【kết quả bóng đá giải mỹ】Dốc sức chống suy giảm kinh tế
Đó là lý do vì sao,ốcsứcchốngsuygiảmkinhtếkết quả bóng đá giải mỹ cả hệ thống chính trị đang phải dốc sức chống suy giảm kinh tế, bắt đầu bằng việc đi từng dự án, vào từng doanh nghiệp, xuống từng địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất - kinh doanh, giải ngân vốn đầu tưtoàn xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thị sát sân bay Chu Lai. Ảnh: T.H |
Bài 2: Bám từng dự án, không để giải ngân chậm trễ
Giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là vốn đầu tư công, là giải pháp “trong tầm tay” và quan trọng nhất để thúc tăng trưởng kinh tế. Nhưng sự chậm trễ, trì trệ vẫn còn đó, khiến Chính phủ rất sốt ruột.
Bám từng dự án, không để có tiền mà không tiêu được
Kế hoạch thực địa Khu kinh tế mở Chu Lai của Đoàn công tác Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bị chậm so với kế hoạch. Lý do là con đường trục chính từ Khu công nghiệp Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai (Đường 129 giai đoạn II) chưa làm xong, đi lại rất khó khăn.
Dự án này, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam, có tổng mức đầu tư 1.479 tỷ đồng, đã được giao đủ vốn. Tuy nhiên, do công tác giải phóng mặt bằng vướng 3,4 km đoạn qua huyện Núi Thành chưa được khai thông, nên đã ảnh hướng rất lớn đến tiến độ thực hiện công trình. Nhiều hộ dân ở đây không đồng thuận, thường xuyên cản trở đơn vị thi công.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết, còn một số dự án khác cũng đang trong tình trạng chậm tiến độ, như Công trình nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò, TP. Hội An; Cảng cá Tam Quan; Hồ chứa nước Lộc Đại; Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường Khu đô thị Núi Thành… Lý do thì nhiều, bao gồm cả vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng…, nên tiền ở một số dự án đã có mà không tiêu được.
Cũng vì các vướng mắc trên mà giải ngân vốn đầu tư công của Quảng Nam trong 6 tháng đầu năm (không bao gồm các dự án trên địa bàn tỉnh do Trung ương quản lý) chỉ đạt trên 1.700 tỷ đồng, tương đương 26% tổng kế hoạch được giao. Con số này khiến ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam không khỏi sốt ruột. “Chúng tôi sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, đặc biệt với các công trình trọng điểm”, ông Thanh nói.
Nhưng ông Thanh sốt ruột một, thì Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sốt ruột mười. Là “Tổng tư lệnh” cơ quan tham mưu cho Chính phủ về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các giải pháp để phục hồi kinh tế hậu Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là một trong những người luôn nhấn mạnh việc phải thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là giải pháp quan trọng nhất và “trong tầm tay” để có thể sớm vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công dù đã được cải thiện, song vẫn chậm và chưa đạt kỳ vọng.
Nếu Quảng Nam giải ngân được 26% vốn kế hoạch, thì 6 tháng, Quảng Ngãi cũng mới giải ngân trên 1.600 tỷ đồng, đạt 27,5% vốn kế hoạch. Trong khi đó, con số này ở Phú Yên là 39,5% kế hoạch, còn ở Bình Định là 42,6% kế hoạch năm. Ở Bình Định, giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thậm chí còn đạt 66,4% kế hoạch năm, cao nhất cả nước.
“Chúng tôi đang tích cực đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công một loạt dự án như đường trục Khu kinh tế nối dài đến sân bay Phù Cát, đường ven biển, đoạn từ Cát Tiến đến Đề Gi, hồ chứa nước Đồng Mít…, vừa để từng bước hoàn thiện hạ tầng, vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng nói.
Có lẽ, không nhiều tỉnh làm được như Bình Định. Và đó là lý do khiến Thủ tướng Chính phủ rất sốt ruột trước tình trạng giải ngân vốn đầu tư còn chậm ở nhiều địa phương. Thủ tướng đã nhấn mạnh, lần này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải ra tay, không để tình trạng trì trệ. Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch tỉnh phải tự hỏi vì sao giải ngân chậm, khâu nào, do cái gì để làm cho được.
“Đó là lý do vì sao lần này, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, chúng tôi phải xuống từng địa phương, tới từng dự án để xem vướng mắc ở đâu, điểm nghẽn chỗ nào để tháo gỡ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nói như vậy và nhấn mạnh, các lãnh đạo địa phương mỗi người phải đeo bám từng dự án, tháo gỡ khó khăn, có giải pháp quyết liệt hơn, làm sao không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được” như thời gian qua.
“Chính phủ lần này sẽ làm rất quyết liệt. Dự án nào chậm tiến độ, không giải ngân được sẽ bị điều chuyển cho dự án khác”, Bộ trưởng nói.
Lựa chọn bước đi khôn ngoan
Không nằm ngoài dự đoán, một danh mục dài các đề xuất, kiến nghị của các địa phương đã được gửi tới Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cũng là lẽ thường, bởi mục đích của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tới các tỉnh miền Trung lần này không chỉ là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất - kinh doanh, cho thúc đẩy vốn đầu tư toàn xã hội, mà còn là bước chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Cũng bởi thế, không khó hiểu vì sao các tỉnh đều bày tỏ mong muốn được phân giao vốn kế hoạch nhiều hơn, ít nhất khoảng 10%, cho giai đoạn tới. Và danh sách các dự án muốn đầu tư khá dài. Bình Định muốn phát triển cao tốc Bắc - Nam, đoạn Quảng Ngãi - Bình Định; cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; nâng cấp các tuyến Quốc lộ 19B, 19C đoạn qua Bình Định; xây cầu Thị Nại 2; đầu tư tuyến đường từ Quốc lộ 19C nối cảng Quy Nhơn…
Trong khi đó, danh sách các dự án mà tỉnh Phú Yên đề xuất có Kè chống xói lở ven biển Xóm Rớ; nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Quốc lộ 1 huyện Tuy An đi ĐT642 huyện Đồng Xuân; đường tránh trú bão Sông Cầu - Đồng Xuân giai đoạn III… “Đây đều là những dự án quan trọng, có tác động lớn tới kinh tế - xã hội của Phú Yên”, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Chí Hiến giải thích.
Cũng với danh sách dài không kém, Quảng Nam mong muốn được ngân sách Trung ương ưu tiên đầu tư một số công trình trọng điểm như hoàn thiện đường ven biển 129; dự án đường trục chính từ cảng Kỳ Hà - sân bay Chu Lai đi đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; hay dự án đường chiến lược phát triển sản phẩm quốc gia sâm Ngọc Linh…
Quảng Nam đã đề nghị cho phép tư nhân được tham gia nạo vét, xây dựng luồng tàu 5 vạn tấn vào cảng Chu Lai; đầu tư xây dựng, quản lý vận hành sân bay Chu Lai tương tự sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh)…
Ủng hộ các kế hoạch trên, bởi có hạ tầng, kinh tế - xã hội địa phương sẽ có điểm tựa để cất cánh, giống như Phú Yên, sau khi có 2 hầm Đèo Cả và Cù Mông, kinh tế - xã hội đã khởi sắc hơn, song điều mà Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng “hiến kế” cho các địa phương, đó là trong điều kiện nguồn lực có hạn, phải lựa chọn các định hướng ưu tiên thật rõ ràng.
Chẳng hạn, với Quảng Nam, Bộ trưởng nói, có thể “lùi” kế hoạch làm con đường lên khu vực phát triển sâm Ngọc Linh, bởi trước mắt, Quảng Nam nên tập trung phát triển khu vực phía Đông trước, sau đó lấy miền Đông kéo miền Tây.
“Muốn phát triển miền Tây ngay thì khó. Phải xác định hai vùng động lực, là Hội An, làm du lịch và Chu Lai, làm công nghiệp, đô thị. Hướng phát triển như vậy, thì phải tiếp tục phát triển đường trục 129. Đây là hành lang giao thông quan trọng, cũng chính là hành lang kinh tế, như một chiếc đón gánh gánh hai cực tăng trưởng của Quảng Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhân sự ‘ghế nóng’ tại nhiều ngân hàng biến động trong tháng 6
- ·Cơ hội kết nối DN dệt may với thời trang Đan Mạch
- ·Khai mạc Tuần lễ Nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên tại Hà Nội năm 2024
- ·Một số dự án FDI lớn sắp cập bến
- ·Giá xăng dầu hôm nay 16/8/2023: Suy yếu, mất hơn 1 USD sau một đêm
- ·Đài Loan đầu tư 150 triệu USD xây nhà máy dệt tại Hà Nam
- ·Phương Oanh gọi con gái Jenny là 'thánh tấu hề'
- ·Khánh Thi: 'Vợ Chí Anh coi tôi như chị gái'
- ·Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh: cần xác định các khâu đột phá, các ngành kinh tế ưu tiên
- ·John Kim tiết lộ điều sợ nhất khi MC Thụỵ Vân VTV trang điểm
- ·Những chính sách kinh tế chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2023
- ·Khuyến cáo người dân không tự ý tiêm vaccine bạch hầu
- ·TP.HCM: Số thu từ dầu thô sắp về đích
- ·Nghệ An: Chi trả 115,6 tỷ đồng chính sách dịch vụ môi trường rừng
- ·Còn nhiều khó khăn trong xây dựng cánh đồng lớn
- ·Việt Nam sẽ nhập quặng sắt từ Australia
- ·Hồ Bích Trâm sinh con thứ hai
- ·Đoàn Minh Tài và Phan Thị Mơ sóng đôi làm vedette
- ·Cẩn trọng trước những lời mời chào giải cứu trứng gia cầm
- ·Angelina Jolie: 'Không có gì quan trọng bằng thiên chức làm mẹ'