会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả brest】Tiền mã hóa đang ở “vùng xám” pháp lý!

【kết quả brest】Tiền mã hóa đang ở “vùng xám” pháp lý

时间:2024-12-23 19:31:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:821次
Nhiều người "sập bẫy" chiêu trò lừa đảo đầu tư tiền ảo,ềnmãhóađangởvùngxámpháplýkết quả brest tiền mã hoá, trúng thưởng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm rõ về tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số Nhiều cạm bẫy khi đầu tư tiền ảo

Thách thức trong giám sát và bảo vệ nhà đầu tư

Chia sẻ xung quanh vấn đề này, TS. Nguyễn Tấn Sơn- Chủ nhiệp cấp cao bộ môn Kế toán và Luật (Đại học RMIT Việt Nam) nhận định, giao dịch Bitcoin và tiền mã hóa (tiền điện tử) đang ngày dần trở nên phổ biến tại Việt Nam song khuôn khổ pháp lý vẫn chưa theo kịp.

Tiền mã hóa đang ở “vùng xám” pháp lý
Hiện tiền mã hóa không được công nhận làm phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước hiện cấm sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán hợp pháp, nhưng chưa có quy định rõ ràng về quyền sở hữu và giao dịch. Điều này khiến tiền mã hóa rơi vào “vùng xám” pháp lý, đặt ra thách thức cho cả việc bảo vệ nhà đầu tư lẫn giám sát quy định hiệu quả.

Trong một phiên họp Quốc hội gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh rằng, dù thực tế có các giao dịch Bitcoin nhưng phần lớn lĩnh vực này vẫn chưa được quản lý. Việc thiếu quản lý làm gia tăng rủi ro như gian lận, thao túng thị trường và rửa tiền, và khiến Việt Nam bỏ lỡ cơ hội khai thác tiềm năng đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế của blockchain.

Nhấn mạnh lý do vì sao cần quản lý tiền mã hóa, TS. Nguyễn Tấn Sơn phân tích, việc thiếu các quy định rõ ràng về tiền mã hóa khiến nhà đầu tư gặp phải các rủi ro như gian lận, thao túng thị trường hoặc mất tiền trên các nền tảng giao dịch không được giám sát.

Tính ẩn danh vốn có của công nghệ blockchain cũng làm gia tăng nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố. Việc thiết lập khung pháp lý là điều cần thiết để thúc đẩy tính minh bạch, đảm bảo an toàn và xây dựng niềm tin trên thị trường.

Tuy nhiên, quản lý không chỉ nên tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro mà còn cần thúc đẩy đổi mới. Hướng tiếp cận quản lý cân bằng có thể biến tiền mã hóa thành động lực tăng trưởng, giúp Việt Nam trở thành trung tâm blockchain và thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số bền vững.

“Câu hỏi đặt ra với việc quản lý Bitcoin và tiền mã hóa không còn là “nên hay không” mà là “làm thế nào”. Với các chính sách phù hợp, Việt Nam có thể tạo ra một môi trường an toàn, minh bạch và đổi mới, mở lối tiến tới trở thành một trung tâm blockchain hàng đầu khu vực” - TS. Nguyễn Tấn Sơn nhấn mạnh.

Cân nhắc kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong khu vực

Trả lời câu hỏi Việt Nam có thể học hỏi gì từ các quốc gia tiên phong, TS. Nguyễn Tấn Sơn cho biết, một số quốc gia đã thực thi các chiến lược hiệu quả để quản lý tiền mã hóa, cho Việt Nam những bài học quý giá.

Ông lấy ví dụ Nhật Bản, một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này đã công nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp từ năm 2017. Các sàn giao dịch tiền mã hóa tại Nhật Bản phải đăng ký và tuân thủ những biện pháp chống rửa tiền (AML) và an ninh mạng nghiêm ngặt. Cách làm này không chỉ bảo vệ nhà đầu tư mà còn thúc đẩy đổi mới blockchain.

Liên minh châu Âu đã giới thiệu Luật về Các thị trường trong ngành tài sản tiền mã hóa (MiCA), tạo ra một khung pháp lý thống nhất để bảo vệ người tiêu dùng, tăng cường tính minh bạch và đảm bảo tính bền vững của thị trường giữa các quốc gia thành viên.

Một ví dụ khác trong khu vực Đông Nam Á là Singapore. Quốc gia này đã đạt được cân bằng giữa quy định và đổi mới. Luật Dịch vụ thanh toán bắt buộc các doanh nghiệp tiền mã hóa phải có giấy phép hoạt động và thực hiện các biện pháp chống rửa tiền nghiêm ngặt.

Ngoài ra, môi trường thử nghiệm cô lập của Singapore cho phép các công ty khởi nghiệp blockchain thử nghiệm giải pháp sáng tạo trong một môi trường được giám sát, vừa đảm bảo an toàn vừa thúc đẩy sáng tạo.

“Những ví dụ này chứng minh rằng quản lý tiền mã hóa không chỉ là kiểm soát rủi ro mà còn đặt nền tảng cho sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Việt Nam có thể học hỏi từ những mô hình này để xây dựng khung pháp lý vững chắc riêng” - TS. Nguyễn Tấn Sơn nêu quan điểm.

“Những ví dụ này chứng minh rằng quản lý tiền mã hóa không chỉ là kiểm soát rủi ro mà còn đặt nền tảng cho sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế.

Khung pháp lý về tiền mã hóa sẽ giúp Việt Nam khai thác tiềm năng phát triển kinh tế của blockchain
TS. Nguyến Tấn Sơn

Việt Nam có thể học hỏi từ những mô hình này để xây dựng khung pháp lý vững chắc riêng”- TS. Nguyễn Tấn Sơn nêu quan điểm.

Đề xuất các giải pháp cho vấn đề này, vị chuyên gia của Đại học RMIT cho rằng, Việt Nam có thể tận dụng kinh nghiệm quốc tế để phát triển khung pháp lý rõ ràng cho tiền mã hóa.

Theo đó, bước đầu tiên là xác định xem tiền mã hóa như Bitcoin là tài sản hay chứng khoán, giúp làm sáng tỏ việc quản lý giao dịch và bảo vệ nhà đầu tư.

Tiếp đó, yêu cầu các sàn giao dịch tiền mã hóa đăng ký và tuân thủ các quy định chống rửa tiền là điều hết sức quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, an ninh tài chính và giảm thiểu các rủi ro như gian lận hoặc tài trợ tài chính bất hợp pháp.

Tại Việt Nam, việc triển khai mô hình thử nghiệm có thể tạo ra một môi trường hỗ trợ cho doanh nghiệp blockchain phát triển các giải pháp sáng tạo dưới sự giám sát của chính phủ. Singapore đã chứng minh tính hiệu quả của mô hình vừa thúc đẩy đổi mới vừa đảm bảo trách nhiệm giải trình này.

Quan trọng nhất, theo TS. Nguyễn Tấn Sơn, Việt Nam phải cân bằng giữa việc bảo vệ nhà đầu tư với thúc đẩy đổi mới công nghệ. Một khung pháp lý được thiết kế tốt sẽ mở ra tiềm năng của blockchain trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo vệ hệ thống tài chính quốc gia./.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đường bộ
  • Trình Hội nghị Trung ương 4 đề án tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng
  • Dùng tiền trốn thuế kinh doanh đất, Ngô Phú Cường bị khởi tố thêm tội rửa tiền
  • Đề xuất kéo dài thời gian thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh
  • Kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh công bằng, thông thoáng và minh bạch
  • Ông Lại Xuân Môn giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
  • Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự phiên họp Ban Chấp hành Đại hội đồng AIPA
  • Thủ tướng sẽ đối thoại với 300 nông dân
推荐内容
  • 3 cha con suýt cháy đen thui vì ga rò rỉ khi nấu ăn, nguyên nhân mọi nhà đều có thể mắc
  • Tổng cục Thống kê khuyến nghị những giải pháp gì để tăng trưởng kinh tế cuối năm?
  • COVAX đánh giá Việt Nam tiêm chủng thông minh, hiệu quả; sẽ tiếp tục quan tâm, phân bổ vắc xin
  • Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam
  • Doanh nghiệp tăng tốc cuối năm
  • Đồng chí Tạ Anh Tuấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên