【nhận định bóng đá ibongda】Xác thực sinh trắc học: Lưu ý gì để tránh bị lừa hỗ trợ cài đặt?
Mạo danh ngân hàng dụ người dùng xác thực sinh trắc học
Anh Nguyễn Đăng Đức (TP Thủ Đức,ácthựcsinhtrắchọcLưuýgìđểtránhbịlừahỗtrợcàiđặnhận định bóng đá ibongda TPHCM) cho biết, mấy ngày qua chia sẻ trên mạng xã hội về việc khó xác thực sinh trắc học. Ngay sau đó, có đầu số lạ, tự xưng là nhân viên ngân hàng gọi đến yêu cầu cung cấp CCCD, mã pin để hỗ trợ xác thực sinh trắc học, thời gian chỉ mất 5 phút.
"Tôi nghi ngờ lừa đảo nên đã từ chối. Sau đó, tôi trực tiếp ra quầy để xác thực và chỉ mất vài phút để hoàn thành".
Hồng Nhung (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng gặp tình trạng tương tự. Hai ngày nay, cô liên tục nhận được cuộc gọi từ đầu số lạ, dò hỏi đã xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng chưa và yêu cầu xác thực sớm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đầu số lạ liên tục nói cần phải hoàn thiện trước 1/7 nếu không sẽ bị khóa tài khoản, không thể giao dịch.
Người lạ yêu cầu kết bạn Zalo, chụp ảnh CCCD kèm các thông tin cá nhân để hỗ trợ xác thực từ xa. Tuy nhiên, Nhung không tin tưởng nên tắt máy và tự ra ngân hàng xác thực sinh trắc học.
Kể từ ngày 1/7, thực hiện Quyết định số 2345, các ngân hàng triển khai xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến.
Trong giai đoạn đầu triển khai, lợi dụng tình huống một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng đề nghị "hỗ trợ" cài đặt sinh trắc học nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin của khách hàng…
Hàng loạt ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, TPBank, Eximbank, VPBank, Techcombank, Agribank... mới đầu đều gửi thông báo cho khách hàng yêu cầu đăng ký sinh trắc học, đồng thời hỗ trợ khách hàng áp dụng quy định mới trong giao dịch.
Theo thông tin từ các ngân hàng, đối tượng lừa đảo thường liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học. Các đối tượng lập nick gây nhầm lẫn như "Nhân viên Ngân hàng", "Hỗ trợ khách hàng... và trà trộn tương tác với những bình luận của khách hàng dưới các bài đăng trên trang mạng xã hội chính thức của ngân hàng để đề nghị khách hàng liên hệ riêng nhằm dẫn dụ khách hàng để lừa đảo lấy thông tin dịch vụ ngân hàng của khách hàng.
Những đối tượng này yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt của khách hàng… để được hỗ trợ, thậm chí đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ. Sau đó, họ đề nghị khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại…
Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Khách hàng tuyệt đối không bấm vào đường liên kết lạ
Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB, cho biết yêu cầu xác thực khuôn mặt trong giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng/lần hoặc trên 20 triệu đồng/ngày là sẽ ngăn chặn tội phạm đánh cắp tiền trong tài khoản.
Theo ông Phát, trường hợp khách hàng gặp lỗi khi thao tác sinh trắc, hoặc người lớn tuổi khó thao tác có thể đến trực tiếp các quầy giao dịch để nhờ nhân viên ngân hàng hỗ trợ thao tác, quá trình thao tác tại quầy cũng chỉ khoảng 30 giây.
Với tình trạng mạo danh ngân hàng dụ người dùng xác thực sinh trắc học gần đây, khách hàng được khuyến cáo không chia sẻ các thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ ngân hàng, thông tin giao dịch ngân hàng… lên mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo lợi dụng mạo danh ngân hàng/cán bộ ngân hàng liên hệ, yêu cầu được hỗ trợ hoặc yêu cầu cung cấp thông tin nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Khách hàng cũng được khuyên tuyệt đối không bấm vào liên kết (link), không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác.
Theo thông tin từ một số ngân hàng, khâu xác thực bằng khuôn mặt chỉ có chính chủ mới thực hiện được, vì thế không thể hỗ trợ từ xa. Các ngân hàng cho biết thường không liên hệ trực tiếp với người dân để thu thập thông tin sinh trắc học. Vì thế, người dùng cần hết sức cảnh giác với những cuộc gọi mạo danh này.
Các ngân hàng khuyến cáo, khách hàng chỉ thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học qua ứng dụng ngân hàng, tuyệt đối không cập nhật qua bất kỳ trang web hay ứng dụng nào khác để tránh rủi ro giả mạo, lừa đảo. Nếu không tự thao tác được, người dân có thể đến các quầy giao dịch của ngân hàng để được hỗ trợ trực tiếp.
Chia sẻ với báo chí, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ lệ giao dịch trên 10 triệu đồng trong 3 ngày gần đây dao động quanh 6-8%. Hôm qua, ngày đầu áp dụng sinh trắc học, xuất hiện tình trạng hệ thống báo lỗi hoặc quá tải, khiến nhiều khách hàng không chuyển khoản trực tuyến được trong ngày đầu tiên bắt buộc xác thực sinh trắc học với giao dịch giá trị lớn.
Tuy nhiên, đến hôm nay, hệ thống cơ bản trơn tru, không còn xuất hiện tình trạng khách hàng phản ánh không thể chuyển khoản.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Seaholdings hợp tác cùng nhà thầu Phước Thành xây dựng dự án Destino Centro tại Khu Tây TP.HCM
- ·Sóc Trăng urged to become main gateway of Mekong Delta region
- ·Việt Nam ready to contribute to success of ASEAN
- ·Việt Nam, Cuba discuss strengthening defence cooperation
- ·Nước mắt người đàn ông nuôi con ung thư
- ·Việt Nam treasures ties with China: Deputy FM
- ·Việt Nam pledges to contribute more to UNESCO
- ·ASEAN continues commitment to maintaining nuclear
- ·Ngăn chặn tình trạng xả, đổ rác không đúng nơi quy định
- ·Việt Nam to contribute more to UN, int’l organisations: Deputy foreign minister
- ·Bộ Nội vụ: Tinh giản biên chế phải đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ
- ·Việt Nam urges nuclear non
- ·Vietnamese citizens advised to avoid non
- ·Việt Nam values strategic partnership with Australia: Party official
- ·Vợ mất, cụ ông một mình chăm mẹ già, con dại
- ·Prime Minister leaves for ASEAN
- ·Australian frigate visits Việt Nam
- ·$164 million from central budget reserve to fund projects countering erosion in Mekong Delta
- ·Vợ anh chưa bỏ nhưng lại ngỏ lời yêu em!
- ·Vietnamese citizens in Israel remain safe amid escalating conflict