【ketqua bong】Người Hrê gìn giữ nghề đan lát truyền thống
VHO - Nghề đan lát mây tre của người Hrê đã có từ lâu đời và là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào tại huyện miền núi Minh Long (Quảng Ngãi). Gắn việc giữ nghề với phát triển du lịch cộng đồng được xác định là hướng đi để vừa bảo tồn,ườiHrêgìngiữnghềđanláttruyềnthốketqua bong phát triển nghề truyền thống, vừa cải thiện thu nhập cho người dân…
Bảo tồn nghề truyền thống
Tuy đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng già Đinh Văn Xếp (thôn Mai Lãnh Hạ, xã Long Mai, huyện miền núi Minh Long) còn rất nhanh nhẹn, tinh anh. Nhìn già thoăn thoắt đan những vật dụng bằng tre nứa mới thấy được sự khéo léo và tâm huyết của già dành cho nghề truyền thống này. Già Xếp là một trong những người cao tuổi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Minh Long còn giữ được nghề và tích cực trao truyền cho thế hệ trẻ.
Nhớ về những ngày đầu làm quen với đan lát, già Xếp tâm sự: “Thời đó, thấy người lớn trong nhà ngồi đan, tôi thích thú và học theo. Đồng bào Hrê quan niệm, đàn ông, con trai là phải biết đan lát, bởi đây là một trong những tiêu chí khiến các cô gái để ý tới và kén làm chồng”.
Trên gác bếp nhà già Xếp chứa đầy những vật dụng tinh xảo được đan bằng tre nứa. Từ những cây tre trồng bên sông, bên suối, qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã biến thành những sản phẩm tinh tế và hữu ích trong sinh hoạt hằng ngày. Những chiếc kđắp (mủng, rổ đựng cơm), kđắp h’long (rổ xúc lúa) phải mất khoảng 2 ngày mới đan xong, vật dụng phức tạp hơn như gùi (ro) thì phải mất cả tuần…
“Tre nứa được vót thành những thanh nan đều, đẹp, dẻo dai. Mỗi sản phẩm lại yêu cầu nan có độ dài, ngắn, dày, mỏng, to nhỏ khác nhau. Do đó, phải tính toán kỹ để không bị lãng phí nguyên liệu. Hiện nay, nguyên liệu ngày càng hiếm, khó tìm nhất là dây mây, phải đi vào tận vùng sâu, rừng rậm, núi cao mới có, chứ ở gần làng đã gần như tuyệt chủng”, già Xếp cho biết.
Những lúc rảnh rỗi, già Xếp lại mang tre nứa ra đan. Vật dụng làm ra có giá bán từ 50 đến 100 nghìn đồng, giúp gia đình có thêm chi phí sinh hoạt. Nhưng điều mà già đau đáu nhất vẫn là làm sao lưu giữ được nghề truyền thống cho thế hệ mai sau.
Gắn giữ nghề với phát triển du lịch cộng đồng
Việc triển khai Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã và đang tạo ra động lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Hrê ở Minh Long ngày càng hiệu quả và đi vào thực chất.
Minh Long được du khách biết đến trên bản đồ du lịch với các thắng cảnh như: Thác Trắng, thác Savan, đập Đồng Cần, hồ Biều Qua… và những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo của đồng bào Hrê. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, trải nghiệm cuộc sống yên bình và khám phá những nét độc đáo trong sinh hoạt thường ngày của bà con… Nhiều du khách ưa thích sản phẩm đan lát từ mây tre, họ mua về làm quà lưu niệm cho người thân, bạn bè. Nghề truyền thống đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Già Xếp cũng như người dân trong bản không ngừng sáng tạo để làm ra những sản phẩm đẹp mắt, bền vững và phù hợp với nhu cầu thị trường. Già cho biết, để tạo ra một sản phẩm chất lượng, quan trọng nhất là khâu lựa chọn và xử lý nguyên liệu. Tre, nứa, mây khai thác về phải qua nhiều bước xử lý để đảm bảo độ bền và màu sắc tự nhiên. Không chỉ làm nghề, già còn tận tâm hướng dẫn, khuyến khích thanh niên trong làng tham gia. Già Xếp chia sẻ: “Trước đây, hầu như ai cũng biết đan lát, nhưng theo thời gian, nghề cứ thế thui chột dần. Tôi mong thế hệ trẻ sẽ tiếp tục giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của cha ông”.
Phó Trưởng phòng VHTT huyện Minh Long Đinh Văn Ý cho biết, tuy tuổi cao nhưng già Đinh Văn Xếp vẫn tích cực lao động sản xuất và trao truyền lại cho con cháu. Già luôn nhiệt tình tham gia các buổi triển lãm, lớp tập huấn, truyền dạy do địa phương tổ chức. Các sản phẩm thủ công của già Xếp đã trở thành biểu tượng của văn hóa địa phương, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa văn hóa dân tộc và du khách thập phương.
“Trước tác động của nhiều yếu tố, văn hóa truyền thống của người Hrê đang có dấu hiệu mai một. Điều đáng mừng là vẫn còn có những nghệ nhân tâm huyết như già Đinh Văn Xếp đang từng ngày từng giờ nỗ lực gìn giữ và truyền ngọn lửa đam mê văn hóa truyền thống dân tộc cho thế hệ mai sau”, ông Ý bày tỏ.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hà Nội xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo dịp Tết
- ·Đường dây nóng nhận phản ánh về Kỳ thi tốt nghiệp THPT
- ·Giúp dân vượt hạn
- ·Các chuyên gia Nga cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid
- ·Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam lần thứ 5
- ·Bạo lực học đường và các giải pháp phòng, tránh
- ·Bệnh nhân 19, ca bệnh nặng nhật miền Bắc sẽ về TP.HCM bằng máy bay
- ·Hỗ trợ 2 bệnh nhi trên địa bàn huyện U Minh
- ·Cận cảnh mặt cầu Thăng Long bị hằn lún, rạn nứt nghiêm trọng
- ·Công ty B58 tặng 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo
- ·Cần sớm có quy định cụ thể đối với dịch vụ đón đưa học sinh
- ·Tự hào mái trường 40 năm tuổi
- ·Quyết liệt trên mặt trận chống đại dịch
- ·Bản tin 100 độ ngày 3
- ·Đã kết luận sai phạm, vì sao đến nay vẫn không kỷ luật lãnh đạo HUD?
- ·Tích cực hoạt động thiện nguyện
- ·Tối ưu hoá các nguồn lực đầu tư
- ·Tận dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển
- ·Phải làm gì để nền kinh tế không ‘vỡ trận’
- ·Sức sống lâu bền của lễ hội dân gian