【đội hình man city gặp brentford】Mở đường cho phục hồi kinh tế
Hành khách trên chuyến bay thương mại đầu tiên từ TP.HCM ra Hà Nội sau thời gian giãn cách. Ảnh: Thảo Đạt |
Bắt đầu con đường phục hồi
Dù Ngân hàngThế giới (WB) vừa một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam trong năm nay xuống chỉ còn 2 - 2,ởđườngchophụchồikinhtếđội hình man city gặp brentford5%, và điều đó một lần nữa cho thấy những thách thức của nền kinh tế là không hề nhỏ, song quá trình hồi phục của nền kinh tế có lẽ đang bắt đầu.
Nền tảng của sự phục hồi đó chính là việc Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, với 4 cấp độ dịch, áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, áp dụng thống nhất cho cả nước.
Sau hai văn bản mang tính chất “cú hích” này, những chuyến bay thương mại nội địa đã bắt đầu tăng dần, các tuyến xe liên tỉnh bắt đầu được thực hiện và việc lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân đã trở nên thuận tiện hơn.
Hơn một lần, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định rằng, để cả nước quay lại trạng thái bình thường mới, góp phần ổn định dân sinh và phục hồi sản xuất, việc lưu thông và giao thông - vận tải phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc, không cát cứ, không chia cắt.
“Các nhà đầu tưđã có phản ứng rất tích cực với tốc độ tiêm vắc-xin khá nhanh của Việt Nam và việc Chính phủ mới ban hành nghị quyết mới về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, bà Carolyl Turk, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nói. Đồng thời, bà Carolyl Turk cũng bày tỏ sự tin tưởng vào quỹ đạo tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam.
Một điều chắc chắn, với trạng thái “bình thường mới” thực sự được thiết lập, sản xuất - kinh doanh sẽ từng bước quay lại nhịp độ ổn định, dù khó khăn vẫn còn rất lớn.
Theo thông tin được ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam chia sẻ mới đây, mặc dù tình hình năm nay khó khăn hơn, nhưng với sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ và chính quyền địa phương nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm của Samsung Việt Nam đã tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Chúng tôi đang kỳ vọng từ giờ đến cuối năm, nếu hoạt động sản xuất có thể duy trì ổn định như hiện tại, thì Công ty sẽ thuận lợi trong việc đạt mục tiêu xuất khẩu năm nay”, ông Choi Joo Ho nói.
Cũng cần phải nhắc lại, trong tháng 4 - tháng 5, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Bắc Giang và Bắc Ninh và sau này là ở TP.HCM, Samsung cũng gặp không ít khó khăn, bởi đó là các địa phương mà Samsung và các nhà cung cấp của mình “đóng đô”. Nỗ lực vượt qua Covid-19 của Samsung cho thấy, khi dịch được kiểm soát tốt hơn, chuỗi cung ứng được nối lại, thì hoạt động sản xuất - kinh doanh sẽ sớm ổn định trở lại.
“Để sản xuất không bị gián đoạn, cần tích cực thúc đẩy việc ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác sản xuất giữa các tỉnh có nhiều khu công nghiệp ở phía Bắc và phía Nam”, ông Choi Joo Ho bày tỏ quan điểm.
Ông Choi Joo Ho cũng cho biết, ở phía Bắc, 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Vĩnh Phúc đã nhất trí ký kết thỏa thuận hợp tác. Việc ký kết sẽ sớm diễn ra sau khi có thống nhất cuối cùng.
Nội dung chủ yếu của thỏa thuận này là đảm bảo hoạt động sản xuất không gián đoạn, đảm bảo việc di chuyển của mọi người và vận chuyển hàng hóa thuận lợi giữa 3 tỉnh giống như trong một tỉnh.
“Samsung và các công ty cung ứng hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của 3 tỉnh và hy vọng việc ký kết nhanh chóng được thực hiện. Ở phía Nam, chúng tôi cũng đề nghị Chính phủ và các địa phương quan tâm hỗ trợ để TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An ký kết thỏa thuận hợp tác với nội dung giống như khu vực phía Bắc”, ông Choi Joo Ho đề xuất.
Để nền kinh tế có thể phục hồi, ông Bùi Quang Tuấn (Viện Kinh tế Việt Nam) cũng đã nhắc đến rất nhiều giải pháp cần thực hiện, bao gồm cả ban hành gói hỗ trợ mới cho doanh nghiệp, tập trung cắt giảm chi phí logistics, chi phí vận chuyển, song đặc biệt nhấn mạnh việc cần thiết phải bảo toàn hoạt động của các khu công nghiệp.
“Cần coi các khu công nghiệp là thành trì cần được bảo vệ và duy trì sản xuất, ngăn chặn để đảm bảo dịch không xâm nhập và lây lan tại các khu công nghiệp và một vài trọng điểm kinh tế”, ông Bùi Quang Tuấn nói và nhấn mạnh, bảo vệ và duy trì sản xuất các khu công nghiệp là bảo vệ uy tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế về phục hồi chuỗi cung ứng để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Chuẩn bị cho những bước đi dài hơi
Hỗ trợ để duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất mới chỉ là bước đi đầu tiên của quá trình phục hồi kinh tế. Một chương trình tổng thể với quy mô đủ lớn để phục hồi và phát triển sản xuất đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo.
“Chương trình này sẽ tiếp cận cả về phía cung, phía cầu và các khâu kết nối, bao gồm các giải pháp về y tế, kinh tế, xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động sớm vượt qua khó khăn và phục hồi sau đại dịch”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Liên quan vấn đề này, khi ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ cũng đã một lần nữa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng, hoàn thiện chiến lược, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Vẫn đang trong quá trình thiết kế, lấy ý kiến để hoàn thiện, song thông tin cho biết, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, sẽ có những thảo luận đầu tiên liên quan đến nội dung này và cũng có thể, Quốc hội sẽ có những quyết sách nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi của nền kinh tế, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ, các gói hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Thông tin cho biết, Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII vừa qua cũng đã thống nhất việc sẽ xem xét điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ với liều lượng hợp lý để phục hồi kinh tế và vấn đề này sẽ được cụ thể hóa ngay tại kỳ họp tới đây của Quốc hội.
Xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi kinh tế, có thể nói, đã trở thành vấn đề sống còn đối với Việt Nam hiện nay. Khi thẩm tra báo cáo kinh tế của Chính phủ, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã nhấn mạnh việc Chính phủ phải khẩn trương xây dựng chương trình tái thiết, phục hồi nền kinh tế, có phân chia theo giai đoạn.
Trước đó, Tập đoàn Tư vấn BCG (Boston Consulting Group), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đề xuất lộ trình 3 giai đoạn thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế. Trong đó, giai đoạn đầu, ưu tiên phòng chống dịch Covid-19, kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô để hỗ trợ doanh nghiệp “trụ vững” qua thời kỳ khó khăn, đồng thời duy trì cải cách môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Giai đoạn II, nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu cho nền kinh tế, đồng thời tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp. Giai đoạn III (sau năm 2023), hướng tới củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn.
Đi kèm với từng giai đoạn sẽ là một loạt nhóm chính sách phù hợp. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. “Ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những động lực quan trọng và là nội lực của Việt Nam. Càng trong bối cảnh bất định, thì càng phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để tăng sức chống chịu cho nền kinh tế và khi dịch qua đi, chúng ta mới có thể nhanh chóng phục hồi, phát triển”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.
Ngoài vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, các vấn đề về thể chế, hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực - vừa là “điểm nghẽn”, vừa là đột phá chiến lược của Việt Nam, cũng được coi là những yếu tố căn bản nhất giúp kinh tế Việt Nam phục hồi.
Ở góc độ khác, khi công bố báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam cách đây ít ngày, WB cho rằng, để vận hành lại nền kinh tế, Việt Nam sẽ đối mặt với những rủi ro về thiếu hụt lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng, logistics… Đây là những vấn đề mà Việt Nam cần xử lý trong thời gian tới.
“Việt Nam nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và sử dụng các công cụ tài khóa khác nhau trong khả năng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi”, WB bày tỏ quan điểm và cho rằng, có thể giảm sự cứng nhắc về thủ tục trong chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển để hỗ trợ tổng cầu.
Bên cạnh đó, cần mở rộng hơn nữa việc hỗ trợ người lao động, cả nhóm chính thức lẫn phi chính thức, cũng như các hộ gia đình. Điều này sẽ giúp người lao động vượt qua khó khăn, sớm quay lại sản xuất bình thường.
“Cũng cần tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp để tái khởi động các hoạt động kinh doanh sau một thời kỳ dài đóng cửa, đặc biệt trong ngành dịch vụ du lịch, ăn uống và lưu trú”, các chuyên gia của WB khuyến nghị.
(1) Kiểm soát dịch bệnh Covid-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng. Đây là nhóm nhiệm vụ giải pháp quan trọng, cấp bách ngay từ đầu năm 2022 nhằm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh Covid-19”, tạo nền tảng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
(2) Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất; tiết kiệm chi thường xuyên.
(3) Hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền, hành chính các cấp.
(4) Phục hồi và phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng trong nước. Phát triển ngành du lịch hướng đến an toàn với dịch bệnh, thân thiện với môi trường; thúc đẩy tiêu dùng nội địa thông qua các chính sách bình ổn thị trường, xúc tiến thương mại và giảm thuế, phí ô tôtrong nước.
(5) Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên bằng các giải pháp về hỗ trợ tín dụng; tài chính; sản xuất; phát triển chuỗi cung ứng bền vững, nhất là các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
(6) Phục hồi, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI; khuyến khích đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tập trung đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng, nhất là hạ tầng giao thông và nông nghiệp, thủy lợi, dự kiến nguồn vốn đầu tư công trong 2 năm 2022-2023 khoảng 1,2 triệu tỷ đồng.
(7) Phát triển vùng, đô thị, tháo gỡ thể chế để phát triển các đô thị lớn của cả nước.
(8) Phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Gần 195.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động
- ·Thái Nguyên: Lũ dần rút, các đoàn cứu trợ tích cực tiếp cận những vùng bị cô lập
- ·Hình ảnh đầu tiên các lực lượng tìm kiếm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- ·Thiệt hại nặng nề do mưa lũ, Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
- ·Gala Giải bóng đá Kinh tế Môi trường lần thứ I
- ·Sẽ trình Quốc hội xem xét dự án đường sắt tốc độ cao Bắc
- ·Chủ tịch nước truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá Tăng Bá Hưng
- ·Quân đội, công an căng mình giúp người dân Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau bão
- ·Tháo gỡ “điểm nút” chi phí logistics
- ·Thiếu tá quân đội hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3
- ·Sẽ tạm dừng bay với hãng hàng không vi phạm quy định phòng chống dịch
- ·Đưa trẻ nhỏ, người già ở ven đê Hà Nội chạy lụt, nhiều người về quê tránh lũ
- ·Mất điện nhiều ngày, Giám đốc điện lực Hạ Long bị tạm đình chỉ chức vụ
- ·Lũ quét vùi lấp cả thôn ở Lào Cai: Nỗi đau tột cùng của người cha mất 3 con nhỏ
- ·Khai mạc Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2022
- ·Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra việc khắc phục hậu quả bão số 3 ở Lạng Sơn
- ·Bão số 3 tàn phá miền Bắc, ít nhất 9 người chết và hơn 3.200 ngôi nhà hư hỏng
- ·Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sự cố rò rỉ tại bể xả Trạm bơm Cống Bún
- ·Thủ tướng ban hành Công điện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháy
- ·Chủ tịch Quốc hội tưởng niệm tại Tượng đài Bác Hồ, Đài Liệt sĩ vô danh ở Nga