【kết quả bóng đá u19 tây ban nha】Tuyển sinh đại học, cao đẳng: Có khoảng 20 phương thức xét tuyển
Nhiều trường đại học đề xuất tăng độ phân hóa đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 | |
Tuyển sinh đại học năm 2022: Dự kiến thí sinh đăng ký xét tuyển một lần | |
Tuyển sinh ngành Y không có môn Sinh học: Khó đảm bảo chất lượng đào tạo |
Công tác tuyển sinh năm 2022 sẽ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh và các cơ sở giáo dục. Ảnh Thu Dịu |
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện có khoảng 20 phương thức xét để xét tuyển đầu vào đại học, trong đó tập trung vào các phương thức như: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển tuyển dựa vào học bạ; tuyển thẳng. Việc này cũng đã gây ra khó khăn cho thí sinh trong việc nắm bắt thông tin tuyển sinh của các trường.
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, các trường bổ sung nhiều phương thức xét tuyển kéo theo việc phân bổ chỉ tiêu không hợp lý, có sự tăng giảm mạnh qua các năm. Mặt khác, việc gia tăng nhiều phương thức xét cũng khiến thí sinh không có sự chuẩn bị kịp thời. Thậm chí, nhiều trường tuyển sinh không đúng với chỉ tiêu đã công bố với từng phương thức xét tuyển nên thiếu đảm bảo công bằng đối với thí sinh. Trong đó, nhiều thí sinh 30 điểm vẫn trượt khi xét tuyển vào đại học. Cùng với đó, một số trường thêm bớt tổ hợp xét tuyển khi chưa đưa ra được căn cứ cụ thể để giải trình cho sự lựa chọn đó để xã hội đồng thuận.
Khi các trường áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau nhưng không có biện pháp bảo đảm công bằng giữa các thí sinh; có những trường gọi thí sinh nhập học sớm nhưng không cập nhật dữ liệu lên hệ thống tuyển sinh chung, dẫn tới số lượng thí sinh ảo lớn.
Từ thực trạng trên, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy đề nghị mùa tuyển sinh năm nay, các trường cần giữ đảm bảo ổn định. Với các phương thức tuyển sinh đang được sử dụng, nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bỏ thì cần có lộ trình giảm. Cụ thể, các trường không được giảm quá 30% tổng chỉ tiêu của ngành mỗi năm, tránh gây xáo trộn cho việc học tập, ôn luyện của thí sinh. Các trường cũng cần phải phân tích rủi ro và phương án giải quyết, phối hợp giải quyết trong quá trình tuyển sinh.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, công tác tuyển sinh năm 2022 sẽ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh và các cơ sở giáo dục.
Theo đó, việc đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học phải thực hiện trên Cổng thông tin của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Trong hệ thống đăng ký xét tuyển đó, Bộ GD&ĐT sẽ cập nhập, liên kết với dữ liệu quốc gia về dân cư để đảm bảo thông tin của thí sinh là chính xác nhất. Bộ cũng sẽ cung cấp dữ liệu từ kết quả học bạ của thí sinh đến các trường đại học để thuận tiện hơn với các cơ sở đào tạo xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT. Tất các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh vào các cơ sở đào tạo được lọc ảo chung trên hệ thống và thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.
Bộ GD&ĐT cũng đã yêu cầu các trường đại học phải cân nhắc rất kỹ việc điều chỉnh, xác định chỉ tiêu giữa các phương thức tuyển sinh trong cùng một ngành để đảm bảo công bằng giữa các phương thức tuyển sinh. Nếu mỗi phương thức tuyển sinh hoặc mỗi tổ hợp môn thi có chỉ tiêu riêng thì đề án tuyển sinh các trường phải giải trình được căn cứ phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức hoặc từng tổ hợp. Các trường cần tránh để xảy ra hiện tượng không bình thường như năm 2021 khi có những ngành điểm trúng tuyển tăng vọt dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều và tạo ra sự bất bình đẳng. Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục cũng phải phân tích những rủi ro trong quá trình tuyển sinh và có phương án giải quyết, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo trong quá trình tuyển sinh…
Theo Bộ GD&ĐT, năm 2021 đã có 47% thí sinh đăng kí xét tuyển trực tuyến. Kết quả tuyển sinh chính quy trong toàn hệ thống đạt cao nhất từ trước đến nay (hơn 530.000 đạt 92,65%; năm 2020 đạt 83,86%). Điểm trúng tuyển của khối sư phạm tăng; tỷ lệ thí sinh trúng tuyển tăng; mặt bằng điểm trúng tuyển của các ngành sức khoẻ đồng đều hơn so với các năm trước. Phần mềm tuyển sinh và hỗ trợ tuyển sinh đáp ứng yêu cầu của quy chế, hệ thống ổn định .Tổng kết quả nhập học của các ngành tăng hơn năm 2020. Số thí sinh nhập học trình độ đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng. Phân bổ chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy, đào tạo đối tượng người có bằng đại học chính quy ổn định so với năm 2020. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tháo gỡ điểm nghẽn, cải thiện môi trường đầu tư
- ·Liên Việt miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT với ông Dương Công Minh
- ·Hơn 7.000 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế bị “sờ gáy”
- ·Những “bông hoa” của núi rừng A Lưới
- ·Trong thống kê, không có số liệu đẹp, xấu, chỉ có con số chính xác, chân thực
- ·Ukraine cử chuyên gia tới Ba Lan, Nga nêu lý do tập kích tên lửa quy mô lớn
- ·Trang bị kỹ năng phòng, thoát nạn cho trẻ em
- ·Hình ảnh kíp lái xe tăng Nga may mắn thoát đòn tử thần của tên lửa Mỹ
- ·Bộ KH&CN đẩy mạnh cải cách hành chính
- ·Trung Quốc phóng tàu Thần Châu 15 lên trạm vũ trụ
- ·Công an vào cuộc làm rõ nguyên nhân Viện Tim bị tấn công trang web lấy số khám bệnh
- ·Đột kích kho chứa hơn 72 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc
- ·Myanmar sắp trả tự do cho hàng nghìn người
- ·Cơ hội cho học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 công lập
- ·Đam mê, sáng tạo
- ·Prudential chi trả hơn 4 tỷ đồng cho gia đình nữ doanh nhân Hà Linh tại Lâm Đồng
- ·Vượt mục tiêu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 tăng 9,6%
- ·Điểm chuẩn đợt 1 vào Đại học Huế từ 14
- ·Tháo gỡ nhanh các vướng mắc nhằm bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế
- ·Mở ngành mới không khó, khó ở chỗ “nuôi sống” ngành