会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của osasuna】Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?!

【thứ hạng của osasuna】Giá tôm tốt ngay đầu quý III, cá tra vẫn mịt mờ?

时间:2025-01-11 02:16:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:601次
Thúc đẩy xuất khẩu nông,átômtốtngayđầuquýIIIcátravẫnmịtmờthứ hạng của osasuna thủy sản hậu Covid-19: Ngành cá tra phục hồi hoàn toàn từ quý 3?
Xuất khẩu cá tra sang EU giảm gần 36%
“Đuối sức” xuất khẩu, cá tra kiếm tìm cơ hội tại nội địa?
3706 141210a6
Triển vọng xuất khẩu cá tra thời gian tới vẫn khá khó đoán định. Ảnh: Nguyễn Thanh

Thông tin mới nhất từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 3,56 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, chiếm 58,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nửa đầu năm nay, mặt hàng thủy sản có giá trị XK giảm sâu nhất là cá tra với mức giảm 31%; tiếp đến là cá ngừ và mực bạch tuộc đều giảm 20%; các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%; chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn gần 3%.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ (HORECA) ngưng trệ, tiêu thụ các loài thủy sản chính cho phân khúc này giảm khiến giá sản phẩm thủy sản giảm đồng loạt trên thị trường thế giới. Các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá tuyết, cá hồi, cá chẽm, cá rô phi, mực, bạch tuộc đều bị giảm giá, khiến cho doanh thu của các nhà xuất khẩu giảm.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin chi tiết về giá cả, theo số liệu mới nhất của Cục Nghề cá biển Hoa Kỳ (NMFS), giá trung bình của cá tra phile đông lạnh nhập khẩu trong tháng 4/2020 tại Mỹ là 2,86 USD/kg, giảm 0,48% so với tháng 3/2020 và thấp hơn 35,1% so với cùng năm 2019.

Giá bình quân nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 4/2020 đạt 8,49 USD/kg, giảm 0,46% so với tháng 3/2020 (8,8 USD/kg) và tăng 2,9% so với cùng tháng năm 2019. Giá tôm giảm mạnh ở hầu hết các khu vực sản xuất tôm chính trên thế giới.

Tại thị trường nội địa, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thuộc ĐBSCL trong tháng qua vẫn chững ở mức thấp, đạt quanh mức 18.000-18.200 đ/kg đối với cá tra loại I (700- 900g/con).

Các công ty lớn hầu như không bắt cá ngoài mà chủ yếu đang bắt trong hệ thống liên kết, các công ty nhỏ, đơn vị gia công bắt cá ngoài rất ít. Thị trường vẫn diễn biến chậm do tình hình xuất khẩu vẫn ảm đạm với lượng đặt hàng mới yếu, lượng tồn kho cao cùng với giá xuất khẩu thấp.

Với mặt hàng tôm, nguồn cung hạn chế đã hỗ trợ giá tôm sú nguyên liệu trong nước trong tháng 6, trong khi đó giá tôm thẻ chân trắng giảm do vào vào vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào.

Cụ thể, tại Bạc Liêu, tôm sú ướp đá cỡ 20, 30, 40 con/kg tăng 10.000 đ/kg lên lần lượt ở 210.000 đ/kg, 180.000 đ/kg và 140.000 đ/kg. Giá tôm thẻ chân trắng cỡ 60 con/kg giảm 5.000 đ/kg xuống còn 100.000 đ/kg, cỡ 70 con/kg giảm 5.000 đ/kg xuống 90.000 đ/kg, cỡ 100 con/kg chững giá ở mức 85.000 đ/kg.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đưa ra dự báo, nếu trong quý III, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại.

Liên quan tới triển vọng phục hồi ngành cá tra thời gian tới, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam chia sẻ, chủ trương các tỉnh là sốc lại ngành hàng để thúc đẩy tiêu thụ.

Tuy nhiên, điều này không thể gấp rút mà còn phụ thuộc tình hình Covid-19 ở các nước trên thế giới. Nếu theo tình hình khả quan, dịch bệnh ở từng nước có chiều hướng giảm, dự báo sẽ thúc đẩy xuất khẩu cá tra.

Trong khi đó, theo dự báo mới từ các doanh nghiệp, khả năng giá tôm sẽ được duy trì ở mức tốt ngay đầu quý III, sớm 1 tháng so với 2 năm gần đây.

Lý do là bởi, tồn kho các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản không nhiều. Ngoài ra, các cường quốc nuôi tôm như Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và thậm chí cả Thái Lan đều đang gặp khó khăn, nên theo dự đoán khả năng nguồn cung các nước này sẽ giảm ở mức từ 20% trở lên.

Vì vậy, dù nhu cầu có thể suy giảm nhưng mức giảm vẫn thấp hơn so với nguồn cung, khả năng giá tôm tiếp tục duy trì ở mức tốt cho người nuôi.

Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 6 đạt 145 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt 844 triệu USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019. Nguồn nhập khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm chủ yếu là từ Ấn Độ (chiếm tỷ trọng 13,6%), Nauy (12%), Nhật Bản (9%). So với cùng kỳ năm 2019, giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm từ Ấn Độ tăng 8,5%, Nhật Bản tăng 23,2%, trong khi nhập khẩu từ Nauy giảm 8,5%.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
  • Không đáp ứng điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt vẫn được hưởng thuế NK ưu đãi
  • Hải quan TP.HCM tiếp tục tìm đến doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc
  • Khen thưởng vụ phá chuyên án ma túy lớn tại Hải Phòng
  • Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
  • MU điêu đứng, Wan Bissaka dính chấn thương gân kheo nghỉ 2 tháng
  • Quốc hội thảo luận về công tác phòng chống tội phạm, tham nhũng
  • Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh chương trình “Mang Tết về nhà”
推荐内容
  • Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
  • Hiện đại hóa công tác quản lý kho bãi, địa điểm: Cần tính đến bối cảnh thực tế
  • Chứng khoán phái sinh: Ảnh hưởng từ thị trường cơ sở, các hợp đồng tiếp tục điều chỉnh
  • Chứng khoán hôm nay (10/5): Sức ép bán hiện hữu, nỗ lực lấy lại mốc 1.250 của VN
  • Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
  • Nhận định tuyển Việt Nam vs Palestine