【tỷ lê kèo bóng đá hôm nay】Địa điểm kiểm tra chuyên ngành tại CK Tân Thanh: Có nên dừng hoạt động?
Hạn chế kéo dài
Thống kê cho thấy, từ 1/6/2017 đến 31/3/2018, tổng số tờ khai hải quan thuộc diện phải KTCN tại Cục Hải quan Lạng Sơn là 45.486 tờ khai. Trong đó, các đơn vị KTCN có mặt ở địa điểm KTCN tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh tiếp nhận và làm thủ tục mới chỉ có 40.258 tờ khai (Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn tiếp nhận và làm thủ tục cho 20.655 tờ khai; Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII đã làm thủ tục cho 19.226 tờ khai; Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn làm thủ tục cho 39 tờ khai). Tại các chi cục hải quan không có địa điểm KTCN như Chi Ma, Cốc Na, Hữu Nghị cũng có tới 5.228 tờ khai thuộc diện phải KTCN.
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, tại Chi cục Hải quan Tân Thanh, các DN đăng ký mở tờ khai hải quan NK mặt hàng chủ yếu là hoa quả, nông sản và hàng tiêu dùng. Từ ngày địa điểm KTCN tại cửa khẩu Tân Thanh đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiểu được thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí đi lại, chi phí bến bãi cho hoạt động kinh doanh XNK của DN, tuy nhiên, thời gian gần đây, địa điểm KTCN này đang rơi vào tình trạng đóng cửa bởi nhiều nguyên nhân.
Theo Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn, địa điểm KTCN tập trung có diện tích hẹp, chưa có đầy đủ trang thiết bị để kiểm tra, DN chỉ thực hiện đăng ký, việc thực hiện kiểm tra vẫn phải đưa về nội địa. Bên cạnh đó, mặt hàng phải KTCN ít, hầu hết các mặt hàng phải đưa về các địa điểm cách ly kiểm dịch trong nội địa do các cơ quan khác thuộc Bộ NN&PTNT KTCN. Đặc biệt, địa điểm KTCN tại cửa khẩu Tân Thanh có khoảng cách xa với các cửa khẩu, do vậy không thuận tiện cho các DN đăng ký và nhận kết quả KTCN bởi thực tế các Trạm Kiểm dịch vẫn làm việc tại các nhà liên hợp, trụ sở của Trạm nằm trong khu vực cửa khẩu.
Đồng quan điểm, Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, Sở Y tế Lạng Sơn cho biết, ngay sau khi thành lập địa điểm KTCN tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh (ngày 6/1/2016) đến nay việc thực hiện công tác KTCN kiểm dịch y tế tại cửa khẩu Tân Thanh có nhiều khó khăn bất cập, không còn phù hợp với yêu cầu thực tế.
Còn theo ông Vy Công Tường, Phó cục trưởng Cục Cục Hải quan Lạng Sơn, do mặt hàng phát sinh ít nên các đơn vị KTCN chưa bố trí cán bộ làm việc thường xuyên, liên tục tại địa điểm KTCN. Trong khi đó, do địa điểm KTCN tại Tân Thanh xa với cửa khẩu Chi Ma, Hữu Nghị, Cốc Nam nên không thuận tiện cho DN đăng ký và nhận kết quả.
Bên cạnh đó, quy định của Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính có điều khoản cho phép DN đưa hàng về kho bảo quản, các DN hoạt động NK các mặt hàng thuộc diện KTCN về hàm lượng formaldehyd, vệ sinh an toàn thực phẩm chủ yếu có trụ sở, địa chỉ kho hàng bảo quản tại Hà Nội, do vậy, các DN đã thực hiện đăng ký, lấy mẫu, nhận kết quả tại cơ sở KTCN tại Hà Nội.
Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết thêm, hiện nay miền Bắc có 4 đơn vị cùng được Bộ Y tế chỉ định thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, khách hàng được lựa chọn 1 trong 4 cơ quan kiểm tra, việc bố trí người tại Tân Thanh là rất khó khăn về hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, việc đăng ký và trả kết quả kiểm tra đều được thực hiện qua mạng. Bộ Y tế cũng đã thực hiện kết nối với Tổng cục Hải quan qua Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia, DN chủ yếu đã khai báo trực tiếp qua Cổng thông tin dẫn đến lượng hồ sơ khai báo tại địa điểm KTCN tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh là rất ít.
Đặc biệt, từ ngày 26/11/2016 Thông tư 23/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương cho phép các mặt hàng dệt may không phải kiểm tra formaldehyd, do đó, đối với công tác của Viện Dệt may không còn phát sinh thủ tục tại cửa khẩu Tân Thanh.
Nên chấm dứt hoạt động
Theo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII, tại cửa khẩu Tân Thanh, hàng tháng chỉ phát sinh khoảng 5-7 lô hàng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi đó, công việc chủ yếu tại địa diểm KTCN cửa khẩu Tân Thanh chỉ thực hiện nghiệp vụ đăng ký và trả kết quả KTCN, không đáp ứng được yêu cầu giám định kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm.
Theo bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII, hiện đơn vị có 5 Trạm kiểm dịch thực vật trực thuộc có trụ sở tại các cửa khẩu, được trang bị phòng kỹ thuật giám định kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm. Mọi giám định kiểm dịch thực vật đều phải thực hiện tại các phòng kỹ thuạt của các Trạm kiểm dịch thực vật cửa khẩu.
Trong khi đó, từ ngày 2/2/2018 thực hiện theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP quy định một số điều của Luật An toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực phẩm NK đều thực hiện kiểm tra thông thương, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng NK, do đó, công việc tại địa điểm KTCN ở cửa khẩu Tân Thanh giảm đáng kể và không còn hiệu quả. Từ thực tế đó, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII đề xuất chấm dứt hoạt động đối với địa điểm KTCN tại cửa khẩu Tân Thanh, bà Nguyễn Thị Hà nói.
Còn theo Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn, các cơ quan có thẩm quyền nên nghiên cứu, khảo sát, xem xét đầu tư xây dựng địa điểm KTCN mới tại một địa điểm phù hợp đảm bảo thuận lợi cho cả DN và cơ quan kiểm tra.
Đại diện Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Bộ Y tế cho rằng, theo số liệu thống kê tại điểm KTCN ở cửa khẩu Tân Thanh cho thấy lô hàng đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm chủ yếu chuyển qua cửa khẩu Hữu Nghị. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho DN trong việc đăng ký, đơn vị đề xuất chuyển địa điểm KTCN về cửa khẩu Hữu Nghị.
Bởi theo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, không nên chấm dứt hoàn toàn địa điểm KTCN tập trung tại Lạng Sơn mà nên chuyển từ cửa khẩu Tân Thanh sang cửa khẩu Hữu Nghị vì số lượng đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm NK tại Lạng Sơn có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, nếu chuyển địa điểm KTCN về cửa khẩu Hữu Nghị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc đăng ký kiểm tra, rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí, thời gian cho DN. Đặc biệt sẽ thuận lợi cho cơ quan kiểm tra đối với lô hàng thuộc diện kiểm tra chặt, cơ quan kiểm tra đến nơi lưu giữ hàng hóa của DN tại cửa khẩu được nhanh chóng...
Trao đổi với phóng viên, ông Vy Công Tường cho biết, theo quan điểm của Cục Hải quan Lạng Sơn, địa điểm KTCN tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh hoạt động không hiệu quả, thực trạng hiện nay khu vực làm việc đã bỏ không. Do vậy, Hải quan Lạng Sơn đề xuất dừng hoạt động đối với địa điểm KTCN tại cửa khẩu Tân Thanh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bí thư Tỉnh ủy
- ·Luật Căn cước hướng đến Chuyển đổi Số, phục vụ tốt hơn cho người dân
- ·Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa trao quà tết tại Chơn Thành
- ·Lịch nghỉ tết Nguyên đán và lễ Quốc khánh năm 2024
- ·Giá xăng dầu hôm nay 3/11/2023: Giữ đà leo dốc, tăng 2 USD sau một đêm
- ·Bù Đăng: Trường tiểu học Đoàn Kết đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
- ·Việt Nam: Kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 500 tỷ USD
- ·Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 15 bác sĩ trên 10.000 dân
- ·Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 nhờ tăng trưởng mạnh tiêu dùng
- ·70% người Việt tham gia khảo sát gặp phải lừa đảo ít nhất 1 lần/tháng
- ·Xem xét đầu tư đường kết nối từ Quốc lộ 62 đến Đường tỉnh 839
- ·Đồng Xoài: 894 đơn vị máu được hiến trong ngày hội xuân hồng
- ·Tàu Nghị định 67 phát sinh nợ xấu
- ·Cải tiến quy trình nuôi tôm thâm canh
- ·'Chết' vì chiếc áo voan mỏng manh
- ·Trần Phán gian nan giảm nghèo
- ·Lan tỏa phong trào trồng cây xanh ở Vùng 5 Hải quân
- ·“Đồ vườn” ở phường văn minh
- ·Máy bay nông nghiệp T50, T25 liên tục đổ bộ Việt Nam, công khai bảng giá khiến ai cũng bất ngờ
- ·11 tháng năm 2023, Bình Phước giải quyết việc làm cho 42.500 lao động