm vẫn ở “chế độ chờ”