【bảng xếp hang bóng đá】Trở thành thành viên HĐBA LHQ
Tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ lần thứ 69 diễn ra ở New York (Mỹ), ngoại trưởng bốn nước Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ và Đức (G-4) đã có các cuộc thảo luận và đặt mục tiêu trở thành thành viên thường trực HĐBA LHQ vào kỳ họp lần thứ 70 của LHQ năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất mà G-4 vấp phải chính là sự phản đối của 5 nước thành viên thường trực gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và một kết quả giống năm 2005 có thể lặp lại khi HĐBA LHQ không đạt được nhất trí về việc tăng thêm số thành viên thường trực.
Vấn đề cải tổ HĐBA được xem là khá hóc búa. Vào thời điểm LHQ kỷ niệm 60 năm thành lập, năm 2005, những yêu cầu cải tổ cơ quan này đã tăng lên rất cao trong bối cảnh xuất hiện nhiều ý kiến phản đối cuộc chiến tại Iraq. Khi đó, G-4 đã đề xuất tăng số thành viên HĐBA từ 15 lên 25 nước, song đề xuất này sau đó bị rơi vào quên lãng. Khi đó, dù Tokyo nhận được nhiều sự ủng hộ, song nước này vẫn vấp phải sự phản đối từ Mỹ (nước có quan điểm không muốn tăng thêm số thành viên thường trực HĐBA), và Trung Quốc (nước có lập trường dứt khoát phản đối Nhật Bản trở thành thành viên thường trực).
Hiện một trong những khó khăn lớn của Nhật Bản nói riêng hay các nước G-4 nói chung là phải vận động được 2/3 số nước thành viên LHQ, tức là khoảng 129 nước, tán thành việc sửa đổi hiến chương LHQ. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết có khoảng 70-80 nước đã tán thành đề xuất sửa đổi do nhóm G-4 dự thảo và G-4 cũng đang kêu gọi sự ủng hộ của Liên minh châu Phi gồm 54 nước và các nước trong khối Arab, Thái Bình Dương…
Nhưng việc sửa đổi hiến chương LHQ cần có sự ủng hộ của 5 nước thường trực HĐBA, trong đó việc Trung Quốc phản đối Nhật Bản vẫn là rào cản lớn nhất. Đối với các nước thường trực này, vị trí hiện tại của họ ở HĐBA là một trong những đặc quyền quan trọng kể từ sau Thế chiến thứ 2. Do đó, Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận việc Nhật Bản đạt được đặc quyền mà nước này đang nắm giữ.
Chưa kể trong thời điểm hiện tại, quan hệ Nhật-Trung đang rất căng thẳng do các vấn đề lịch sử, cũng như những tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông. Đối với 4 nước thành viên thường trực còn lại (Mỹ, Anh, Pháp, Nga), việc thương lượng để những nước này chấp nhận chia sẻ quyền lợi cũng là điều rất khó khăn.
Do đó, dù đề ra một mục tiêu rất rõ ràng, song con đường đạt được mục tiêu của G-4 xem ra còn rất dài và nhiều chông gai phía trước.
(责任编辑:La liga)
- ·Mẹ bán vé số nuôi con bệnh
- ·Chấn hưng văn hoá phải từ sức mạnh của toàn dân
- ·Bão số 7 suy yếu, chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển
- ·Xảy ra trận động đất thứ chín trong năm nay tại Điện Biên
- ·Sữa sệt như cháo: Lỗi tại vận chuyển, người dùng thiệt thòi
- ·Bù Gia Mập: Hơn 117 triệu đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai
- ·Nhân dân hiến gần 2.000 ha đất xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
- ·12 căn nhà đại đoàn kết tặng hộ nghèo
- ·16 tháng tuổi, con ung thư hốc mắt nằm chờ chết
- ·Khẩn trương hỗ trợ hộ dân vùng bị ngập lụt
- ·Chưa đăng kí, thủ tục nhập tịch cho con mới sinh thế nào?
- ·Khó khăn thực hiện các mục tiêu dân số
- ·50 bệnh nhân được mổ mắt miễn phí
- ·Thường trực HĐND huyện Phú Riềng tặng nhà tình thương
- ·Cháu bé 5 năm lỗi nhịp tim vì thiếu tiền
- ·Chương trình MBA có dành cho bác sĩ, kỹ sư không?
- ·Sống chung với rác
- ·Ý thức kém
- ·Trao hơn 20 triệu đồng cho Lê Hồ Anh Kiệt
- ·10 ngày chiến dịch