【vua phá lưới ả rập xê út】Làng Huế dưới chân đèo Cả
Nghe giọng Huế tôi mừng một,àngHuếdướichânđèoCảvua phá lưới ả rập xê út ông Phạm Thừa, 82 tuổi, sống ở thôn Đông Bắc, xã Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên – một trong hai người vừa gọi tôi cà phê mừng mười. Ông Thừa đứng lên ôm chầm lấy tôi như thể người thân đi xa trở về, nói “lâu lắm mới thấy một người Huế lạ đi ở chân con đèo ni” rồi còn cầm tay kéo bằng được “vô nhà tui ăn cơm, ngủ lại nói chuyện Huế chơi”. Hỏi nguồn gốc về làng Huế, ông Phạm Thừa bảo “từ từ thưởng thức món lẩu mực ngon nhức răng chỉ có ở vùng biển này đã”. Rồi, ông giục cô con gái út làm cơm đãi khách.
Một góc làng chài Đại Lãnh nhìn từ đèo Cả
Vừa ăn, ông Phạm Thừa vừa kể đại ý cách đây hơn một thế kỷ, con đường độc đạo Bắc - Nam qua Đại Lãnh gập ghềnh hiểm trở và rất nhiều thú dữ luôn rình rập. Vì vậy, người đi lại muốn vượt qua chặng đường này phải tập trung thành từng tốp, từng đoàn, vừa đi vừa “đánh trống khua chiêng” mới mong bình an vượt qua đèo Cả. Và vào năm thứ mười ba triều Thành Thái, có một người quê ở Thừa Thiên tên là Phạm Ngũ Giáo, khỏe mạnh, học rộng nhưng lận đận trong đường công danh, khoa cử. Khi đến đây, thấy phong cảnh đẹp, có núi cao, biển rộng, ông liền lưu lại vùng này để làm ăn sinh sống. Định cư tại đây, ông Giáo đã lặn lội vào trong miệt Tu Bông, Bình Trung, Vạn Giã… của Khánh Hòa bây giờ gặp gỡ, kết bạn với các nho sĩ và hành nghề thuốc nam chữa bệnh giúp người nghèo trong vùng. Sau này, ông quy tụ nhiều người tha phương cầu thực khắp nơi về đây, lập nên làng Đại Lãnh đông vui, trù phú như bây giờ.
Thực hư thế nào không rõ. Bởi ở Đại Lãnh bây giờ chẳng có đình miếu hay dấu tích gì liên quan đến “ông tổ” Phạm Ngũ Giáo. Người lắm chuyện nhất cũng không kể thêm được gì khác những gì tôi đã nghe. Chỉ biết giờ ở xã Đại Lãnh, theo ông Phạm Thanh – Trưởng thôn Đông Bắc thì gần như người dân trong thôn với hơn 100 hộ, khoảng 400 khẩu là người gốc Thừa Thiên Huế. Họ phần lớn là người miệt biển các xã Thuận An, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Vinh Hiền… của huyện Phú Vang, di cư vào đây khoảng sau năm 1975 và sinh sống bằng nghề đi biển.
Những người Huế ở Đại Lãnh dù kinh tế không bằng ai nhưng trong cuộc sống luôn đề cao sự tôn nghiêm. Kiểu như ông Phạm Thừa là “ở đây không ai dám coi khinh dân Huế mình vì mình gốc gác kinh sư; vì tụi tui sống, cư xử có lề thói truyền thừa từ đời này sang đời khác”. Cũng theo ông Phạm Thông thì nhiều năm trở lại đây, con cháu thôn Đông Bắc còn rất ít người theo nghề biển như cha ông và nhiều người “đi ra” học hành đỗ đạt thành tài, có địa vị xã hội ở nhiều địa phương.
Sau bữa cơm, ông Phạm Thừa dẫn tôi đi tham quan biển Đại Lãnh ở trước nhà. Ông Phạm Thừa khoe đại ý biển Đại Lãnh danh thắng duy nhất của hơn 2.000km bờ biển Việt Nam được vua Minh Mạng cho khắc trên Cửu Đỉnh đặt trước sân Thế Miếu vào năm 1836. Và năm 1853, dưới triều vua Tự Đức, hai chữ Đại Lãnh thêm lần nữa lại có tên trong từ điển quốc gia do triều đình biên soạn. Thật ra thì không những ông Phạm Thừa mà toàn bộ người dân địa phương, báo chí, thậm chí cả sách viết non nước Khánh Hòa… đều nhầm lẫn thú vị về sự kiện này. Theo nhà nghiên cứu Dương Phước Thu, tác giả cuốn “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” thì năm 1853, vua Minh Mạng có cho khắc lên Cửu Đỉnh một địa danh dưới chân đèo Cả nhưng đó không phải là bờ biển Đại Lãnh mà là ngọn núi Đá Bia rất nổi tiếng ở trước mặt.
Núi Đá Bia hay còn gọi là Thạch Bi Sơn theo cách gọi của người Việt, đồng thời là “Đại sơn thần Linga” theo như cách gọi của người Chăm cao hơn 700m là một ngọn núi phủ mờ huyền thoại. Từ xa xưa, các nhà hàng hải người Pháp gọi là “ngón tay Chúa”, vì theo họ từ ngoài biển nhìn vào trông như một ngón tay chỉ thẳng lên trời, ngón tay đó trở thành dấu mốc tàu thuyền định hướng vào bến Đại Lãnh, Vũng Rô. Đến năm 1890, Varella - một sĩ quan hải quân Pháp chỉ định xây dựng ngọn hải đăng mũi Điện nằm ở phía đông Đá Bia vốn là một trong hai điểm đất liền ở Việt Nam đón bình minh sớm nhất.
Trong tiến trình mở đất về phương Nam, Thạch Bi Sơn có một dấu ấn lịch sử rất lớn, từng đóng vai trò phân ranh giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành. Tương truyền, thật ra là một công án của lịch sử khi nhiều tác phẩm biên khảo cho rằng vào năm 1471 vị vua trẻ tài ba Lê Thánh Tông trong một lần “phạt Chiêm” đã tiến quân đến tận chân núi Đá Bia và sai lính khắc bia để làm ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Nội dung của văn bia là: “Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong, An Nam quá thử, tướng tru binh chiết”, nghĩa rằng: “Chiêm Thành qua đây, quân thua nước mất, An Nam qua đây, tướng chết, quân tan”.
Có thể vua Lê Thánh Tông thời ấy đã đặt chân đến “ngón tay Chúa” và khắc bia phân định chủ quyền nhưng cũng có thể chỉ là huyền sử mong ước. Nhưng tư tưởng “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của vua Thái tổ để lại” của vua Lê Thánh Tông là có thật và đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự...
Đèo Cả vẫn còn vẹn nguyên sự hoang sơ với những bãi biển cát mịn trắng tinh, nước luôn xanh một màu ngọc bích, đã thế còn hòa với nước suối ngọt mát đổ xuống từ các chân núi.
Ở làng Huế bên bờ biển Đại Lãnh, lâu lắm tôi mới nghe thấy mùi gió biển nguyên chất mặn tanh đến nôn nao xộc thẳng vào mũi cùng những thứ tiếng Huế “rin”. Đó là thứ mùi biển, mùi Huế của “quê mình” thời còn chưa có dấu chân của những người thành thị. Ở đây, ngoài món lẩu mực ngon nhức răng, lần đầu tiên trong đời tôi được ông Phạm Thừa mời thưởng thức món thịt nướng từ con lợn rừng nằm ngủ mê ngoài suối, rau củ thì hái ngoài vườn, mực cá tươi xanh luôn có sẵn. Trưa nằm trên võng còn được khuyến mại món gió núi ngã nghiêng cây rừng cùng màu xanh tươi mát sau ống kính máy ảnh…
HOÀNG VĂN MINH
(责任编辑:La liga)
- ·Quy định mới về hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi ốm đau từ 15/2/2023
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Ngân hàng Standard Chartered
- ·Các chính sách hỗ trợ đã thông thoáng, rút gọn nhất có thể
- ·Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ
- ·Dùng rác thải nhựa để loại bỏ khí CO2 độc hại
- ·33 cá nhân đạt giải tuần 1 Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam"
- ·Ông Đinh Minh Hiệp giữ chức Giám đốc Sở NN và PTNT TP.HCM
- ·Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- ·Thủ tướng chỉ đạo khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế
- ·Đại biểu Quốc hội đánh giá cao vai trò truyền thông trong cuộc chiến với Covid
- ·Nghệ sĩ tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật: Người đăng đàn xin lỗi, còn lại... lặng thinh
- ·Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Tổng giám đốc Công ty Zarubezhneft EP Vietnam
- ·Chưa tiêm vắc xin phòng Covid
- ·Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Anh thành công hơn mong đợi
- ·Lấy ý kiến góp ý dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về kho chứa LNG nổi
- ·Thủ tướng: Cần 10 hay 20 năm để mắc ca Việt Nam đứng đầu thế giới
- ·Bộ Chính trị cho ý kiến phương án nhân sự cấp ủy của Quân đội và 5 tỉnh
- ·Diễn đàn trực tuyến Chủ động phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng với bối cảnh dịch bệnh
- ·Giải pháp nào cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid
- ·Công tác cán bộ là khâu then chốt, điểm đột phá