【kết quả trực tiếp bóng đá ý】Sửa Luật Quản lý nợ công: Gắn trách nhiệm giải trình với phân bổ, sử dụng nợ công
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách cho biết: Luật Quản lý nợ công hiện hành được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho các khuôn khổ về quản lý nợ công.
Luật Quản lý nợ công không chỉ đưa ra các định nghĩa mang tính thống nhất về nợ công, nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, và cả nợ nước ngoài của quốc gia mà còn đưa ra các nguyên tắc về quản lý nợ công, trong đó nêu rõ Nhà nước sẽ quản lý thống nhất, toàn diện nợ công, từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ…
Tuy nhiên, các khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ công hiện vẫn còn một số hạn chế và bất cập. Mặc dù đã có Luật Quản lý nợ công trong đó có quy định Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm thống nhất việc quản lý nhà nước đối với nợ công, song lại chưa quy định một cơ quan quản lý nợ thống nhất và chuyên biệt thuộc Chính phủ.
Các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, chính quyền các địa phương,… cho thấy thẩm quyền vay nợ, trả nợ, và quản lý nợ nhìn chung vẫn nằm phân mảng ở nhiều bộ, ngành, cơ quan khác nhau, như vậy sẽ dẫn đến khó khăn trong việc quản lý nợ theo hướng thống nhất, cũng như khả năng quy trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
“Quản lý nợ công, bản chất là quản lý nợ của quốc gia mà suy cho cùng cũng là nợ của người dân. Khi Việt Nam tốt nghiệp IDA (nguồn vốn ưu đãi của WB) vào năm 2017-2018 thì đã đến lúc phải chuẩn bị tinh thần để bước vào thời kỳ tiếp cận, huy động các nguồn vốn vay đắt hơn, với các điều kiện khắt khe hơn. Do đó, đòi hỏi phải cân nhắc, tính toán thận trọng trong việc vay nợ và quan trọng hơn là quản lý sử dụng nợ công phải thực sự chặt chẽ, hiệu quả” - ông Hải nói.
Chia sẻ về quá trình xây dựng dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết: Ngay từ năm 2015, Bộ Tài chính đã chủ động triển khai công tác đánh giá, tổng kết tình hình triển khai Luật hiện hành. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tham vấn ý kiến từ các chuyên gia quốc tế của WB, IMF và các chuyên gia độc lập trong nước về kinh nghiệm đối với quản lý nợ công thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và các cuộc hội thảo quốc tế.
Đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và hoàn thiện những bước cuối cùng để trình Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2017) và thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2017.
Theo Thứ trưởng, mục tiêu mà Bộ Tài chính hướng tới trong dự thảo này là hoàn thiện chính sách quản lý, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ giữa quản lý nợ công với quản lý ngân sách và đầu tư công; huy động vốn đầy đủ, kịp thời cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đồng thời đảm bảo an toàn, bền vững nợ và an ninh tài chính quốc gia; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; tạo điều kiện thực hiện quản lý nợ chủ động.
Bên cạnh đó, giúp cho việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác quản lý nợ công; gắn trách nhiệm giải trình căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao trong tất cả các khâu từ huy động, phân bổ, quản lý sử dụng và trả nợ công; tiếp cận có chọn lọc thông lệ tốt của quốc tế phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam để đưa hoạt động quản lý nợ công tiệm cận với thông lệ quốc tế...
Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước, quốc tế có kinh nghiệm về công tác quản lý nợ công, đại diện một số bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý, sử dụng nợ công đã cùng thảo luận về các nội dung quan trọng trong dự thảo như phạm vi về nợ công; điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong việc vay, phân bổ, sử dụng và trả nợ; những vấn đề về công tác kế hoạch, chiến lược về nợ công, công tác quản lý rủi ro nợ công; công tác giám sát nợ công, tăng cường trách nhiệm giải trình của những cơ quan có liên quan đến quản lý nợ công,...
Những ý kiến ghi nhận tại hội thảo này sẽ được Bộ Tài chính tiếp thu để đưa vào dự thảo Luật trình Chính phủ.
(责任编辑:La liga)
- ·WHO cảnh báo thuốc giả tràn ngập thị trường các nước đang phát triển vì Covid
- ·Việt Nam cam kết làm tròn trách nhiệm và là thành viên tích cực của IIB
- ·Thủ tướng cùng 19 tỉnh, thành miền Trung, Tây Nguyên bàn phát triển du lịch
- ·Chuyến bay đầu tiên đã cất cánh sang Romania đưa người Việt về nước
- ·Nhiều địa phương mở cửa đón khách du lịch trở lại
- ·Tìm cơ chế thúc đẩy thị trường điện mặt trời áp mái
- ·Libya khó giải quyết vấn đề nội bộ
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi
- ·Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
- ·Kon Tum có Phó Chủ tịch UBND tỉnh mới
- ·Thị trường laptop ‘ảm đạm’, siêu thị điện máy thi nhau tung ‘chiêu’ để kích cầu
- ·Quyết định thi hành kỷ luật của Ban Bí thư
- ·Đà Nẵng bầu Chủ tịch HĐND mới thay ông Xuân Anh vào 'phút 89'
- ·Kinh tế 2020: Cơ hội sẽ nằm ở những ngành có lợi thế so sánh truyền thống
- ·Buôn bán, vận chuyển chỉ 1 gói thuốc lá lậu cũng bị phạt 3 triệu đồng từ 15/10
- ·Chưa bao giờ chuyện 'lò nóng' của Tổng bí thư được ủng hộ nhiều như vậy
- ·Biến thể của Omicron gây làn sóng dịch Covid
- ·Thủ tướng: Đất nước cần nhiều hơn nữa những doanh nghiệp như Viettel
- ·Hai thức uống rẻ tiền giúp Đường Yên trẻ đẹp không màng tuổi tác
- ·Chủ tịch nước, Thủ tướng chúc mừng Đại lễ Bạch kim của Nữ hoàng Anh