会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【cúp ffa úc】Bài 5: Chứng khoán: Kênh dẫn vốn chủ lực cho nền kinh tế!

【cúp ffa úc】Bài 5: Chứng khoán: Kênh dẫn vốn chủ lực cho nền kinh tế

时间:2024-12-23 10:26:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:515次

bai 5 chung khoan kenh dan von chu luc cho nen kinh te

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2016 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Vượt bão

Trong 15 năm qua,àiChứngkhoánKênhdẫnvốnchủlựcchonềnkinhtếcúp ffa úc tổng giá trị vốn huy động qua TTCK ước đạt 2 triệu tỷ đồng và thu hút khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Giá trị dư nợ trái phiếu hiện khoảng 22% GDP, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu vào khoảng 32% GDP. Đặc biệt, trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, quy mô huy động vốn qua TTCK đáp ứng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tương đương gần 60% so với cung tín dụng qua thị trường tiền tệ - tín dụng.

Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam cũng tạo dấu ấn trên thị trường huy động vốn quốc tế. Thành công của đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế với lợi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm vào tháng 11-2014. Đây là mức lợi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đến nay, lần lượt là 6,875%/năm và 6,755/năm đối với trái phiếu phát hành năm 2005 và 2010. Tổng trị giá đăng ký mua trái phiếu của Chính phủ từ 437 nhà đầu tư quốc tế là trên 10,6 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với lượng chào bán, trong đó có 17% nhà đầu tư ở châu Á, 28% nhà đầu tư ở châu Âu và 55% nhà đầu tư ở Mỹ.

Nhìn lại năm 2015, TTCK Việt Nam đã trải qua một năm với nhiều cung bậc vui buồn khi dòng vốn quốc tế rút ra khỏi thị trường các nước mới nổi rất mạnh, nhất là khi Mỹ tăng lãi suất, dòng vốn rút ra khỏi các thị trường mới nổi là 540 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Bằng, TTCK Việt Nam vẫn hoàn thành sứ mệnh- trở thành kênh thu hút dòng vốn ngắn hạn và dài hạn cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của biến động từ nền kinh tế thế giới trong một số giai đoạn (kinh tế và TTCK Trung Quốc, vấn đề tỷ giá, dịch chuyển dòng vốn quốc tế, giá dầu…), tuy nhiên tổng mức huy động vốn qua TTCK năm 2015 đạt gần 290 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa (bao gồm cả phát hành riêng lẻ) là 51 nghìn tỷ đồng (tăng 37% so với 2014), chiếm 28% tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội.

“Có được kết quả này là nhờ những cải thiện kinh tế vĩ mô và các giải pháp tái thúc đẩy sự phát triển TTCK, TTCK Việt Nam năm 2015 tương đối ổn định và được đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn gián tiếp so với các nước trong khu vực. Mặc dù TTCK nhiều nước trong khu vực giảm từ 12% đến 20% và xu hướng dòng vốn rút ra khỏi các nước mới nổi” - ông Vũ Bằng nói.

Còn theo ghi nhận của thành viên thị trường, thành công của TTCK là do sự nỗ lực hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy sự phát triển của thị trường, hỗ trợ đắc lực cho quá trình tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Điều này cũng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chỉ ra, Chính phủ đã kịp thời ban hành những văn bản rất quan trọng thúc đẩy thị trường như Nghị định 60/2015/NĐ-CP với nội dung hướng dẫn về tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hóa gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch, đấu giá cổ phần theo lô... Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, mở ra nền tảng pháp lý quan trọng để phát triển thị trường này.

Song song đó, Bộ Tài chính đã không ngừng quảng bá, xúc tiến đầu tư tại thị trường các nước tiềm năng như: Mỹ, Nhật Bản. Còn nhớ tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào TTCK Việt Nam diễn ra tại Nhật Bản tháng 4-2014 do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chủ trì đã được xem là cơ hội để Việt Nam giới thiệu, quảng bá chính sách thu hút đầu tư trên TTCK Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Bộ Tài chính đối thoại nhằm hoàn thiện hơn nữa môi trường chính sách cho đầu tư nước ngoài trên thị trường bao gồm khung chính sách và cơ hội tham gia vào quá trình tái cấu trúc kinh tế - cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội kết nối các đối tác thị trường trong và ngoài nước, cụ thể là các nhà đầu tư Nhật Bản.

Sang năm 2015, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp tục chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại New York, Hoa Kỳ. Tại Hội nghị, đã có rất nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ hào hứng trước chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo tỷ phú Mỹ Wibur L. Ross, người có tài sản trên 3 tỷ USD, xếp thứ 200 tại Mỹ và 600 trên toàn cầu, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư vào TTCK và doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.

Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách, UBCKNN, các Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cũng đạt được nhiều kết quả tốt, giúp cho thị trường vận hành theo hướng minh bạch hơn, chất lượng cao hơn, thanh khoản được duy trì ở mức khá, tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp, Chính phủ và là kênh đầu tư có hiệu quả của công chúng.

Lực đẩy

Nhìn lại năm 2015, Bộ Tài chính cho rằng bên cạnh nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường vốn, nhất là huy động thông qua phát hành TPCP, song thị trường vẫn tồn tại những hạn chế cần giải quyết trong thời gian tới như: Khối lượng huy động vốn trong nước tăng nhanh, vượt khả năng cung về vốn trung và dài hạn trên thị trường trong nước. Quy mô thị trường TPCP vẫn còn nhỏ, chỉ bằng 14% GDP và bằng 63% quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam (trong khi quy mô thị trường TPCP của các nước trong khu vực vào khoảng 40% - 70% GDP) nên khó có thể tiếp tục tăng quy mô huy động vốn trong nước trong các năm tới.

Mặt khác, theo Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng, năm 2016 còn rất nhiều khó khăn do đà phục hồi kinh tế thế giới vẫn còn chậm, nền kinh tế Mỹ có sự hồi phục nhưng sự sụt giảm của nền kinh tế Trung Quốc, cùng với vấn đề giá dầu sụt giảm khiến lo lắng về sự phục hồi kinh tế nói chung trong bối cảnh Mỹ có thể tiếp tục nới lãi suất vẫn còn lớn.

Vì vậy, để thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, UBCKNN sẽ tiếp tục thực hiện giải pháp nhằm nâng hạng TTCK Việt Nam từ nhóm các TTCK cận biên lên nhóm các TTCK đang phát triển trên bảng MSCI (chỉ số chứng khoán làm thước đo cho các TTCK trên toàn cầu); Xây dựng hệ thống các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí bổ sung, thiết lập tổ chức định mức tín nhiệm; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống cấp mã số online cho nhà đầu tư nước ngoài; Hoàn thiện cơ chế thuế áp dụng cho lĩnh vực chứng khoán theo thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích đầu tư lâu dài.

Bên cạnh đó, UBCKNN tiếp tục chủ động tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá doanh nghiệp niêm yết và TTCK Việt Nam đối với tổ chức trung gian tài chính và các nhà đầu tư lớn; Nghiên cứu, xây dựng hệ thống nhằm phục vụ cho việc triển khai đấu thầu và giao dịch trái phiếu các sản phẩm trái phiếu mới: Trái phiếu không trả lãi định kỳ; trái phiếu thả nổi lãi suất... để thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

“Tôi tin rằng với những cải cách mà Việt Nam đã và đang làm thì chúng ta có cơ hội biến những thách thức thành cơ hội để phát triển TTCK hơn nữa”- ông Vũ Bằng nhận định.

Năm 2015, bối cảnh thị trường tài chính - tiền tệ có nhiều khó khăn với sự biến động liên tục của thị trường ngoại hối cùng với ảnh hưởng của một số quy định trong cơ chế, chính sách điều hành nhưng Bộ Tài chính cùng với KBNN, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã kiên trì hoàn thiện khung khổ pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường, phát triển đa dạng các sản phẩm trên thị trường và từng bước mở rộng cơ sở nhà đầu tư. Nhờ đó, kết quả huy động trái phiếu năm 2015 đã tiến gần sát mức kế hoạch 250 nghìn tỷ đồng, góp phần tăng cường hiệu quả đối với công tác quản lý nợ nói chung và góp phần phát triển thị trường TPCP Việt Nam nói riêng.

Nhiệm vụ huy động vốn của Bộ Tài chính năm 2016 là 357 nghìn tỷ đồng gồm: Vay bù đắp bội chi NSNN là 254 nghìn tỷ đồng, bằng 4,95% GDP; phát hành trái phiếu cho đầu tư là 60 nghìn tỷ đồng; vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại 43 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, còn phải thực hiện huy động từ các nguồn vốn vay trong và ngoài nước để đảo các khoản nợ đến hạn năm 2016 do bố trí trong dự toán NSNN chưa đáp ứng được.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Đất của con nhưng lại nhường phần cho người ngoài thừa kế
  • Dấu ấn Cao su Lộc Ninh 45 năm xây dựng và phát triển
  • Nhân dân Đồng Phú giúp nhau hơn 17 tỷ đồng phát triển kinh tế
  • Bưởi da xanh vào vụ tết
  • Mẹ nghèo nuốt nước mắt xin được hiến thận cứu con
  • Tích cực chuẩn bị hội nghị xúc tiến đầu tư
  • Ngày làm việc thứ 9 Hội nghị Trung ương 8
  • Thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
推荐内容
  • Con ung thư, cha phụ hồ nức nở cầu xin trong vô vọng
  • Đến năm 2030, Bình Phước có 35 cụm công nghiệp
  • Dòng người viếng Đại tướng ngày một nối dài
  • Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng
  • Bị sa thải, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
  • Khẩn cấp bình tuyển giống tiêu