【soi kèo argentina vs】Người tiếp cận công nghệ nhanh nhất, mạnh mẽ nhất phải là doanh nghiệp
Đánh giá hội nghị rất có ý nghĩa, nhiều ý tưởng, đề xuất thiết thực, giá trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với VCCI trên cơ sở kết quả hội nghị soạn thảo, trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về phát triển bền vững.
Thủ tướng cũng cho rằng, từ tăng trưởng kinh tế cho đến phát triển kinh tế, rồi phát triển bền vững không đơn thuần chỉ là sự thay đổi tên gọi, mà ẩn sau đó là cả những nội hàm rất sâu sắc xuất phát từ quá trình thay đổi nhận thức. Nói khác đi, để đi đến được khái niệm phát triển bền vững là một quá trình dài thay đổi tư duy và hiểu biết của chúng ta về những gì được xem là mục đích và ý nghĩa thực sự của sự phát triển.
Tăng trưởng kinh tế, như cách hiểu truyền thống, chỉ sự gia tăng thu nhập quốc dân trên đầu người. Tuy nhiên, thước đo về tăng trưởng kinh tế từ lâu đã bị phê phán là có nhiều hạn chế. Chẳng hạn có những nước mức thu nhập bình quân đầu người như nhau, nhưng chất lượng sống của người dân những nước này rất khác nhau. Nhiều nước đạt được mức tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người khá cao, nhưng không phải nhóm người nào trong xã hội cũng được hưởng lợi thành quả từ tăng trưởng.
Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa các nhóm người và giữa các vùng miền, là mầm mống của sự bất mãn và căng thẳng xã hội. Tình trạng nhiều trẻ em không được học hành và suy dinh dưỡng, tình trạng phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc… tương phản hoàn toàn với chỉ báo tăng trưởng kinh tế.
Để khắc phục nhược điểm của thước đo tăng trưởng kinh tế, thì nay chúng ta bổ sung thêm khái niệm phát triển kinh tế, tiếp theo là phát triển bền vững. Năm 2015, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thay thế “8 Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ bằng 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) với 168 chỉ tiêu cụ thể. Từ đó, các quan điểm về phát triển bền vững bắt đầu được mở rộng ra và mang tính bao trùm lớn hơn, phản ánh khát vọng chung của toàn nhân loại là được sống trong hoà bình, phát triển xanh, môi trường sống trong sạch, bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, không còn chiến tranh và đói nghèo. Đó cũng chính là khát vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Xuyên suốt hơn 30 năm qua, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam luôn được xây dựng dựa trên 3 trụ cột gồm bền vững kinh tế, bền vững xã hội, và bền vững môi trường”, Thủ tướng khẳng định.
Ngoài phát triển kinh tế và phát triển xã hội, từ lâu Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Thời gian qua Việt Nam cũng đã xử lý nghiêm khắc các sự cố gây ô nhiễm môi trường; thực hiện tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi các ngành kinh tế thâm dụng tài nguyên, tiềm ẩn các nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường lớn sang các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, thâm dụng công nghệ.
Đến nay, Việt Nam vẫn luôn nhất quán với chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới yêu cầu cao trong phát triển bền vững. Việt Nam tự tin sẽ đạt được và thậm chí hoàn thành trước nhiều SDG của Liên Hợp Quốc trước năm 2030.
Đồng thời, Thủ tướng cũng khẳng định, phát triển bền vững là mục tiêu bao trùm không chỉ là nhiệm vụ của một bộ, ngành, một lĩnh vực, không chỉ là vấn đề kinh tế, chất lượng tăng trưởng, mà bao gồm cả vấn đề xã hội, môi trường, văn hóa, con người, cần thống nhất cả trong nhận thức và hành động của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội. Phát triển bền vững là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi cá nhân. Tôi đề nghị chúng ta cùng chung tay thực hiện tốt tất cả các mục tiêu này.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, minh bạch, giảm cả chi phí tài chính và thời gian, hướng tới mức trung bình của ASEAN-4, làm nền tảng hướng tới chuẩn mực của OECD.
Bên cạnh đó, cải cách thể chế kinh tế, giải phóng sức sản xuất, tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân phát huy hết khả năng của mình, chung tay xây dựng xã hội thịnh vượng, bền vững. Điểm mấu chốt của nhiệm vụ này là nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là một trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ.
Trong đó, đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt của phát triển bền vững. Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, hoàn thiện thể chế chính sách để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Cam kết bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản và ý tưởng sáng tạo. Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm vun đắp, khuyến khích và hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, học sinh sinh viên, thanh niên nông thôn.
“Tiếp tục phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nhất là VCCI trong việc phát hiện các rào cản về thể chế pháp luật, nhất là điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính. Đặc biệt tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Chúng ta đều nhận thức, Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể làm thay đổi sâu sắc cấu trúc nền kinh tế, có thể mang lại cơ hội vô cùng to lớn cho phát triển. Đây không phải là nhiệm vụ của riêng ngành khoa học công nghệ mà các bộ, ngành, địa phương đều phải chủ động nhận diện, tiếp cận, khai thác hiệu quả cơ hội này. Đặc biệt người tiếp cận công nghệ nhanh nhất, mạnh mẽ nhất phải là doanh nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh.
(责任编辑:La liga)
- ·TP.HCM: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi còn thấp
- ·Giải vô địch trẻ judo quốc gia diễn ra tại Hậu Giang vào tháng 8
- ·Tỉnh Đồng Tháp: Bắt giữ đối tượng vận chuyển gần 2.000 gói thuốc lá điếu nhập lậu
- ·Nâng mức giảm trừ gia cảnh sẽ giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế
- ·Xử phạt doanh nghiệp vi phạm các quy định về môi trường gần 1 tỉ đồng
- ·Hậu Giang phấn đấu đạt hạng 50/65 đoàn tham dự tại Đại hội Thể thao toàn quốc
- ·Sơn La: Xử phạt 30 triệu đồng cửa hàng xăng dầu tự điều chỉnh giá bán lẻ
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Đã rà soát, bãi bỏ trên 340 khoản phí, lệ phí
- ·Hà Nội sẽ đánh giá, phân hạng trên 540 sản phẩm đăng ký tham gia OCOP
- ·Hai môn thể thao có thể “săn vàng”
- ·Người tiêu dùng tại Việt Nam mua 14 tấn vàng trong Quý 2/2022
- ·Đội bóng rổ Xổ số kiến thiết Hậu Giang lên ngôi vô địch giải quốc gia
- ·Tín hiệu tích cực của thể thao Hậu Giang
- ·Quyết toán ngân sách 2012: Bội chi trong hạn mức, nợ công ở ngưỡng an toàn
- ·Mỹ tung gói cứu trợ 349 tỷ USD 'giải cứu' doanh nghiệp nhỏ ảnh bị ảnh hưởng bởi Covid
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 29 phát hành ngày 8/3/2020
- ·Thu đúng, thu đủ là đòn bẩy phát triển kinh tế
- ·7 việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở
- ·Ca nhiễm Covid
- ·Các dự án giao thông trọng điểm vẫn thi công trong dịp lễ 30/4