【công an hà nội vs hà nội fc】Vụ nhân viên sân bay đánh khách TQ: Cục HK xử phạt chưa đúng luật
Xử phạt nhân viên an ninh sân bay gây bất bình trong dư luận
Như Chất lượng Việt Nam đã đưa tin,ụnhânviênsânbayđánhkháchTQCụcHKxửphạtchưađúngluậcông an hà nội vs hà nội fc tối 02/5/2016, tại khu vực cách ly ga đi quốc tế Cảng Hàng không quốc tế (CHKQT) Cam Ranh đã xảy ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự do chuyến bay bị delay (chậm) kéo dài vì nguyên nhân tắc nghẽn không lưu.
Ngày 05/5/2016, Cảng vụ hàng không miền Trung đã có báo cáo kết quả xác minh vụ việc, trong đó xác định là Nguyễn Văn Thái, sinh ngày 03/10/1986, là nhân viên an ninh soi chiếu của CHKQT Cam Ranh trong khi thi hành nhiệm vụ đã có hành vi đánh hành khách. Đây là hành vi vượt quá chức trách nhiệm vụ của nhân viên an ninh hàng không.
Trên cơ sở kết quả xác minh và biên bản vi phạm hành chính do đại diện Cảng vụ hàng không miền Trung tại CHKQT Cam Ranh lập, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Văn Thái với mức phạt là 10 triệu đồng theo quy định tại Điểm b, khoản 5, Điều 24, Nghị định 147 ngày 30/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Điểm e, khoản 1, Điều 10, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Tuy nhiên, dư luận không đồng tình với cách xử phạt này, một số người dân sau khi xem clip khách Trung Quốc náo loạn tại cảng HKQT Cam Ranh đã nhận xét: “Rõ ràng là khách làm náo loạn sân bay. Không thể đổ lỗi cho nhân viên an ninh được! Hơn nữa, chậm chuyến là do khách quan và lỗi xuất phát từ phía Hong Kong chứ không phải từ phía Việt Nam”.
LS Út: Rất tiếc là chưa thấy việc xử phạt nghiêm túc đối với hành khách trong trường hợp này.
Cụ thể, vào tối 2/5, chuyến bay mang số hiệu VN 462 cất cánh đi Hong Kong, lúc 17h55. Chuyến bay này sau đó đã không cất cánh đúng dự kiến, do kẹt không lưu tại Hong Kong. Sân bay Cam Ranh đã thông báo cho hành khách.
Đến 19h40, chuyến bay vẫn tiếp tục bị trì hoãn vì lý do tương tự nên đại diện hàng không Việt Nam tại sân bay Cam Ranh đã đưa toàn bộ hành khách vào nhà chờ, khiến nhiều người tỏ ra bức xúc.
Do phải chờ đợi lâu, một số du khách có thái độ không hợp tác đối với sự hướng dẫn của nhân viên tại sân bay. Còn du khách khác có những động thái la hét, nhảy lên ghế kích động thu hút đám đông, mất trật tự.
"Hành khách nam có ý định giật công cụ hỗ trợ của nhân viên an ninh nhưng bất thành. Người này sau đó đã bị an ninh sân bay khống chế, cách ly. Trong lúc hỗn loạn với bức xúc bộc phát, nam nhân viên an ninh soi chiếu đã đấm vào lưng của du khách Trung Quốc", đại diện của Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh cho biết.
Trao đổi với PV, Luật sư – cựu thẩm phán Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm Nghiêm (Đoàn Luật sư Tp. HCM lại cho rằng: Theo Điểm a, khoản 4, Điều 24 của Nghị định 147/2013, lẽ ra những người gây rối tại khu vực hạn chế của sân bay hàng không dân dụng, mỗi người có thể bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng, thậm chí, bị khởi tố hình sự về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” nếu hậu quả nghiêm trọng do làm ảnh hưởng an toàn cho chuyến bay, nếu hành vi gây rối này khiến chuyến bay bị đình trệ.
“Rất tiếc là chưa thấy việc xử phạt nghiêm túc đối với hành khách trong trường hợp này, cũng như chưa thấy đề cập đến thông qua kênh báo chí nên dư luận không đồng tình” – LS Út nói.
LS Út nhấn mạnh: Đối với nhân viên an ninh sân bay dân dụng, họ hoàn toàn được phép tham gia phát hiện, ngăn chặn đối với những hành vi gây rối của hành khách theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 36 Nghị định 81/2010.
“Rất tiếc là cơ quan quản lý đã xử phạt nhân viên an ninh của mình không đúng luật, lại thiếu tình nên tạo sự bất bình cho dư luận” – ông Út cho hay.
Không nên tạo hình ảnh xấu cho ngành hàng không VN
Trên thế giới, tại sân bay cũng như trên máy bay đã từng xảy ra nhiều vụ quấy rối, không ít hành khách có những hành động quá khích, bất bình thường, vượt ngoài tầm cho phép. Các cơ quan chức năng cũng như các hãng hàng không trên thế giới đã từng xử lý rất mạnh tay đối với nhiều hành khách “quái chiêu”.
Đơn cử như, vụ chuyến bay từ New York tới Seoul của Korean Air hôm 5/12/2014 bị buộc phải quay lại sân bay khi vừa khởi hành được vài phút, do cô Cho Hyun-Ah, con gái Chủ tịch Korean Air tức giận vì tiếp viên phục vụ nhầm hạt mắcca mà cô không yêu cầu, và phục vụ chúng trong túi thay vì trong bát.
Thậm chí, tiếp viên trưởng của chuyến bay trên còn khai: Đã bị cô Cho bắt quỳ và cầu xin tha thứ, cũng như bị đập vào đầu bằng một cuốn sách hướng dẫn dịch vụ.
Ngay sau đó, con gái vị chủ tịch hãng hàng không Korean Air này đã phải chịu án tù một năm. Tòa án cho rằng cô Cho đã ra lệnh đổi lộ trình của máy bay bất hợp pháp. Thẩm phán nói rằng cô đã coi chiếc máy bay “như thể đó là phi cơ riêng của mình" và nghi ngờ liệu có thật là những hạt mắcca đã được phục vụ sai cách hay không.
Giữa tháng 4 năm nay, Dailymail đưa tin một hành khách trên chuyến bay Air New Zealand B787 từ Auckland tới Thượng Hải đã gây náo loạn máy bay. Lý do chỉ là cô “quá đói” và không nhận được thức ăn như yêu cầu. Kết quả, hành khách quái chiêu này đã buộc phải rời khỏi máy bay nhằm đảm bảo an ninh.
Vụ lộn xộn, gây rối tại cảng Cam Ranh tối 2/5 vừa qua. Ảnh: Internet.
Trên thực tế, tại khu vực sân bay, không chỉ các hành khách - "thượng đế" mà kể cả nhân viên hàng không cũng đều phải thực hiện các quy tắc nhằm đảm bảo các quy định về an toàn an ninh, trật tự hàng không.
Tại Việt Nam, câu chuyện các hành khách gây rối tại cảng Cam Ranh khiến Luật sư – cựu thẩm phán Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm Nghiêm liên tưởng với câu chuyện hãng hàng không Quốc gia Việt Nam Airlines từ chối vận chuyển huấn luyện viên Lê Minh Khương vì hành vi gây rối vào năm 2011.
Hoặc mới đây, việc Cục Hàng không phạt ca sỹ Lệ Quyên 4 triệu đồng vì cho con "tè" vào túi nôn khi máy bay chuẩn bị hạ cánh đã khiến dư luận ồn ào phản ứng.
“Do đó, nếu áp dụng pháp luật thì các cơ quan chịu trách nhiệm về trật tự an toàn hàng không dân dụng cần xử lý các tình huống vi phạm một cách thấu tình đạt lý, không nên tạo hình ảnh xấu cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam bằng những cách xử lý mang tính tùy nghi” – Luật sư Út chia sẻ.
>> Vụ xe Mazda mới mua đã hỏng: Hãng lớn nên giữ nguyên quan điểm không bảo hành?
Dương Phương Ngọc
Vụ nữ PG mặc bikini: Siêu thị Trần Anh bị phạt 40 triệu đồng(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Mẹ chồng nàng dâu tập 326: Con dâu bác sĩ tâm sự mẹ chồng bắt ra ở riêng
- ·Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật còn thiếu giáo viên chuyên biệt
- ·Thực đơn mâm cơm gia đình cả tháng không trùng món nào của mẹ đảm Lâm Đồng
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Gặp người có duyên phá án trên nước bạn Lào
- ·350 tỷ đồng đầu tư mở rộng tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP.Tân An
- ·Tâm sự chuyện chồng vội ly hôn vì vợ ung thư và cái kết sau 10 năm
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Cuộc sống của cô dâu An Giang trong căn hộ triệu đô, ngắm trọn New York
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Tháng giáp Tết, chỉ số giá vẫn không đổi
- ·Tránh kéo dài tiến độ khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc
- ·Kon Tum: Tăng cường đấu tranh phòng, chống hàng lậu, hàng cấm dịp cuối năm
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·11 tháng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng đạt 715,55 tỷ USD
- ·Chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế cho công dân Việt Nam
- ·Con mang đĩa thịt gà đi đổ, mẹ nghẹn ngào tâm sự chuyện ông ngoại đau răng
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Việc tốt của cụ bà U90 ở Hà Nội nuôi đàn cá bảy màu