【hải phòng vs bình định】Xúc tiến các bước lập báo cáo tài chính nhà nước
Xây dựng khung pháp lý và tổ chức lại bộ máy
Nghị định số 25/2017/NĐ-CP (NĐ 25) của Chính phủ đã quy định cụ thể phạm vi cũng như nội dung,úctiếncácbướclậpbáocáotàichínhnhànướhải phòng vs bình định quyền và trách nhiệm lập BCTCNN; trách nhiệm cung cấp thông tin để lập BCTCNN. Đồng thời, NĐ 25 quy định BCTCNN đầu tiên được lập theo số liệu tài chính năm 2018. Như vậy, từ năm 2019 (sau khi kết thúc năm tài chính 2018), KBNN các cấp sẽ tiếp nhận thông tin tài chính năm 2018 do các đơn vị thuộc khu vực nhà nước cung cấp để tổng hợp và lập BCTCNN của năm 2018 và BCTCNN đầu tiên sẽ được lập, trình Quốc hội vào năm 2020.
Để thực hiện tốt NĐ 25, KBNN đã và đang hoàn thiện dự thảo thông tư để hướng dẫn các đơn vị lập BCTCNN và đơn vị cung cấp thông tin (Bộ Tài chính; KBNN; KBNN tỉnh; cơ quan quản lý thực hiện thu chi ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý tài sản, nguồn vốn nhà nước các cấp; các đối tượng cung cấp thông tin phục vụ lập BCTCNN khác.
Đại diện KBNN cho biết, việc lập BCTCNN là một nhiệm vụ phức tạp, mang nặng tính nghiệp vụ, có phạm vi, đối tượng đa dạng. Hơn nữa, BCTCNN đầu tiên thực hiện, nhưng lại được định hướng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kế toán công. Do đó, khi xây dựng thông tư hướng dẫn, KBNN đã định hướng sẽ quy định các nội dung cơ bản để đảm bảo tính khả thi và sau những năm đầu lập BCTCNN sẽ nghiên cứu để hoàn thiện thông tư. Còn trong thời gian này, KBNN sẽ tiếp tục tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm, tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Dự kiến thông tư này sẽ được trình Bộ Tài chính ban hành vào cuối năm 2017.
Ngoài ra, theo KBNN, triển khai thực hiện lập BCTCNN cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán KBNN ở cả trung ương và địa phương. Do đó, ngoài việc cơ cấu lại tổ chức, quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, KBNN đã thực hiện chuyển đổi Vụ Kế toán Nhà nước (KTNN) thành Cục KTNN, trong đó thành lập phòng Tổng hợp BCTCNN có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện tổng KTNN tại KBNN trung ương. Còn tại địa phương, KBNN cũng đã bổ sung nhiệm vụ tổng KTNN cho bộ phận kế toán địa phương.
Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục cải cách, đổi mới tổ chức bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, cũng như tập trung nhân lực cho nhiệm vụ triển khai thực hiện tổng KTNN tại địa phương, KBNN đang từng bước triển khai Đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi trong toàn hệ thống theo hướng chuyển chức năng, nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên của bộ phận kế toán địa phương cho phòng (hoặc bộ phận) kiểm soát chi thực hiện cùng với kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ
Dự kiến từ giữa năm 2018 sẽ tiến hành triển khai thí điểm việc lập BCTCNN. Các đối tượng được lựa chọn thí điểm gồm một số đơn vị dự toán cấp 1 ở cả trung ương và địa phương; một số cơ quan quản lý thu, chi NSNN, quản lý vốn, tài sản nhà nước; một số huyện, tỉnh lớn có nhiều đặc thù. Do đó, theo KBNN, để đảm bảo hiệu quả công tác lập BCTCNN thành công thì yếu tố con người là quan trọng nhất.
Là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc lập BCTCNN, KBNN đang rất chú trọng đến công tác đào tạo và tập huấn cho các cán bộ tham gia trực tiếp vào việc lập báo cáo này.
Theo KBNN, đối với người làm kế toán tại các đơn vị cấp dưới, cần đào tạo về nội dung các chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị mình như: Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ kế toán bảo hiểm xã hội..., và biểu mẫu cung cấp thông tin để gửi đơn vị dự toán cấp 1 tổng hợp.
Đối với người làm kế toán tại các đơn vị dự toán cấp 1 (trung ương, tỉnh, huyện) cần đào tạo tổng quan về NĐ 25 cũng như thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Đối với cán bộ kế toán và các bộ phận liên quan tại các cơ quan quản lý thu, chi NSNN; quản lý vốn, tài sản nhà nước các cấp cần đào tạo và tập huấn sâu vào các biểu mẫu báo cáo cung cấp thông tin áp dụng cho các đơn vị này để phục vụ lập báo cáo.
Riêng đối với các cán bộ kế toán tại các đơn vị KBNN, ngoài việc phải hiểu rõ các quy định tại NĐ 25, thông tư hướng dẫn cũng cần phải hiểu rõ các nội dung liên quan đến lập BCTCNN quy định tại Thông tư hướng dẫn hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp.
KBNN cho biết, các công việc đào tạo trên sẽ được thực hiện trước khi triển khai, kết hợp với đào tạo quy trình nghiệp vụ trên ứng dụng và tương ứng với yêu cầu, tiến độ hoàn thiện các văn bản pháp lý. Làm tốt các bước này sẽ là nền móng vững chắc cho việc lập BCTCNN thành công, giúp minh bạch nguồn vốn nhà nước.
Theo quy định tại NĐ 25, UBND tỉnh công khai BCTCNN tỉnh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày BCTCNN tỉnh được báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh. Bộ Tài chính công khai BCTCNN toàn quốc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày BCTCNN toàn quốc được báo cáo trước Quốc hội.
Vân Hà
(责任编辑:La liga)
- ·Hà Nội yêu cầu siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô
- ·Ông Emmanuel Macron tái đắc cử Tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam sẽ chặn đứng dịch bệnh COVID
- ·Iran khẳng định sẵn sàng hợp tác với IAEA về chương trình hạt nhân
- ·Chính phủ chỉ đạo bình ổn giá cả dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán năm 2023
- ·Tạm dừng tổ chức vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 23/3
- ·Quan chức Nga khẳng định đàm phán với Ukraine vẫn tiếp diễn
- ·Chính phủ Yemen cáo buộc lực lượng Houthi vi phạm lệnh ngừng bắn
- ·Công nghệ mật mã: Nền tảng bảo vệ an ninh và phát triển kinh tế số
- ·Bến Tre: Sầu riêng, cá tra điêu đứng vì hạn mặn
- ·Tập trung phát triển nền kinh tế carbon thấp nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
- ·Ngoại trưởng Nga công du Ai Cập, mở đầu chuyến công du châu Phi
- ·Kiểm điểm thực chất, khách quan, dân chủ
- ·Chính phủ kiên trì đề xuất đổi vai cơ quan giải trình, tiếp thu luật
- ·Chính phủ đặt mục tiêu GDP năm 2022 tăng 6
- ·Việt Nam ghi nhận 94 bệnh nhân Covid
- ·Xả súng tại thủ đô Na Uy khiến 2 người thiệt mạng
- ·Đẩy mạnh thu hút đầu tư ASEAN thông qua thuận lợi hóa thương mại
- ·Tàu đường sắt Cát Linh
- ·Liên minh châu Âu họp khẩn vì Covid