【lịch thi đấu bóng đá liga】Nhiều điểm sáng phục hồi nơi đầu tàu kinh tế
Sản xuất công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh duy trì ổn định trong 5 tháng đầu năm. Ảnh: CTV |
Phục hồi mạnh
Theo đánh giá của các chuyên gia cũng như báo cáo của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, đến cuối tháng 5/2022, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã hoàn toàn trở lại hoạt động bình thường, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt ngành du lịch đang hồi sinh mạnh mẽ.
Giai đoạn những tháng đầu năm 2022, TP. Hồ Chí Minh tập trung khắc phục các hệ lụy, khôi phục những đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; giúp những doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm, chăm lo an sinh xã hội.
Mặc dù các ngành công nghiệp chủ lực vẫn tăng trưởng hơi chậm, nhưng du lịch đã phục hồi mạnh mẽ, trong đó lữ hành tăng trên 8%.
Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không bất ngờ bứt tốc, đón rất đông lượng khách quốc tế và trong nước, mở ra cơ hội làm ăn lớn cho ngành hàng không và du lịch. Theo Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, đến đầu tháng tư, khoảng 1.500 nhà máy đã hoạt động ổn định trở lại.
Đặc biệt, lĩnh vực thương mại dịch vụ của thành phố (TP) đến cuối tháng 5/2022 đã tăng trưởng dương 0,6%, mặc dù chưa phải là cao, nhưng theo các chuyên gia, so với con số âm 1,7% của quý I thì đây là tín hiệu rất đáng mừng.
Đến nay có thể nói TP. Hồ Chí Minh đã hồi phục nhanh, từ mức tăng trưởng âm trong cùng kỳ năm trước, dự ước 6 tháng đầu năm 2022, GRDP của thành phố sẽ tăng khoảng 2 - 3% và có thể tăng đến 6 - 7% trong năm nay.
Tại buổi họp báo tại Trung tâm báo chí TP. Hồ Chí Minh vừa diễn ra sáng 31/5, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết, TP. Hồ Chí Minh đã và đang tiếp tục giữ vai trò đầu tầu, kinh tế.
Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, TP đang từng bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ ở rất nhiều ngành, lĩnh vực. Thành phố xác định, năm 2022 cũng là thời điểm tập trung phục hồi kinh tế, tạo đà tăng tốc phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo; trong đó, đặt doanh nghiệp là trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế.
Với những tín hiệu chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua, cũng đang tạo tâm lý ổn định và tin tưởng cho người dân và doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong tháng 5, một số lĩnh vực kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng tốc và phục hồi mạnh mẽ so với những tháng trước và so với cùng kỳ.
Vượt qua “bão giá”, tiếp đà tăng trưởng
Nhận định của lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh, mặc dù đã vượt qua rất nhiều khó khăn, đạt nhiều thành tích nổi bật với nhiều điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế từ sau đại dịch, kinh tế thành phố vẫn có nhiều thách thức ở phía trước khi mà dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, như đang diễn ra ở Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Tình hình chính trị thế giới biến động khó lường với xung đột tại Nga – Ukraine cũng đang là thời điểm rất thách thức, bởi tăng giá năng lượng và các yếu tố đầu vào, sự đứt gãy chuỗi logistics toàn cầu làm tăng thời gian, giảm giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa…
Do đó, để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững thời gian tới, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh cũng như các chuyên gia đã đưa ra 3 giải pháp: thứ nhất, xây dựng kế hoạch phục hồi nhanh chóng ngành du lịch; thứ hai, đẩy nhanh hơn nữa các chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp như miễn giảm, gia hạn nộp thuế, tái cơ cấu lại nợ...; thứ ba, tiếp tục hỗ trợ người lao động thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội.
Doanh nghiệp phục hồi sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: CTV |
Các giải pháp này đang được TP. Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện và kỳ vọng để luôn giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước trong năm 2022.
Theo Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, để thực hiện được kỳ vọng trên, cả hệ thống chính trị của thành phố phải nỗ lực tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu tổng quát và 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu cùng với 7 nhóm giải pháp và 21 nhiệm vụ cụ thể. "Toàn hệ thống chính trị sẽ tập trung nỗ lực cao nhất phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 từ 6% - 6,5%. Đây là mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cao nhưng thành phố có cơ sở và niềm tin" – ông Nên nói.
Theo đó, năm 2022 được xác định là giai đoạn phục hồi, để tiếp tục tạo đà cho giai đoạn 2023-2025 tăng tốc phát triển ngoạn mục hơn.
Theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, khi xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, TP. Hồ Chí Minh đã đề ra mục tiêu và quyết sách thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng cạnh tranh, tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa - dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Đồng thời, biến thách thức thành cơ hội để phát triển nhanh nền kinh tế số; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị; tạo sự đột phá trong việc xây dựng nền hành chính kiến tạo phát triển; giữ vững và phát huy vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Nam và cả nước.
Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, đưa kinh tế trở lại quy đạo phát triển cũng như tăng tốc trong thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh cũng cần xác định và có giải pháp khơi thông điểm nghẽn về cơ chế, hạ tầng và nguồn lực… đây cũng là yếu tố đang cản trở sự phát triển của thành phố./.
(责任编辑:World Cup)
- ·5 công ty dược trong nước xin nộp hồ sơ sản xuất thuốc kháng virus điều trị COVID
- ·Liên kết nhiều ngành để phát triển du lịch
- ·Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển KHCN
- ·Nhiều doanh nghiệp Việt lọt vào top 100 nơi làm việc tốt nhất năm 2014
- ·Thủ tướng nêu 5 đề xuất để thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế số
- ·Cử tri kiến nghị nhiều vấn đề vế hạ tầng nông thôn
- ·Giải phóng mặt bằng Quốc lộ 14 phải xong trước 30
- ·Doanh nghiệp quân đội phải đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu
- ·Doanh nghiệp tái gia nhập thị trường 8 tháng năm 2022 tăng cao kỉ lục
- ·Đảng viên đi trước...
- ·Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế: Bộ Y tế nói gì?
- ·Cần làm rõ đối tượng lấn chiếm đất lâm nghiệp
- ·Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
- ·Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
- ·Thu giữ 20 tấn hạt nhựa vi phạm nhãn mác được vận chuyển trên xe 'luồng xanh'
- ·Nới lỏng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên với doanh nghiệp
- ·Giá trị xuất khẩu cao su năm 2014 giảm gần 28%
- ·Bộ trưởng TN&MT: Cải cách TTHC lĩnh vực đất đai là rất quan trọng
- ·Bảo hiểm xã hội
- ·Không bán cao su dưới 1.500 USD/tấn