【kết quả seoul】Tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc
Cùng với việc phát triển kinh tế, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn chú trọng xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh ở cộng đồng dân cư, trở thành nhân tố tích cực trong phát triển địa phương.
- "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng"
- Xây dựng gia đình văn hoá, nâng cao đời sống
Cùng phấn đấu công tác tốt
Được sự giới thiệu của Hội LHPN huyện Trần Văn Thời về gia đình dân tộc Khmer tiêu biểu, chúng tôi được gặp gỡ gia đình chị Lý Hoà Ly, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Danh Thị Tươi, xã Khánh Bình Tây.
Ấn tượng đầu tiên khi gặp chị Ly là sự hoạt bát, thân thiện và hình ảnh người phụ nữ chịu khó. Chị Ly tốt nghiệp Sư phạm Toán (Trường Đại học Cần Thơ), năm 2010 trở về quê nhà cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp trồng người đến nay.
Cô giáo Lý Hoà Ly áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Bên cạnh giảng dạy, cô giáo Ly còn kiêm Tổ trưởng Tổ quản lý học sinh nội trú và Tổng phụ trách Đội. Ở mỗi cương vị, cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, cô được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen với thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa và vùng kinh tế khó khăn.
Cô giáo Ly cùng học sinh thực hiện mô hình "Ngôi nhà xanh" thu gom rác thải nhựa gây quỹ hoạt động Đội và giúp đỡ học sinh khó khăn.
Chồng chị Ly là anh Phạm Văn Bách, cũng là dân tộc Khmer, hiện giữ chức vụ Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Khánh Hưng. Anh Bách luôn gương mẫu, tận tâm trong công việc, triển khai các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận hướng về khu dân cư, tạo sức lan toả mạnh mẽ. Nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, được Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, góp phần đưa xã Khánh Hưng đạt chuẩn nông thôn mới.
Ở trường, chị Ly là giáo viên năng động và có những sáng kiến, ý tưởng hay trong thực hiện nhiệm vụ. Về với gia đình, chị là người vợ chu toàn, người mẹ tâm lý, luôn cổ vũ, động viên tinh thần chồng, con. Gia đình anh chị có hai con, hiện học lớp 7 và lớp 4. Cả hai cháu đều ngoan ngoãn và là học sinh giỏi nhiều năm.
Cô giáo Lý Hoà Ly quan tâm giáo dục nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.
Gia đình chị Ly đông anh em, hoàn cảnh nghèo khó, để có được tấm bằng đại học, chị Ly phải không ngừng nỗ lực vươn lên bằng quyết tâm và ý chí. Chị vừa đi học vừa đi làm để có tiền trang trải cuộc sống.
Chị Ly tâm tình: “Từ bản thân mình, tôi nhận ra rằng bất cứ việc gì để có được kết quả tốt đẹp phải có quá trình dày công. Trong gia đình cũng thế, để “giữ lửa” hạnh phúc, mỗi người cần nỗ lực vun vén, chăm lo tổ ấm. Tôi và chồng luôn động viên nhau cùng phấn đấu công tác, làm tấm gương cho các con noi theo, xây dựng tương lai tươi sáng, góp phần phát triển quê hương”.
Đồng vợ, đồng chồng
Nhìn cơ ngơi của gia đình anh Thạch Thái Quân, chị Lý Thị Út ở Ấp 8, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, ít ai nghĩ rằng trước đây họ từng phải làm mướn khắp nơi. Có điều, tuy khó khăn nhưng anh chị luôn động viên nhau cùng cố gắng vượt qua, vừa làm vừa tiết kiệm, chăm chút gia đình và lo hai con học hành chu đáo.
Xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình anh Thạch Thái Quân trở thành tấm gương sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số học hỏi, noi theo. (Trong ảnh: Anh Thái Quân dạy con biết yêu lao động).
Việc xây dựng mái ấm hạnh phúc là sức mạnh tinh thần giúp vợ chồng anh Quân - chị Út vươn lên trở thành hộ khá giả và tấm gương để đồng bào DTTS noi theo. Khi anh Quân ra đồng thì chị Út ở nhà chăm sóc vườn rau, ao cá; xong việc, anh chị cùng nhau nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
“Tôi nghĩ, việc xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình thật ra không khó. Vợ chồng nào cũng có lúc cơm không lành, canh không ngọt, nên mỗi người phải biết bớt lời, nhịn nhường nhau cho qua cơn nóng giận, chứ càng cự cãi càng gây thêm mâu thuẫn”, chị Út bộc bạch.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động của các đoàn thể, ngày càng nhiều gia đình người dân tộc thiểu số tiêu biểu trên các lĩnh vực, luôn tiên phong trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển sản xuất, giữ gìn văn hoá truyền thống.
Chị Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Với nhiều hoạt động thiết thực, các câu lạc bộ, mô hình, tổ, nhóm về phòng, chống bạo lực gia đình, gia đình hạnh phúc, địa chỉ tin cậy..., hội phụ nữ đã và đang góp phần thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”.
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Trong những câu chuyện thắp lửa hạnh phúc các gia đình chia sẻ rằng, điều quan trọng là sống bình đẳng, biết sẻ chia và tôn trọng lẫn nhau. Qua đó góp phần nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, tạo môi trường văn hoá lành mạnh ở cộng đồng dân cư./.
Mộng Thường
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đổi mới sáng tạo
- ·Đề xuất giá điện sinh hoạt mới, mức cao nhất 3.457 đồng/kWh
- ·Quốc hội bầu, phê chuẩn nhân sự Bộ trưởng, trưởng ngành trong kỳ họp tới
- ·Infographic: Tiểu sử tân Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh
- ·Giá heo hơi hôm nay 8/4/2023: Thấp thỏm cuối tuần
- ·Triệt phá đường dây cá độ bóng đá
- ·Không có viên chức tên Nguyễn Hoàng Long
- ·Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ tại Đắk Lắk
- ·Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025
- ·Lể lưng có trị hết mắt mờ ?
- ·Bộ KH&ĐT kiến nghị Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) theo hình thức thay thế toàn bộ Luậ
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nga
- ·Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo, khiển trách từ chức
- ·Xuất khẩu mặt hàng rau quả: Nhiều tín hiệu khả quan trong quý 2
- ·Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- ·Tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển
- ·Tự lực, tự cường phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng
- ·Bật mí kinh nghiệm săn vé máy bay du lịch tết 2023
- ·35 năm UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Di sản Bác để lại vượt thời đại